3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản trị, điều hành
3.2.1. Bổ sung những quy định về điều kiện, tiêu chuẩn cho các chức
đoạn pháp triển của nền kinh tế. Vì vậy việc xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị, điều hành NHTMCP phải được xác định là một quá trình liên tục, với những bước đi và giải pháp phù hợp. Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị, điều hành NHTMCP một mặt nhằm khác phục kịp thời những khó khăn cho việc tổ chức, vận hành NHTMCP, mặt khác phải hướng tới việc tạo dựng một hành lang pháp lý đầy đủ và phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển ổn định lâu dài của loại hình NHTMCP. Với cách tiếp cận như vậy, từ những cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, chúng tôi cho rằng việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị, điều hành NHTMCP cần được thực hiện theo những định hướng sau đây.
3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản trị, điều hành NHTMCP ở Việt Nam NHTMCP ở Việt Nam
Xuất phát từ những định hướng nêu trên, đồng thời với mục tiêu khắc phục những bất cập, hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành về quản trị điều hành NHTMCP thì việc đưa ra những giải pháp nhằm tháo gỡ khúc mắc trong vấn đề này ở Việt Nam hiện nay là cần thiết.
3.2.1. Bổ sung những quy định về điều kiện, tiêu chuẩn cho các chức danh quản trị, điều hành quản trị, điều hành
Những điều kiện, tiêu chuẩn đối với thành viên HĐQT, thành viên BKS, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) mang tính định tính như hiện nay cần phải được thay thế bằng những tiêu chuẩn được cụ thể hóa. Chủ thể quản trị, điều hành NHTMCP là những người xác định các mục tiêu phát triển của NHTMCP và đưa ra được những chính sách
để cụ thể hóa mục tiêu đã đề ra. Điều đó đòi hỏi chủ thể quản trị, điều hành phải có chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, phải am hiểu pháp luật và có năng lực tổ chức, quản lý. Những yêu cầu này phải được tiêu chuẩn hóa bằng các văn bằng, chứng chỉ, kinh nghiệm làm việc thực tế và kết quả của những công việc trước đây. Những tiêu chuẩn về bằng cấp, kinh nghiệm làm việc cụ thể cho các chức danh quản lý, điều hành (có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật; có một thời gian nhất định làm việc trực tiếp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính… tùy theo từng chức danh) nhằm đảm bảo năng lực chuyên môn quản trị, điều hành loại doanh nghiệp đặc biệt là NHTMCP.
Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp là cần thiết nhưng yêu cầu này cũng phải được cụ thể hóa theo những điều kiện cụ thể. Đạo đức nghề nghiệp ở đây nên hiểu là trách nhiệm của người quản trị, điều hành thực hiện các nghĩa vụ với NHTMCP, đảm bảo đặt lợi ích của ngân hàng lên hàng đầu.
Những quy định rõ ràng về trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể quản trị, điều hành NHTMCP đảm bảo các chủ thể quản trị, điều hành không được tư lợi mà phải thực hiện các quyết định vì lợi ích của ngân hàng. Đây cũng là cơ sở để các NHTMCP ràng buộc trách nhiệm cho những người quản lý, điều hành ngân hàng.
Bên cạnh những điều kiện về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, cần phải có quy định để đảm bảo các chủ thể quản trị, điều hành của NHTMCP có sự độc lập nhất định với nhau, đảm bảo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó là những quy định về người liên quan với các chủ thể quản trị, điều hành NHTMCP như vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột.
Bên cạnh đó, cần phải quy định rõ ràng hơn điều kiện, tiêu chuẩn cũng như cách thức bố trí thành viên BKS cũng như thành viên HĐQT độc lập nhằm tránh sự thao túng hoặc những mối liên hệ không minh bạch giữa thành viên BKS,
thành viên HĐQT độc lập với những người khác trong ban quản trị và ban điều hành NHTMCP. Mặt khác, cần có những quy định chặt chẽ hơn nữa về chức trách, nhiệm vụ của BKS và thành viên HĐQT độc lập cũng như những chế tài
đặt ra khi những cơ quan này không hoàn thành chức trách nhiệm vụ của mình.