Sự phân bố công điền, công thổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp châu hàm yên (tuyên quang) nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 54 - 55)

ĐVT: m.s.th.t.p (Mẫu, sào, thước, tấc, phân)

STT Tên tổng Tên Tổng diện tích ruộng đất (m.s.th.t.p) Công điền Công thổ Tỷ Lệ (%) 1 Trung Môn Ỷ La 204.9.12.5 0.2.0.0 0.9.0.0 0,53

(Nguồn theo thống kê 23 đơn vị địa bạ có niên hiệu Minh Mệnh 21 (1840))

Các loại đất công điền công thổ chỉ chiếm một phần nhỏ bé (0,53%), cả huyện Hàm Yên chỉ có duy nhất xã Ỷ La tổng Trung Môn là có công điền, công thổ bởi huyện lị đóng ở đây. Tất cả các ruộng đất này đều là ruộng màu mỡ nhất. Trên địa bàn huyện Hàm Yên ruộng đất công được giao cho bản xã cùng canh tác, khi thu hoạch hoa lợi sẽ đưa về kho của nhà nước. Đây là sự khẳng định vai trò và quyền lực của nhà nước phong kiến ràng buộc người nông dân bằng ruộng đất. Khi mới lên ngôi Gia ong cũng muốn thực hiện chính sách quân điền giống thời ê Sơ nhưng không hiệu quả bởi tổng số diện tích đất công lúc này còn lại không quá 20% và đặc biệt với các địa phương miền núi phía bắc đất đai lại càng khô cằn và khan hiếm cụ thể là toàn Huyện Hàm Yên lúc này chỉ có 1 mẫu 1 sào trên tổng số diện tích đất đai lúc này là 1454 mẫu 6 sào.

Điều này cũng chứng tỏ khả năng quản lý của triều đình phong kiến lúc này đối với Hàm Yên nói riêng và khu vực miền núi phía bắc nói chung là khá lỏng lẻo. Một trong những quyên nhân khách quan là do các cuộc khởi nghĩa nông dân liên tục nổ ra, sự chống đối của các tướng lĩnh Tây Sơn khi Gia ong mới lên ngôi và cuộc khởi nghĩa do Nông Văn Vân lãnh đạo (1833 - 1835) dưới thời Minh Mệnh.

- Quy mô sở hữu ruộng đất theo nhóm họ

Khi nghiên cứu về ruộng đất nông thôn Việt Nam nói chung và làng, bản miền núi nói riêng, vấn đề dòng họ thân tộc là một trong những trọng tâm được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.

Như đã trình bày, sở hữu tư điền và tư thổ được phân thành phần riêng trong địa bạ, vì vậy, để phân tích về quy mô sở hữu ruộng đất của các dòng họ trong phần này sẽ được thống kê mức độ sở hữu tư điền của từng họ. Trong địa bạ huyện Hàm Yên, từ những số liệu riêng lẻ về sở hữu ruộng đất tư của từng chủ sở hữu, chúng tôi đã tập hợp lại thành sở hữu của các dòng họ trong huyện. Số lượng nhóm họ trong sở hữu ruộng đất ở Hàm Yên gồm 18 họ, so với các huyện ở các tỉnh lân cận cùng thời điểm Minh Mệnh 21 (1840) là khá khiêm tốn so với 37 họ ở Ngân Sơn và 27 ở Chợ Đồn [58,Tr. 40], Đại Từ (Thái Nguyên) là 22 [60, Tr 67]. Sở dĩ như vậy vì ở đây đa phần là các dân tộc thiểu số như: Thổ (Tày), Mán (Dao), Cao Lan... ngoài ra còn có dân ngụ cư người Thanh, Nùng, sống gắn bó từ lâu đời qua nhiều thời kì lịch sử nhưng số lượng rất ít tổng cộng chỉ có 181 người.“Chỉ có hai huyện Hàm Yên và Thu Châu là có người kinh ở xen với người Thổ (Tày)” [22, Tr.853]. Tuy có người Kinh sinh sống xen với người bản địa nhưng số lương chưa lớn, người Kinh lên đây sinh sống theo con đường mua bán và do các cuộc giao tranh diễn ra từ cuối đời ê sơ…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp châu hàm yên (tuyên quang) nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)