Thống kê số chủ có nhiều ruộng nhất và ít ruộng nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp châu hàm yên (tuyên quang) nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 62)

ĐVT: m.s.th.t.p (Mẫu, sào, thước, tấc phân)

STT Tên làng xã Ngƣời có nhiều ruộng nhất Ngƣời có ít ruộng nhất

Tên tổng Tên xã Họ và tên Ch c vụ Diện tích Họ và tên Ch c vụ Diện tích

1

Hùng Dị

Tú ĩnh

2 Hùng Dị

3 Tú Chung Nguyễn Bô Vi 5.0.0.0 Hà Ngọc Xuyên 4.3.0.0

4

Bình Ca

Thiên Đông Ma Đình Xuyên dịch mục 0.5.0.0 Nguyễn Văn Đạt trưởng 0.3.0.0

5 Đạo Viện

6 Tình Húc Trương Văn Giang 2.6.0.0 Nguyễn An 0.4.0.0

7

Phạ Túc

Bình Thọ Bùi Xuân Quyết 7.6.0.0 Chu Đình Thuyên trưởng 0.8.1.0

8 An Đình

9 Phạ Túc

10

Đồng Yên

Vũ Cốc Nguyễn Đình Thế l trưởng 2.0.0.0 ương Thập Tập 1.2.0.0

11 Tín Vũ âm Đình Thức 12.0.0.0 Chu Đình Thống 8.0.0.0

12

Đông Sơn Nguyễn Văn Hoan 5.2.0.0 Đào Văn Nhân,

ương Đình Thành

trưởng 2.0.0.0

2.0.0.0

13 Gia Cốc Hà Văn Phù 8.0.0.0 Hà Văn Mịch 5.0.0.0

14 Linh Cốc Tạ Đình Niên 4.0.0.0 Nguyễn Công Quách 3.0.0.0

15 Yên ĩnh 16

Yên ũng

Vĩnh Khoái Hà Văn Kim 3.0.0.0 Hà Văn Hòa 1.0.0.0

17 Trí Thủy Ma Kim Tưởng dich mục 12.0.0.0 Nguyễn Văn Tây 1.0.0.0

18 Thọ Sơn

19 Trung Môn Ỷ La Nguyễn Văn Hoàn 10.7.0.0 Nguyễn Văn Sâm 2.0.0.0

20 Lang Quán Lang Quán

21 Hoằng Nghi

(Nguồn theo thống kê 23 đơn vị địa bạ có niên hiệu Minh Mệnh 21 (1840)

Qua bảng thống kê số liệu trên ta có thể thấy quy mô sở hữu ruộng đất lớn ở Hàm Yên không nhiều như các địa phương khác, chủ ruộng có diện tích lớn nhất là Ma Kim Tưởng là 12.0.0.0. Không có lớp chủ sở hữu trên 20 mẫu, trong khi đó các địa phương khác ở Cao Bằng như Ngân Sơn, Chợ Đồn hay ở Đại từ, Phú ương của Tỉnh Thái Nguyên lớp chủ sở hữu trên 20 mẫu không hiếm.

Trong số những người sở hữu lớn về ruộng đất ở Hàm Yên có sự góp mặt của tầng lớp chức dịch với tỷ lệ 3/12 chủ. Điều này chứng minh rằng tầng lớp chức dịch không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị mà còn có thế lực lớn về kinh tế, chi phối mọi mặt của đời sống xã hội.

Trong số những người sở hữu lớn về ruộng đất ở các xã ta thấy số chủ thuộc các dòng họ lớn như Nguyễn, Ma, Hà chiếm số lượng 3/12 người điều này thể hiện ruộng đất tư hữu được tập trung trong tay các dòng họ lớn.

Trong số những người sở hữu lớn về ruộng đất, hoàn toàn không có phụ nữ. Phụ nữ cũng không thể có mặt trong tầng lớp chức dịch, vai trò của phụ nữ ở Hàm Yên đối với đời sống kinh tế xã hội hoàn toàn mờ nhạt ở do ảnh hưởng của chế độ Quằng.

2.2. Các mối quan hệ xung quanh vấn đề ruộng đất ở châu Hàm Yên nửa đầu thế kỷ XIX thế kỷ XIX

2.2.1. Mối quan hệ giữa làng xã và nhà nước

Đối với các triều đại phong kiến nói chung và nhà Nguyễn nói riêng khi mà kinh tế nông nghiệp được coi là nền kinh tế cơ bản của nhà nước, và làng xã chính là những đơn vị hành chính cơ bản. Mối quan hệ giữa nhà nước và làng xã thực chất là mối quan hệ thông qua vấn đề ruộng đất, tô thuế là nguồn thu nhập chính của nhà nước và cũng là nguồn cung cấp chính cho các quan lại, thần dân có nghĩa vụ nộp tô thuế cho nhà vua. Tuy nhiên vào thời kỳ nửa đầu thế kỷ XIX khi nhà Nguyễn thành lập, vua Gia ong cũng muốn thực hiện chính sách quân điền giống như thời ê Sơ nhưng ruộng đất công không còn mấy chỉ còn lại khoảng 20%, tình hình bao chiếm ruộng đất của địa chủ, cường hào diễn ra phổ biến diện tích đất đai canh tác lúc này chủ yếu là ruộng tư ruộng đất công ở Hàm Yên lúc này chỉ có 1 mẫu 1 sào.

+ Tư điền được mua bán, cầm cố và truyền cho con cháu; khi cần trưng dụng tư điền, nhà nước có bồi thường. Về nguyên tắc, tư điền bỏ hoang bị nhà nước sung công.

+ Công điền được giao cho làng xã phân cấp, không được mua bán, khi cần thiết, nhà nước có thể sử dụng ruộng đất công làng xã (có bồi thường hoặc miễn thuế). Ngoài ra, còn có một số loại ruộng đất khác cũng thuộc diện công điền (Trợ sưu điền, học điền…) nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ [32, Tr.60-61].

Các chính sách quản lý và thu thuế của triều đình khẳng định quyền lực và quyền làm chủ trực tiếp của mình đối với làng xã. Các làng xã và các xã dân sau khi nhận ruộng đất của nhà nước về để canh tác nông nghiệp thì phải thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước phong kiến như binh dịch và lao dịch. Tuy nhiên không phải lúc nào điều này cũng thực hiện được do tính tự trị của làng xã, các làng xã quản lý ruộng đất của mình với nhiều hình thức khác nhau, hiện tượng sở hữu kép, chiếm công vi tư đã có từ rất lâu

Trong cuốn Tìm hiểu chế độ ruộng đất ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX . Tác giả Vũ Huy Phúc đã nêu rõ:

“Phàm xã dân có công điền công thổ đều không được mua bán riêng, làm trái có tội.Ai mua nhầm thì mất tiền. Nếu nhân có việc mà cho người mướn để chi dung việc công trong xã thôn thì chỉ hạn trọng 3 năm, quá hạn thì xử tội nặng” [46, Tr.147].

Nhà nước thừa nhận lãng xã có quyền đem ruộng đất công cho thuê trong một thời hạn nhất định; “Từ nay, phàm ruộng đất công các xã thôn, theo đúng lệ quy định, không được bán dứt, cầm cố. Nếu xã thôn nào có việc chung khẩn trọng phải đem cầm cố hay cho thuê lấy tiền tiêu dùng thì lý dịch xã ấy báo khắp hương mục cho đến dân chúng trong xã, hội họp tính rõ như quả thuận tình đợ cố mới được cho người thuê cấy, nhưng không được quá hạn 3 năm…”[46, Tr.149].

Tuy nhiên trên thực tế quy định của nhà nước không có tác dụng bao nhiêu, chính sách trên là cớ để cho cường hào tha hồ mà cầm cố ruộng đất công làng xã một cách hợp pháp “Chúng công nhiên không sợ hãi, tự hung trưởng với nhau… Những nơi có ruộng đất công, thường mượn việc cầm mượn để làm béo bở cho mình…thậm chí ẩn lậu đinh điền hàng nghìn mẫu mà không nộp thuế…” [46, Tr.150].

Trong làng xã, quyền lực thực sự nằm trong tay tầng lớp hào lý, kỳ mục…

“Chúng dựa vào lệ làng để chống lại phép vua, đồng thời dựa vào luật nước để thống trị xã dân, chúng lợi dụng cả hai phía để mưu cầu lợi ích riêng…” [46, Tr.150-151].

Trong thời kì phong kiến, tính tự trị của lãng xã bị phá vỡ khi nhà nước can thiệp vào làng xã, hình thúc thu tô thuế của nhà nước là thuế ruộng bằng hiện vật dựa trên sổ điền bạ, người nông dân cày cấy trên đất công nộp thuế cho làng xã sau đó làng mới nộp lên trên tuy nhiên ruộng đất công làng xã ở đây rất ít chỉ với 1.1.0.0 nên không đáng kể.

Ngay năm 1802, sau khi chiếm được toàn bộ Bắc thành, Gia Long hạ lệnh miễn thuế năm đó cho các trấn từ Nghệ An ra Bắc và giảm thuế cho các đinh, các đồn điền ở miền Nam.

“Ở các tỉnh Quảng Yên, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng ruộng công hạng nhất nộp thóc mỗi mẫu 40 bát, hạng hai 30 bát, hạng ba 20 bát; tiền thập vật ruộng công, ruộng tư mỗi mẫu đều 1 tiền 3 đồng; đất công mỗi mẫu 6 tiền; đất tư, nhà ở ao vườn mỗi mẫu 2 tiền; tiền lúa cánh thì ruộng đất công tư đều 1 tiền” [54, Tr.54].

Năm 1803, “ra nghị định thuế ruộng đất công tư để dân có đóng góp chính thức, nhà nước có ngạch thuế nhất định làm phép thường lâu dài” [44, Tr.57].

Gia Long chia cả nước ra làm 4 khu vực để thu thuế ruộng đất, chia ruộng đất thành 4 loại lớn với chế độ thuế khác nhau:

+ Khu vực I: Các phủ Quảng bình, Triệu Phong, Điện Bàn, Thăng Hoa, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên, Bình Hòa, Diên Khánh.

+ Khu vực II: Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ, Phủ Phụng Thiên.

+ Khu vực III: Quảng Yên, Hưng Hóa, Thái Nguyên, ạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng.

+ Khu vực IV: Bình Thuận, Gia Định, Định Tường, Long Xuyên, Kiên Giang [50, tr.135].

Thông qua chính sách tô thuế đối với ruộng tư, nhà nước đã quản lý tới từng hộ dân.

Khu vực Hàm Yên chỉ có ruộng tư, chính sách tô thuế đối với ruộng tư là biểu hiện cơ bản mối quan hệ giữa làng xã đối với nhà nước.

Nửa đầu thế kỷ XIX thái độ của nhà Nguyễn đối với ruộng đất tư nhìn chung rất phức tạp.

Bảng 2.17. Biểu thuế ruộng công, tƣ năm 803

Đẳng hạng Ruộng công (Mẫu) Ruộng tƣ

(Mẫu) Ghi chú

Hạng 1 60 bát/mẫu 20 bát/ mẫu

Hạng 2 42 bát/ mẫu 15 bát /mẫu

Hạng 3 25 bát/mẫu 10 bát/ mẫu

[46, Tr.275]

Tiền thập vật: Ruộng công 1 tiền/ mẫu Tiền khoán làm kho: 15 tiền/mẫu Tiền mao nha: 10 đồng/ mẫu

Đất công: Mỗi mẫu tiền + tiền lúa cánh 30 tiền

Với ruộng tư

Tiền thập vật: 30 đồng/mẫu Tiền khoán làm kho: 8 đồng/ mẫu Tiền mao nha: 10 đồng/ mẫu

Đất tư: 1 tiền + tiền lúa cánh 30 đồng/ mẫu [44, Tr.57].

Về cơ bản ruộng đất tư được tôn trọng. Khi xây dựng các công trình thủy lợi, thành lũy. Nếu phạm đến ruộng đất tư nhà nước đền bù cao hơn ruộng đất công. Nhìn biểu thuế chúng ta thấy rằng, nhà Nguyễn đứng đầu là Gia ong đã đưa ra mức thuế có sự ưu ái đối với ruộng đất tư. Ruộng đất công luôn luôn có mức thuế cao hơn so với ruộng tư điều đó càng tạo điều kiện cho quá trình tư hữu hóa phát triển.

Tuy nhiên, do không có địa bạ thời Gia ong 4 (1805) để đối chiếu nên có thể căn cứ biểu thuế thời Minh Mệnh 21 (1840).

Đến thời Minh Mạng, trước tình hình ruộng đất công ngày càng thu hẹp, triều đình cũng phân cả nước ra thành 3 khu vực với chế độ thuế khóa khác nhau. Cụ thể:

Khu vực I: Như thời Gia Long. Khu vực II: Từ Nghệ An ra Bắc.

Theo cách phân chia đó, Huyện Hàm Yên thuộc khu vực II với mức tô thuế là:

Bảng 2.18. Biểu thuế thời Minh Mệnh 21 (1840)

Khu vực Đẳng hạng Ruộng công

(Mẫu)

Ruộng tƣ

(Mẫu) Ghi chú

II

Hạng nhất 80 thăng/mẫu 26 thăng/ mẫu Hạng nhì 56 thăng/ mẫu 20 thăng/ mẫu Hạng ba 33 thăng/ mẫu 13 thăng/ mẫu

[53,Tr.136] Nhìn vào biểu thuế của triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX chúng ta thấy chính sách về chế độ thuế khóa của triều Nguyễn rất chặt chẽ, phức tạp. Mức độ tô thuế của nhà Nguyễn nhìn chung không cao nhưng đời sống của nông dân vẫn khổ cực theo Vũ Huy Phúc, thời kì này khu vực II và III ở thời Gia Long nhập làm một, việc gộp 2 khu vực này đã nâng thuế tô khu vực miền núi phía bắc và miền biển Bắc kì lên theo tỷ lệ 200% tức là gấp 2 lần. Ngoài thuế ruộng đất người nông dân còn phải nộp thuế than và các nghĩa vụ binh dịch rất nặng nề.

Mặc dù nhà nước phong kiến đã có những điều chỉnh về tô thuế cho phù hợp với tình hình mới của xã hội nhưng điều đó không làm cho tình hình được cải thiện hơn. Người nông dân vẫn cứ ngày càng đói khổ thêm vào đó là sự nhũng nhiễu của các lưu quan người Việt làm cho họ them cơ cực. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nổ ra chống lại triều đình phong kiến và tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Nông Văn Vân (1833 - 1835).

2.2.2. Quan hệ giữa làng xã với vấn đề ruộng đất

Làng (bản) là đơn vị cư trú lâu đời của đồng bào các dân tộc, bản nhỏ có từ 10- 15 nóc nhà, bản lớn có từ 80-100 nóc nhà, gần những bản đó có các nà nhỏ, mỗi nà có khoảng 3 nóc nhà chủ yếu từ những gia đình lớn tách ra để sống gần mảnh ruộng, bãi nương của mình hơn, bản có địa vực cư trú riêng, có phạm vi đất đai canh tác, đất rừng, khúc sông, khe suối, nỏ nước riêng thuộc quyền quản lý và sử dụng của bản.

“Bản làng được coi là đơn vị cư trú những gia đình thuộc những dòng họ của một hay hai, ba dân tộc cư trú. Mỗi bản đều có một ranh giới rõ rệt được quy định cụ thể bằng văn bản hay truyền miệng. Ngay cả những vùng thưa dân cư, rừng rậm, núi

Nhà là đơn vị cơ sở của Làng: “cộng đồng bản là một công xã nông thôn độc lập, lấy đơn vị nhà làm nên tảng” [62, Tr.253].

Mối quan hệ gia tộc của đồng bào các dân tộc có phần bền chặt hơn quan hệ của người Kinh. Khi làng có công việc như cưới xin, ma chay… người ta thường bổ theo từng nhà mà quy định mức đóng góp tuỳ theo độ nhiều ít của ruộng đất, làng bản lớn nhỏ. Tổ chức dòng họ cũng có vai trò trong lịch sử xây dựng làng (bản) mới để mở rộng diện tích đất canh tác. Tổ chức dòng họ không chỉ là hỗ trợ vật chất mà còn là chỗ dựa tinh thần và đôi khi còn là một tổ chức chính trị nữa.

Làng bản của người Tày - Nùng thường dựa vào lưng sườn núi, hoặc xây trên những đồi thấp cạnh sông suối hay các thung lung, có khi ở giữa cánh đồng… chỗ tiện nhất là nơi gần nguồn nước, gần ruộng, gần các rừng cây cao ráo, khi mưa xuống nước có thể chảy xuống ruộng đem theo phù sa và mùn làm cho đất đai thêm màu mỡ.

Trong làng bản của người Tày - Nùng ở Hàm Yên cũng như những nơi khác đều được cấu thành từ những gia đình phụ quyền thuộc các dòng họ khác nhau. Thông thường bản ít thì từ 2 - 3 họ, bản lớn trên dưới 10 họ. Trong đó các làng bản dù lớn hay nhỏ, ở bản nào cũng có từ một đến 2 dòng họ lớn chiếm ưu thế. Những dòng họ này thường có mặt sớm nhất, có công khai phá đất đai lập làng bản và chiếm những ruộng đất tốt nhất, do đó giàu mạnh và có uy tín với họ khác. Ví dụ như dòng họ Ma ở Hàm Yên chiếm hữu diện tích đất đai lớn và giữ những chức vụ quan trọng trong làng xã như dịch mục

Nền kinh tế trong làng bản vẫn là nền kinh tế tiểu nông, cá thể tuỳ theo nhân khẩu, địa vị mà diện tích ruộng đất ít hay nhiều dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo khác nhau trong xã hội, giữa các làng bản trong khu vực, dù ở cách xa nhau nhưng vẫn duy trì mối quan hệ bởi một tổ chức riêng. Từng khu vực đều có người đứng đầu và được chính quyền thừa nhận đó chính là chế độ Quằng. Ruộng đất từng tồn tại với danh nghĩa ruộng đất công của bản mường. Trên thực tế thổ tù đã trở thành các chúa đất của địa phương, mà nhân dân quen gọi là Quằng. Quằng là chúa đất có quyền hành tối cao, Quằng chi phối ruộng đất của bản mường. Ở đây tồn tại nhiều loại hình sở hữu và chiếm hữu ruộng đất khác nhau: Ruộng của dòng họ Quằng sở hữu trực tiếp, ruộng chức dịch và quân hầu, ruộng gánh vác cho tầng lớp Tày cày cấy để làm nghĩa vụ lao dịch, binh dịch cho Quằng và cho nhà nước phong kiến, Quằng không những

trực tiếp chiếm hữu một số lớn ruộng đất mà còn chiếm hữu cả đất đai, rừng núi, sông nước, muông thú, sản vật... Trong phạm vi lãnh địa của quằng thì luật lệ quy định: Các khu rừng gỗ quý, sản vật qu như tổ ong, cánh kiến, hươu nai, gấu, những khúc sông nhiều tôm cá đều thuộc dòng họ thổ ty, nếu ai muốn động tới phải xin phép thổ ty và nộp cống cho thổ ty những thứ quý hiếm và một số sản phẩm...

Cùng với sự phát triển do nhiều nguyên nhân về chính trị và sự biến động về dân số, định chế khai hoang của nhà nước, sự phát triển của kinh tế hàng hóa đã từng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp châu hàm yên (tuyên quang) nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)