Kinh tế tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp châu hàm yên (tuyên quang) nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 84)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3. Kinh tế tự nhiên

Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi, đồng bào còn làm các nghề phụ khác như: Săn bắn, đánh bẫy chim thú, thu hái lâm sản như măng, nấm, hoa quả…

Đây là hoạt động kinh tế diễn ra hằng ngày hoặc theo thời vụ, mùa vụ. Các sản vật của rừng rất phong phú và đa dạng như các loại rau, chim, thú, lâm sản, dược liệu. Đây là hoạt động săn bắt, hái lượm các sản phẩm có sẵn trong tự nhiên không thể thiếu trong cuộc sống của đồng bào cư dân các dân tộc huyện Hàm Yên. Đây là nguồn cung cấp thực phẩm cho các bữa ăn và dược liệu để chữa bệnh. Không những thế việc đánh bẫy, săn bắt còn có ý nghĩa ngăn cản sự phá hoại của muông thú, bảo vệ mùa màng. Sự phân công lao động trong hoạt động kinh tế này tương đối rõ ràng: Nam giới săn bắt, phụ nữ hái lượm.

Vào mùa Xuân khoảng tháng 2, tháng 3 Âm lịch, bà con thường tìm các loại rau rừng như rau dớn, rau ngót rừng, rau má và các loại măng vầu. Đến cuối tháng tư lấy măng tre, tháng 6, tháng 8 lấy măng mai, măng nứa, măng hóp. Đào củ mài vào tháng 3, tháng 4 Âm lịch, củ đao, củ nâu vào tháng 6, tháng 7 Âm lịch.

Các sản phẩm khai thác được dung để ăn tươi hoặc phơi khô, ngâm ủ để dùng dần. Ngoài các loại rau, củ, quả người ta còn khai thác các loại dược liệu quý hiếm về làm thuốc. Khai thác các loại gỗ, tre nứa, song mây phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày và trao đổi lấy các sản phẩm khác.

Săn bắt có từ xa xưa và là nghề của đàn ông. Đồng bào nơi đây có hai hình thức săn chủ yếu là săn rình soi đèn vào ban đêm và săn đuổi vào ban ngày. Săn rình: Áp dụng cho từng cá nhân đi săn với cây sung cây nỏ, khi biết nơi nào có chân thú ra

ăn các loại hoa quả rụng hoặc thú ra uống nước ở khe lạch, suối thì người ta rình sẵn chờ thú đến là bắn. Ngoài ra, đồng bào còn sử dụng một số loại bẫy để bắt chim, thú. Điển hình là bẫy cần bật với nguyên tắc dùng sức bật của cần tre để bắt hoặc giết con mồi. Khi tre bị uốn cong có thế năng mạnh. Người ta lợi dụng thế năng đó để rút dây thòng lọng, thắt cổ hoặc buộc chân con vật hoặc bật các thanh tre kẹp con vật, phóng lao hoặc tên giết con vật. Đây là loại bẫy phong phú và dùng phổ biến.

Hình thức săn đuổi có nhiều người tham gia, phổ biến sau các vụ gặt hái. Khi phát hiện thấy dấu chân thú về phá hoại hoa màu trên nương thì từng thôn bản tổ chức đội săn. Họ thường thả chó vào các khu đồi, khu rừng định săn để lùng đuổi. Một số tay súng thiện xã đón lõng ở các điểm khe, gò xung yếu sẵn sàng nổ súng hạ sát thú chạy qua. Sản phẩm thu được chia đều cho các thành viên đi săn.

Trước kia nguồn thú rừng còn phong phú thì đi săn đã góp phần cải thiện đáng kể cho bữa ăn hàng ngày. Ngày nay việc săn bắt thú rừng hầu như không còn.

Ở Hàm Yên đánh cá cũng đóng vai trò kinh tế rất lớn với một vùng đất nhiều sông,suối, khe lạch, cư dân nơi đây có nhiều hình thức đánh bắt cá như bằng vó, chài, lưới, đơm, chém, câu, xúc, ruốc… tùy thuộc vào thời vụ, mùa cá mà có hình thức đánh bắt khác nhau. Nhìn chung nghề đánh bắt cá chỉ giúp đồng bào cải thiện bữa ăn hàng ngày trong gia đình, không phải là nghề mang tính chuyên nghiệp trong trao đổi hàng hóa.

3.4. Nghi lễ v tín ngƣỡng li n quan đến trồng trọt

Sách Đại Nam nhất thống chí có viết: “Phong tục mộc mạc mà quê mùa, nhiều người ngang ngạnh; có bệnh thì tin ma quỷ chứ không tin chữa thuốc; thích vũ dũng mà không thích lễ phép. Nhân dân ở quanh tỉnh thành cũng biết chút ít văn tự. Thời tiết tế lễ cũng giống trung châu…” [51, Tr.398-399].

“Ngược đường lên phương Bắc, hay xuôi về phương Nam,

nơi tình yêu ta gặp, dịu dàng giữa Hàm Yên...”

Lễ hội của các dân tộc Hàm Yên có chịu một phần ảnh hưởng của lễ hội người kinh ở vùng xuôi và một vài hình thức mang dáng dấp Trung Hoa, song nhìn chung vẫn giữ được nét bản sắc dân tộc độc đáo của mình.

Qua khảo sát tại địa phương, chúng tôi thấy đồng bào các dân tộc ở huyện Hàm Yên có một sỗ nghi lễ như lễ hội Lồng Tồng, lễ hội Động Tiên - Chợ Quê, lễ hội Đình Thác Cấm, hội chọi trâu, các trò chơi dân gian... được tổ chức hàng năm mang đậm bản sắc của các dân tộc huyện Hàm Yên liên quan đến trồng trọt nhằm biểu hiện ước nguyện về cuộc sống ấm no hạnh phúc.

- Hội Lồng Tồng (Xuống đồng):

Tháng giêng ở miền núi nói chung và Hàm Yên nói riêng người dân thường cùng nhau tổ chức lễ hội để vui xuân. Đối với họ, ngày xuân cần phải có lễ hội để làm cho bản làng trở nên rộn rã, xua tan đi nỗi buồn tẻ của mùa đông băng giá,báo hiệu kết thúc thời kỳ nông nhàn, mở đầu thời kỳ cày bừa, gieo cấy trong năm, bắt tay vào lao động sản xuất. Người nông dân luôn phải xem xét các yếu tố tự nhiên và dựa vào kinh nghiệm trong thực tiễn lao động sản xuất, đúc kết thành các câu tục ngữ, thành ngữ như:

“Lai đao bôn le đét, lai phạ miệp le phuôn”

Dịch nghĩa: “Nhiều sao trời nắng, nhiều chớp trời mưa”

- “Phạ lồm bưởng bắc le phuôn, phạ lồm bưởng đông le đét”

Dịch nghĩa: “Gió hướng bắc thì mưa, gió hướng đông thì nắng”

- “Kháng pia mong phuôn mạ, đong mà mong đét ón”

Dịch nghĩa: “Tháo ao cá mong mưa, cấy lúa mong nắng ấm” - “Bươn tham phạ dăm đét, bươn đét phạ dăm phuôn”

Dịch nghĩa: “Tháng ba u ám thì nắng, tháng tám u ám thì mưa”

Đây là lễ hội xuân lớn nhất của người Tày, người Tày trong thành phần dân số ở Hàm Yên có dân số đông chỉ đứng sau người Kinh. Lễ hội Lồng Tồng là lễ hội của cư dân trồng lúa nước, là lễ hội cầu Thần Nông, Thành hoàng làng và Thần ở địa phương của đồng bào dân tộc Tày, với mục đích là tạ ơn thần thánh làm cho mùa màng bội thu.

Truyền thuyết của người Tày kể rằng: “Ngày xưa anh Mình và cô Xinh yêu nhau tha thiết và cả hai đều có giọng hát rất hay. Một hôm hai người hát đối đáp với nhau ở cánh đồng Háng Thong xã Ngọc Động. Giọng hát của đôi trai gái này hay đến nỗi người kéo đến nghe đông nghịt cả cánh đồng, chen chúc nhau lên một tảng đá lớn để chiêm ngưỡng đôi trai tài gái sắc làm đổ cả tảng đá, mạch nước dưới trào lên tưới mát cả cánh đồng Háng Thong trước kia khô cạn.

Thời đó có tên quan hung ác, tìm mọi cách phá vỡ cuộc tình duyên của đôi trai gái ấy để hỏi cô Xinh cho con trai mình. Thất vọng vì cuộc tình duyên bị ngăn trở. Anh Mình và cô Xinh đã nhảy xuống sông tự tử từ một hốc đá ở cánh đồng phja Cháng, từ đó nước ở hốc đá trào lên tưới khắp cánh đồng phja Chang đang khô cạn…”. [55, Tr.5]

Có thể thấv rằng truyền thuyết của người Tày về lễ hội Lồng Tồng đều kể về những nhân vật có thật và gần gũi trong đời sống sinh hoạt của đồng bào, là những người có công bảo vệ làng, bảo vệ mùa màng cho làng bản. Sau khi những người đó qua đời thì được bà con người Tày suy tôn thành thần thánh (Thần Nông, thần Thành Hoàng Làng) hằng năm nhớ công ơn các vị thần thánh, mở hội để báo ơn, đồng thời cầu mong các vị thần thánh phù hộ cho một năm mới mùa màng tốt tươi, đời sống của người dân bình an, tốt đẹp.

Việc tổ chức Lễ hội Lồng Tồng của đồng bào dân tộc Tày mang nhiều yếu tố của tín ngưỡng phồn thực. Sự sinh sôi, nảy nở với một khát vọng cầu cho mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hoà; một năm mới làm ăn thuận lợi là điều mà Lễ hội Lồng Tồng hướng tới. Do lễ hội mang tính chất cộng đồng nên trong những ngày trước khi diễn ra các hoạt động của Lễ hội Lồng Tồng, nhà nào cũng chuẩn bị các vật phẩm, chủ yếu là các vật phẩm làm ra từ nông nghiệp để dâng lên các vị thần linh, như bánh chưng, hoa quả, tiền vàng, thịt gà, thịt lợn, trứng luộc, xôi ngũ sắc trong đó xôi đỏ tượng trưng cho mặt trời còn xôi vàng tượng trưng cho mặt trăng... để làm được các loại bánh cho lễ cầu khấn, đồng bào chọn lúa ở nương rẫy tố, hạt to, mẩy. Gà lợn thịt làm lễ được chọn kĩ: Gà phải là trống thiến, được nuôi béo quay liếp dưới sàn nhà. Gia đình nghèo khó có thể mổ chung lợn với một hoặc vài nhà khác để đảm bảo không một nhà nào thiếu lễ vật trong ngà lễ hội.Tất cả thể hiện những khát vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc, sinh sôi nảy nở, mọi điều an lành đều được đồng bào

dân tộc Tày gửi gắm vào mỗi mâm Tồng của mình dâng lên các vị thần đã che chở cho một năm làm ăn được thuận lợi. Lễ hội Lồng Tồng đã được lưu truyền từ lâu đời trong đời sống văn hóa tinh thần và xã hội của người Tày.

Lễ hội Lồng Tồng chỉ tổ chức vào những ngày đầu xuân, bao giờ cũng được tổ chức tại vạt ruộng to nhất của bản. Với những làng bản có đền miếu có bãi đất to rộng bằng phẳng thì lễ hội cũng được tổ chức ở đây. Và ngày tổ chức lễ hội cũng được quy định cho từng làng bản nên người cư trú trong một khu vực có thể tham gia rất nhiều lễ hội. Ví dụ: Huyện Chiêm Hóa thường tổ chức lễ hội Lồng Tồng vào ngày mùng 8 tháng giêng hàng năm. Tại Sơn Dương lễ hội Lồng Tồng được tổ chức tại hai điểm trong hai ngày mùng 3 tại đình Hồng Thái và 4 tại đình Tân Trào. Huyện Hàm Yên, lễ hội Lồng Tồng được tổ chức vào ngày mùng 2 tháng 2 Âm lịch tại đền Quan Thánh, thôn Thụt, xã Phù ưu thu hút đông đảo nhân dân các dân tộc khắp các thôn bản trong xã và các xã lân cận đến dự lễ hội. Đây không chỉ là lễ hội cầu mùa của dân tộc Tày mà còn là lễ hội cầu mong cho sự giao thương, buôn bán phát triển của đồng bào dân tộc Hmông, Dao, Hoa, Nùng, đồng bào thường mua các nông cụ như dao, cuốc, xẻng trong ngày hội để cầu mong cho mùa màng bội thu.

Lễ hội Lồng Tồng có hai phần: Lễ và Hội. Nghi thức đầu tiên của lễ hội là lễ tế thần nông, đây là nghi thức thiêng liêng nhất. Trong lễ tế thần nông, dân làng bản cầu xin trời đất ban cho mưa thuận gió hòa, lúa sai bông, ngô to bắp, đỗ mẩy hạt, mùa màng bội thu… Púmo (hoặc ông Thái) là người có uy tín trong làng bản về đức độ văn hóa sẽ đại diện làng bản liên hệ với thần linh, làm lễ dâng rượu, dâng văn khấn, dâng vàng mã, hóa vàng mã, hạ lễ…

Tiếp theo nghi lễ cúng thần Pú Mo làm nghi lễ cày ruộng và gieo hạt. Nghi lễ cày ruộng diễn ra như sau: Pú Mo dắt một con trâu mộng to nhất đàn trâu làng, đem theo một cái cà đến thửa ruộng gần đó cày một đường cày sau đó là các chàng trai cô gái Tày cầm theo ống hạt giống được bọc giấy xanh đỏ xuống ruộng gieo hạt. Hình ảnh nà mang tính chất mở đầu cho một vụ gieo trồng sản xuất của người dân, liên tưởng đến thời phong kiến trước đó Lê Hoàn cày tịch điền để khuyến nông.

Tiếp theo là phần hội với các hình thức vui chơi giải trí như múa lân, tung còn, đi cà kheo, đánh pam, đánh yến, đu bay, chọi gà, chọi dê, bịt mắt bắt vịt, đi cầu thăng bằng, hát đối đáp sli, lượn, đấu vật, đi cà kheo, đẩy gậy, trò làm then…

- Tung còn: Theo tiếng Tày là “tức còn”, nghĩa là đánh còn hay ném còn. Đây là một trò diễn quan trọng trong ngày hội gắn với tâm thức cầu mùa của dân tộc Tày. Tung còn có hai loại, một loại vừa vui chơi giải trí vừa gắn với nghi lễ cầu mùa là quả được ném qua vòng tròn của cây còn đã được dựng sẵn, một loại là tung còn tự do của các đôi nam nữ gắn với tình yêu.

Theo truyền thuyết: “Quả còn vốn là quả trên rừng, to tròn như quả trứng gà, quả ra ở bên nách lá thân cây. Có chàng Pịa mồ côi, trong ngày hội xuân bị hắt hủi liền vào rừng ngắt quả còn tung lên không trung chơi một mình. Qủa còn vút ba cao như có cánh, ba xuyên qua chín tầng mây, tới nhà trời, lọt vào tay một nàng tiên xinh đẹp, nàng tiên bay xuống trần gian chơi với Pịa. Họ say mê nhau rồi trở thành vợ chồng. Đồng bào cho rằng chàng Pịa nhờ có quả còn mà gặp duyên may lấy được vợ tiên, từ đó hội xuân thành hội tung còn giữa thanh niên nam nữ người Tày để tìm bạn đời cho mình…”.[88]

Thửa ruộng rộng nhất dùng để chôn cột còn và tung còn được gọi là Nà Toot Còn, cây nêu làm bằng tre non hoặc mai chưa ra lá, có độ dẻo và đàn hồi tốt, cao từ 15m - 30m, trên đỉnh uốn một vòng tròn đường kính 30cm - 50 cm lấy giấy phong kín hồng tâm, vòng tròn tượng trưng cho mặt trời, liên quan đến tục thờ mặt trời, quay theo hướng đông - tây, phía đông viết chữ nhật, phía tây viết chữ nguyệt với tâm thức âm dương hòa hợp, vòng giấy trắng là biểu trưng của “xử nữ mạc” của người trinh nữ. Cây còn đã được dựng sẵn từ nhiều hôm trước đó là tín hiệu để khách lạ từ những bản làng xa xôi cùng đến tụ hội, vui chơi, thăm hỏi, chúc tết lẫn nhau, trong lễ hội người chủ lễ sẽ ném hai quả còn đầu tiên qua vòng còn, nếu hai quả còn đã ném trúng vòng còn, nó sẽ trở thành biểu tượng thiêng liêng cho sự hòa hợp âm dương và người ta rạch những quả còn lấy hạt bông bên trong ra để ban phát cho mọi người về đem đặt lẫn trong đồng giống má của gia đình để lấy may. Sau đó hội thi ném còn của thanh niên nam nữ mới bắt đầu. Kẻ tung người bắt. Những đôi trai gái có tình ý với nhau có thể tự tìm còn của nhau để bắt, vì thế nhiều đôi trai làng, gái bản đã nên duyên vợ chồng từ những dịp tung còn trong ngày hội Xuân.

Theo quan niệm của đồng bào dân tộc Tày, năm nào không có ai tung còn xuyên qua được vòng còn thì năm đó sẽ làm ăn không thuận lợi, mùa màng có thể gặp dịch bệnh đói kém. Để khắc phục việc này, có năm làng phải cử người mang súng ra bắn thủng để cầu may.

Các hoạt động trong lễ hội Lồng Tồng còn có rước cờ, múa lân, đi cà kheo, múa rối, chọi gà, đánh đu, múa võ, kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ và hát then...

Múa Lân: Đặc sắc nhất trong hệ thống trò chơi dân gian tổ chức tại lễ hội Lồng Tồng là múa lân, lân là con vật tượng trưng: Đầu rồng, chân thú, chạy trên sông nước còn được gọi là “nhân mã”.

Lân xuất hiện như một điềm báo hòa bình và hạnh phúc, múa lân chúc cho nhân dân một năm mới tốt lành, may mắn. Tuy nhiên vì điều kiện khả năng cụ thể mỗi thôn bản mà trò chơi này có thể có hoặc không có. Trước đây chỉ những thôn bản sung túc, có nhiều người tài giỏi võ nghệ mới tập được đội múa lân và có khả năng mời các đội múa lân ở vùng lân cận về dự lễ hội. Trong lễ hội Lồng Tồng bản nào có nhiều đội múa sư tử càng chúng tỏ tầm vóc và sự sang trọng của lễ hội đó.

Thực chất múa lân là hình thức gắn liền với biểu diễn võ thuật vào các trò

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp châu hàm yên (tuyên quang) nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)