7. Cấu trúc của luận văn
3.1.2. Canh tác nương rẫy
Trước đây đồng bào các dân tộc huyện Hàm Yên chủ yếu canh tác nương rẫy do địa hình liền kề với núi đặc biệt vùng đất phía bắc, có nhiều mảnh đất màu mỡ, thuận tiện cho việc trồng lúa nương, ngô, bông, vừng, lạc... Nương và rẫy căn bản đều giống nhau đều là:
“Đất trồng khô trên sườn đồi, sườn núi hoặc cao nguyên” [45, Tr.362].
Tuy năng suất thấp nhưng không mất nhiều công chăm sóc, sản phẩm lại có chất lượng nên trong nhiều năm đồng bào đã phá rừng, đốt nương rẫy để canh tác. Nương chia làm hai loại là nương bằng và nương dốc: Nương bằng trồng lúa, nương dốc trồng các loại cây hoa màu.
Những sản phẩm như: lúa nếp nương, ngô nếp... là những sản phẩm nổi tiếng thơm ngon. Mỗi đám nương chỉ làm được 2 đến 3 năm vì chóng bạc màu do có độ dốc lớn.
Quy trình canh tác nương rẫy luôn tuân theo một chu trình khép kín gồm các khâu: Chọn đất, phát, đốt, dọn, làm đất, gieo trồng, chăm sóc và cất trữ sản phẩm.
- Tìm chọn đất
Là khâu công việc hết sức quan trọng, tìm được đất tốt thì mùa màng bội thu, chọn đất kém màu mỡ thì năng suất sẽ kém. Khu vực được chọn làm nương thường là
rừng già có nhiều mầu, đất rừng tương đối bằng phẳng, địa hình ít dốc để đỡ phải leo trèo vất vả, hạn chế sự xói mòn, rửa trôi bạc màu của đất để có thể canh tác lâu dài hơn. Kinh nghiệm chọn đất làm nương là phải tơi xốp, có màu đen mới được chọn. Phần lớn nương trồng lúa là đất thịt, nơi đất pha cát dùng để trồng ngô do chịu hạn không cần nhiều nước như lúa.
Để kiểm tra xem đất có màu mỡ hay không, người ta xem đất đó có màu nâu, có nhiều mùn và nhiều giun. Trên khoảnh đất đã chọn để kiểm tra xem đất có tốt hay không bằng cách cắm lên mặt đất một cái cọc sau đó nhổ lên, nếu đất dính vào cọc nhiều là đạt yêu cầu.
- Phát đốt
Công cụ phổ biến để phát nương là con dao quắm và chiếc rìu sắt. Phương pháp canh tác thường được gọi là “đao canh hoa chủng” (cày bằng dao, đốt cỏ bằng lửa rồi gieo hạt), “hỏa canh”(cày bằng lửa) nghĩa là dùng dao phát cỏ sau đó đốt cháy, chọc lỗ, tra hạt.
Thông thường cứ tháng Giêng, tháng Hai hàng năm sau Tết Nguyên đán là phát rừng. Trước hết phát quang, cắt rễ cây để khô rồi đốt, than cây to để mục. Công cụ phù hợp với lối sản xuất trên nương rẫy vẫn là con dao, cái rìu, cái búa, cái cuốc bàn hay cái cuốc ba góc, cái cào bằng con dao cùn uốn cong, cái gậy chọc lỗ bỏ hạt, cái hái nhỏ nhặt từng bông lúa. Công cụ vận chuyển có cái gùi, cái túi lưới, tay nải đeo sau lưng, cái đòn sóc gánh lúa, lúc cần mới đan sọt đựng tạm... Đó là những công cụ thích hợp với việc vận chuyển đường rừng núi.
Phát nương nguyên tắc cơ bản là tiến hành từ thấp đến cao, mới đầu dùng dao quắm chặt các cây bụi, dây leo, rồi nam giới dùng rìu chặt các cây lớn. Nương phát từ rừng già có nhiều cây cổ thụ, hạ chặt rất vất vả, họ chỉ bóc đi vài khoang vỏ để cho cây tự chết.
Nương rẫy phát xong để phơi dưới ánh nắng mặt trời khoảng 15 ngày đến một tháng là cây khô giòn. Khi đó tùy theo điều kiện thời tiết mà tiến hành đốt nương. Đồng bào nhằm vào ngày nắng và đốt vào buổi chiều để cho cháy kỹ đỡ các công đoạn sau. Đồng bào đốt nương thường đốt ngược chiều gió đốt từ cao xuống thấp để
- Làm đất và gieo hạt
Sau khi đốt nương khoảng từ 5 - 7 ngày sẽ dọn nương (khoảng tháng 2 Âm lịch), những thân cây to chưa cháy hết sẽ để mục còn những cành chưa cháy hết sẽ dùng làm củi. Lúc này dao quắm được sử dụng triệt để, dao có thể dọn những cành cây còn sót lại có thể móc, chặt những rễ to dưới mặt đất.
Đối với nương phát từ rừng già hoặc rừng tái sinh, đất còn tương đối tơi xốp có thể tiến hành tra hạt ngay. Hạt giống thường được chọn từ vụ trước. Thóc giống gặt về bó thành từng cụm (Tiếng Tày gọi là “căm”, người Kinh đọc chệch thành “cum”, 1cum lúa từ 6 đến 8 kg), phơi khô, để riêng trên gác bếp. Ngô giống chọn bắp hạt to đều, để cả vỏ phơi khô, treo trên gác bếp để tránh mọt. Các giống đậu chọn quả to, chắc hạt phơi khô rồi cho vào quả bầu khô, đổ tro bếp lên trên, nút kín miệng bằng lá chuối khô. Phương thức tra hạt (lúa, ngô, lạc) thường là chọc lỗ, tra hạt trên nền đất phù sa đầy tro đó, người đàn ông cầm gậy chọc lỗ, người phụ nữ đi sau gieo hạt rồi lấy chân lấp,… Ngô được trồng hai vụ luân canh và trồng xen canh với cây đậu tương, lạc, vừng,... cùng với các loại rau, của, quả như bí đỏ, bí đao, dưa.
Nương cũ làm lần thứ hai, thứ ba sau thu hoạch, người dân chỉ cắt ngọn đối với lúa và bẻ bắp đối với ngô để cây tự hoai mục. Người thổ (Tày) làm từ hai đến 3 vụ lúa, chuyển sang trọng ngô, sẽ dùng trâu để chuyển sang cày cấy giéo hạt, với người Dao (Mán) khi đất chuyển sang bạc màu sẽ chuyển đi khai phá vùng đất mới:
“Người Mán làm nhà trên đỉnh núi, đốt nương làm rẫy trồng tỉa, du canh du cư, không nơi nào thành thôn động nhất định” [22, Tr.860].
- Chăm sóc v bảo vệ
Nương lúa, ngô thường được làm cỏ hai lần: Lần 1 thường làm sau khi gieo trồng một tháng, lần 2 trước khi lúa ngô sắp ra đòng, nương mới ít cỏ đồng bào ở đây chỉ làm một lần. Nương cũ cỏ mọc nhiều có khi làm đến 3 lần, dụng cụ làm cỏ là nạo, cuốc rẫy, dao phát. Sau khi làm được từ hai cho đến 3 vụ người tày sẽ dùng phân chuồng bón cho lúa, ngô.
Khi lúa ngô đã chín, công tác bảo vệ được coi trọng, do điều kiện rừng núi nên đồng bào phải làm lều trên nương để ở luôn trên đó trông coi. Đặc biệt khi lúa chín, ngô vào hạt, sắn khoai có củ đồng bảo phải xua đuổi chim thú về ăn bằng cách buộc
ống tre, gỗ mõ để gây tiếng động đuổi chim thú, dùng sung kíp bắn thú hay có thể làm bù nhìn bằng tre có hình người mặc áo.
àm nương rẫy thì phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, hạn hán, mưa, lũ, gió lốc thường xuyên xảy ra.
- Thu hoạch và cất giữ
Ngô được thu hoạch trước lúa, tháng 9 ngô vào hạt chắc mẩy, đồng bào bẻ gập cờ ngô xuống cho cây và hạt khô. Khi thu hoạch, dùng tay bóc hết vỏ trên nương rồi cho vào giành gánh về để dự trữ trên gác bếp, khi cần ăn mới tẻ ra.
Tháng 10 tháng 11, Lúa chín hái từng bông, bó thành cum, phơi khô trên nương. Có khi làm nhà để lúa ở trên nương. Khi cần mới gánh lúa về. Dùng chân xéo hoặc lấy gậy đập cho hạt thóc rụng, cho thóc vào cối giã tay hoặc cối giã bằng sức nước. Trong khi tiến hành sản xuất, đồng bào thường tổ chức giúp đỡ nhau, nhưng làm ở nhà nào thì nhà đó phải tổ chức ăn uống: nấu rượu, đồ xôi, mổ gà có khi mổ lợn, dê.
- Hình th c nƣơng rẫy
Có hai hình thúc nương rẫy là nương định canh và nương du canh. Ở Hàm Yên người thổ (Tày) thường làm nương định canh, người Mán (Dao) thường làm nương du canh du cư.
+ Nương định canh (Nương bằng): Chọn vùng đất tương đối thoai thoải độ dốc từ 20° trở xuống, nhiều mầu để làm nương. Nương trồng lúa chọn nơi có đất thịt là chủ yếu nhưng đôi khi cũng chọn nơi có đất cát pha sét. Nương trồng lúa từ 2 - 3 vụ sẽ chuyển sang trồng ngô lâu dài. Nương định canh sau khi thu hoạch sẽ để than cây hoai mục làm phân bón rồi dùng bừa hay quốc cào lên trồng tiếp vụ sau. Người thổ (tày) sau khi trồng 1 - 2 vụ sẽ chuyển sang trồng ngô chứ ít bỏ hoang.
+ Nương du canh: Thường làm lúa hoặc ngô từ một đến hai vụ rồi bỏ đi nơi khác mầu hơn. Người Mán (Dao) có lối sống du canh du cư thường xuyên chuyển chỗ ở nên làm nương từ 1 - 2 vụ, đến vụ sau khi đất bạc màu sẽ chuyển đi nơi khác để bỏ hoang cho đất nghỉ vài năm rồi mới quay lại trồng trọt.
Việc làm nương rẫy của đồng bào Hàm Yên cho thấy phương thức canh tác trồng trọt vẫn theo lối cổ truyền, nguyên thủy, thô sơ, phụ thuộc hoàn toàn vào tự
nhiên nên năng suất thấp, cuộc sống bấp bênh, năm mất mùa phải vào rừng kiếm củ mài, ăn bột cây đao, cây báng, thậm chí ăn cả củ nâu, nấu ăn trừ bữa...
Phương thức canh tác nương rẫy, du canh ngày càng trở nên không phù hợp.