Mối quan hệ giữa làng xã và nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp châu hàm yên (tuyên quang) nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 63 - 67)

Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ CHÂU HÀM YÊ N TỈNH TUYÊN QUANG

2.2. Các mối quan hệ xung quanh vấn đề ruộng đất ở châuHàm Yên nửa đầu thế

2.2.1. Mối quan hệ giữa làng xã và nhà nước

Đối với các triều đại phong kiến nói chung và nhà Nguyễn nói riêng khi mà kinh tế nông nghiệp được coi là nền kinh tế cơ bản của nhà nước, và làng xã chính là những đơn vị hành chính cơ bản. Mối quan hệ giữa nhà nước và làng xã thực chất là mối quan hệ thông qua vấn đề ruộng đất, tô thuế là nguồn thu nhập chính của nhà nước và cũng là nguồn cung cấp chính cho các quan lại, thần dân có nghĩa vụ nộp tô thuế cho nhà vua. Tuy nhiên vào thời kỳ nửa đầu thế kỷ XIX khi nhà Nguyễn thành lập, vua Gia ong cũng muốn thực hiện chính sách quân điền giống như thời ê Sơ nhưng ruộng đất công không còn mấy chỉ còn lại khoảng 20%, tình hình bao chiếm ruộng đất của địa chủ, cường hào diễn ra phổ biến diện tích đất đai canh tác lúc này chủ yếu là ruộng tư ruộng đất công ở Hàm Yên lúc này chỉ có 1 mẫu 1 sào.

+ Tư điền được mua bán, cầm cố và truyền cho con cháu; khi cần trưng dụng tư điền, nhà nước có bồi thường. Về nguyên tắc, tư điền bỏ hoang bị nhà nước sung công.

+ Công điền được giao cho làng xã phân cấp, không được mua bán, khi cần thiết, nhà nước có thể sử dụng ruộng đất công làng xã (có bồi thường hoặc miễn thuế). Ngoài ra, còn có một số loại ruộng đất khác cũng thuộc diện công điền (Trợ sưu điền, học điền…) nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ [32, Tr.60-61].

Các chính sách quản lý và thu thuế của triều đình khẳng định quyền lực và quyền làm chủ trực tiếp của mình đối với làng xã. Các làng xã và các xã dân sau khi nhận ruộng đất của nhà nước về để canh tác nông nghiệp thì phải thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước phong kiến như binh dịch và lao dịch. Tuy nhiên không phải lúc nào điều này cũng thực hiện được do tính tự trị của làng xã, các làng xã quản lý ruộng đất của mình với nhiều hình thức khác nhau, hiện tượng sở hữu kép, chiếm công vi tư đã có từ rất lâu

Trong cuốn Tìm hiểu chế độ ruộng đất ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX . Tác giả Vũ Huy Phúc đã nêu rõ:

“Phàm xã dân có công điền công thổ đều không được mua bán riêng, làm trái có tội.Ai mua nhầm thì mất tiền. Nếu nhân có việc mà cho người mướn để chi dung việc công trong xã thôn thì chỉ hạn trọng 3 năm, quá hạn thì xử tội nặng” [46, Tr.147].

Nhà nước thừa nhận lãng xã có quyền đem ruộng đất công cho thuê trong một thời hạn nhất định; “Từ nay, phàm ruộng đất công các xã thôn, theo đúng lệ quy định, không được bán dứt, cầm cố. Nếu xã thôn nào có việc chung khẩn trọng phải đem cầm cố hay cho thuê lấy tiền tiêu dùng thì lý dịch xã ấy báo khắp hương mục cho đến dân chúng trong xã, hội họp tính rõ như quả thuận tình đợ cố mới được cho người thuê cấy, nhưng không được quá hạn 3 năm…”[46, Tr.149].

Tuy nhiên trên thực tế quy định của nhà nước không có tác dụng bao nhiêu, chính sách trên là cớ để cho cường hào tha hồ mà cầm cố ruộng đất công làng xã một cách hợp pháp “Chúng công nhiên không sợ hãi, tự hung trưởng với nhau… Những nơi có ruộng đất công, thường mượn việc cầm mượn để làm béo bở cho mình…thậm chí ẩn lậu đinh điền hàng nghìn mẫu mà không nộp thuế…” [46, Tr.150].

Trong làng xã, quyền lực thực sự nằm trong tay tầng lớp hào lý, kỳ mục…

“Chúng dựa vào lệ làng để chống lại phép vua, đồng thời dựa vào luật nước để thống trị xã dân, chúng lợi dụng cả hai phía để mưu cầu lợi ích riêng…” [46, Tr.150-151].

Trong thời kì phong kiến, tính tự trị của lãng xã bị phá vỡ khi nhà nước can thiệp vào làng xã, hình thúc thu tô thuế của nhà nước là thuế ruộng bằng hiện vật dựa trên sổ điền bạ, người nông dân cày cấy trên đất công nộp thuế cho làng xã sau đó làng mới nộp lên trên tuy nhiên ruộng đất công làng xã ở đây rất ít chỉ với 1.1.0.0 nên không đáng kể.

Ngay năm 1802, sau khi chiếm được toàn bộ Bắc thành, Gia Long hạ lệnh miễn thuế năm đó cho các trấn từ Nghệ An ra Bắc và giảm thuế cho các đinh, các đồn điền ở miền Nam.

“Ở các tỉnh Quảng Yên, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng ruộng công hạng nhất nộp thóc mỗi mẫu 40 bát, hạng hai 30 bát, hạng ba 20 bát; tiền thập vật ruộng công, ruộng tư mỗi mẫu đều 1 tiền 3 đồng; đất công mỗi mẫu 6 tiền; đất tư, nhà ở ao vườn mỗi mẫu 2 tiền; tiền lúa cánh thì ruộng đất công tư đều 1 tiền” [54, Tr.54].

Năm 1803, “ra nghị định thuế ruộng đất công tư để dân có đóng góp chính thức, nhà nước có ngạch thuế nhất định làm phép thường lâu dài” [44, Tr.57].

Gia Long chia cả nước ra làm 4 khu vực để thu thuế ruộng đất, chia ruộng đất thành 4 loại lớn với chế độ thuế khác nhau:

+ Khu vực I: Các phủ Quảng bình, Triệu Phong, Điện Bàn, Thăng Hoa, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên, Bình Hòa, Diên Khánh.

+ Khu vực II: Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ, Phủ Phụng Thiên.

+ Khu vực III: Quảng Yên, Hưng Hóa, Thái Nguyên, ạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng.

+ Khu vực IV: Bình Thuận, Gia Định, Định Tường, Long Xuyên, Kiên Giang [50, tr.135].

Thông qua chính sách tô thuế đối với ruộng tư, nhà nước đã quản lý tới từng hộ dân.

Khu vực Hàm Yên chỉ có ruộng tư, chính sách tô thuế đối với ruộng tư là biểu hiện cơ bản mối quan hệ giữa làng xã đối với nhà nước.

Nửa đầu thế kỷ XIX thái độ của nhà Nguyễn đối với ruộng đất tư nhìn chung rất phức tạp.

Bảng 2.17. Biểu thuế ruộng công, tƣ năm 803

Đẳng hạng Ruộng công (Mẫu) Ruộng tƣ

(Mẫu) Ghi chú

Hạng 1 60 bát/mẫu 20 bát/ mẫu

Hạng 2 42 bát/ mẫu 15 bát /mẫu

Hạng 3 25 bát/mẫu 10 bát/ mẫu

[46, Tr.275]

Tiền thập vật: Ruộng công 1 tiền/ mẫu Tiền khoán làm kho: 15 tiền/mẫu Tiền mao nha: 10 đồng/ mẫu

Đất công: Mỗi mẫu tiền + tiền lúa cánh 30 tiền

Với ruộng tư

Tiền thập vật: 30 đồng/mẫu Tiền khoán làm kho: 8 đồng/ mẫu Tiền mao nha: 10 đồng/ mẫu

Đất tư: 1 tiền + tiền lúa cánh 30 đồng/ mẫu [44, Tr.57].

Về cơ bản ruộng đất tư được tôn trọng. Khi xây dựng các công trình thủy lợi, thành lũy. Nếu phạm đến ruộng đất tư nhà nước đền bù cao hơn ruộng đất công. Nhìn biểu thuế chúng ta thấy rằng, nhà Nguyễn đứng đầu là Gia ong đã đưa ra mức thuế có sự ưu ái đối với ruộng đất tư. Ruộng đất công luôn luôn có mức thuế cao hơn so với ruộng tư điều đó càng tạo điều kiện cho quá trình tư hữu hóa phát triển.

Tuy nhiên, do không có địa bạ thời Gia ong 4 (1805) để đối chiếu nên có thể căn cứ biểu thuế thời Minh Mệnh 21 (1840).

Đến thời Minh Mạng, trước tình hình ruộng đất công ngày càng thu hẹp, triều đình cũng phân cả nước ra thành 3 khu vực với chế độ thuế khóa khác nhau. Cụ thể:

Khu vực I: Như thời Gia Long. Khu vực II: Từ Nghệ An ra Bắc.

Theo cách phân chia đó, Huyện Hàm Yên thuộc khu vực II với mức tô thuế là:

Bảng 2.18. Biểu thuế thời Minh Mệnh 21 (1840)

Khu vực Đẳng hạng Ruộng công

(Mẫu)

Ruộng tƣ

(Mẫu) Ghi chú

II

Hạng nhất 80 thăng/mẫu 26 thăng/ mẫu Hạng nhì 56 thăng/ mẫu 20 thăng/ mẫu Hạng ba 33 thăng/ mẫu 13 thăng/ mẫu

[53,Tr.136] Nhìn vào biểu thuế của triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX chúng ta thấy chính sách về chế độ thuế khóa của triều Nguyễn rất chặt chẽ, phức tạp. Mức độ tô thuế của nhà Nguyễn nhìn chung không cao nhưng đời sống của nông dân vẫn khổ cực theo Vũ Huy Phúc, thời kì này khu vực II và III ở thời Gia Long nhập làm một, việc gộp 2 khu vực này đã nâng thuế tô khu vực miền núi phía bắc và miền biển Bắc kì lên theo tỷ lệ 200% tức là gấp 2 lần. Ngoài thuế ruộng đất người nông dân còn phải nộp thuế than và các nghĩa vụ binh dịch rất nặng nề.

Mặc dù nhà nước phong kiến đã có những điều chỉnh về tô thuế cho phù hợp với tình hình mới của xã hội nhưng điều đó không làm cho tình hình được cải thiện hơn. Người nông dân vẫn cứ ngày càng đói khổ thêm vào đó là sự nhũng nhiễu của các lưu quan người Việt làm cho họ them cơ cực. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nổ ra chống lại triều đình phong kiến và tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Nông Văn Vân (1833 - 1835).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp châu hàm yên (tuyên quang) nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)