Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ CHÂU HÀM YÊ N TỈNH TUYÊN QUANG
2.2. Các mối quan hệ xung quanh vấn đề ruộng đất ở châuHàm Yên nửa đầu thế
2.2.2. Quan hệ giữa làng xã với vấn đề ruộng đất
Làng (bản) là đơn vị cư trú lâu đời của đồng bào các dân tộc, bản nhỏ có từ 10- 15 nóc nhà, bản lớn có từ 80-100 nóc nhà, gần những bản đó có các nà nhỏ, mỗi nà có khoảng 3 nóc nhà chủ yếu từ những gia đình lớn tách ra để sống gần mảnh ruộng, bãi nương của mình hơn, bản có địa vực cư trú riêng, có phạm vi đất đai canh tác, đất rừng, khúc sông, khe suối, nỏ nước riêng thuộc quyền quản lý và sử dụng của bản.
“Bản làng được coi là đơn vị cư trú những gia đình thuộc những dòng họ của một hay hai, ba dân tộc cư trú. Mỗi bản đều có một ranh giới rõ rệt được quy định cụ thể bằng văn bản hay truyền miệng. Ngay cả những vùng thưa dân cư, rừng rậm, núi
Nhà là đơn vị cơ sở của Làng: “cộng đồng bản là một công xã nông thôn độc lập, lấy đơn vị nhà làm nên tảng” [62, Tr.253].
Mối quan hệ gia tộc của đồng bào các dân tộc có phần bền chặt hơn quan hệ của người Kinh. Khi làng có công việc như cưới xin, ma chay… người ta thường bổ theo từng nhà mà quy định mức đóng góp tuỳ theo độ nhiều ít của ruộng đất, làng bản lớn nhỏ. Tổ chức dòng họ cũng có vai trò trong lịch sử xây dựng làng (bản) mới để mở rộng diện tích đất canh tác. Tổ chức dòng họ không chỉ là hỗ trợ vật chất mà còn là chỗ dựa tinh thần và đôi khi còn là một tổ chức chính trị nữa.
Làng bản của người Tày - Nùng thường dựa vào lưng sườn núi, hoặc xây trên những đồi thấp cạnh sông suối hay các thung lung, có khi ở giữa cánh đồng… chỗ tiện nhất là nơi gần nguồn nước, gần ruộng, gần các rừng cây cao ráo, khi mưa xuống nước có thể chảy xuống ruộng đem theo phù sa và mùn làm cho đất đai thêm màu mỡ.
Trong làng bản của người Tày - Nùng ở Hàm Yên cũng như những nơi khác đều được cấu thành từ những gia đình phụ quyền thuộc các dòng họ khác nhau. Thông thường bản ít thì từ 2 - 3 họ, bản lớn trên dưới 10 họ. Trong đó các làng bản dù lớn hay nhỏ, ở bản nào cũng có từ một đến 2 dòng họ lớn chiếm ưu thế. Những dòng họ này thường có mặt sớm nhất, có công khai phá đất đai lập làng bản và chiếm những ruộng đất tốt nhất, do đó giàu mạnh và có uy tín với họ khác. Ví dụ như dòng họ Ma ở Hàm Yên chiếm hữu diện tích đất đai lớn và giữ những chức vụ quan trọng trong làng xã như dịch mục
Nền kinh tế trong làng bản vẫn là nền kinh tế tiểu nông, cá thể tuỳ theo nhân khẩu, địa vị mà diện tích ruộng đất ít hay nhiều dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo khác nhau trong xã hội, giữa các làng bản trong khu vực, dù ở cách xa nhau nhưng vẫn duy trì mối quan hệ bởi một tổ chức riêng. Từng khu vực đều có người đứng đầu và được chính quyền thừa nhận đó chính là chế độ Quằng. Ruộng đất từng tồn tại với danh nghĩa ruộng đất công của bản mường. Trên thực tế thổ tù đã trở thành các chúa đất của địa phương, mà nhân dân quen gọi là Quằng. Quằng là chúa đất có quyền hành tối cao, Quằng chi phối ruộng đất của bản mường. Ở đây tồn tại nhiều loại hình sở hữu và chiếm hữu ruộng đất khác nhau: Ruộng của dòng họ Quằng sở hữu trực tiếp, ruộng chức dịch và quân hầu, ruộng gánh vác cho tầng lớp Tày cày cấy để làm nghĩa vụ lao dịch, binh dịch cho Quằng và cho nhà nước phong kiến, Quằng không những
trực tiếp chiếm hữu một số lớn ruộng đất mà còn chiếm hữu cả đất đai, rừng núi, sông nước, muông thú, sản vật... Trong phạm vi lãnh địa của quằng thì luật lệ quy định: Các khu rừng gỗ quý, sản vật qu như tổ ong, cánh kiến, hươu nai, gấu, những khúc sông nhiều tôm cá đều thuộc dòng họ thổ ty, nếu ai muốn động tới phải xin phép thổ ty và nộp cống cho thổ ty những thứ quý hiếm và một số sản phẩm...
Cùng với sự phát triển do nhiều nguyên nhân về chính trị và sự biến động về dân số, định chế khai hoang của nhà nước, sự phát triển của kinh tế hàng hóa đã từng bước làm tan rã loại kinh tế - xã hội Quằng, chế độ tư hữu ruộng đất cũng từng bước được phát triển trong giai đoạn này. Tư hữu ruộng đất có thể nảy sinh trên hai cơ sở, một mặt tư hữu hóa trên cơ sở nguyên canh ruộng đất mang danh nghĩa ruộng công cua bản mường trước đó, mặt khác trên cơ sở khẩn hoang. Tình hình đó đã diễn ra mạnh mẽ ở những vùng thung lũng lớn, vùng giao thông thuận tiện cho việc buôn bán, với sự phát triển của kinh tế hàng hóa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX.
Theo 23 đơn vị địa bạ có niên hiệu Minh Mạng 21 (1840) trên địa bàn các làng bản hoàn toàn không có hiện tượng phụ canh nghĩa là người của bản làng này có thể sang bản làng khác thuê mướn đất để canh tác, diện tích đất các xã được chia và quy định rõ ràng.