Khái quát tình hình chính trị xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp châu hàm yên (tuyên quang) nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 34 - 38)

Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ CHÂU HÀM YÊ N TỈNH TUYÊN QUANG

1.4. Khái quát tình hình chính trị xã hội

Tuyên Quang là mảnh đất vốn có lịch sử lâu đời, từ xa xưa các vương triều phong kiến đã coi Tuyên Quang là vùng “phên dậu thứ ba” của đất nước, là “trấn biên” che chở cho kinh trấn. Hàm Yên là một huyện vùng cao nằm ở phía Tây Bắc của Tuyên Quang, đây là vùng đất có vị trí quốc phòng quan trọng để lại nhiều dấu ấn trong sử sách. Dưới thời phong kiến độc lập, chính sách của triều đình đối với vùng rừng núi, biên viễn chủ yếu là dựa vào các thổ tù địa phương (họ được xem là “nanh vuốt” của triều đình) bằng cách phong chức tước, gả công chúa - chính sách “nhu viễn”. Các ông vua nhà đã gả công chúa cho châu mục người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi, phong chức tước, kết làm anh em... để thu phục họ. Ràng buộc bằng danh lợi và hôn nhân là biện pháp chính trị kết hợp với bạo lực đã giúp triều đình nhà củng cố chính quyền phong kiến tự chủ ở các vùng biên ải xa xôi. Việc các tù trưởng dân tộc ít người nhận các chức tước của triều đình chứng tỏ rằng chính quyền phong kiến hãy còn lỏng lẻo từ thời Ngô, Đinh, Tiền ê đến thời đã được củng cố vững chắc. Nhờ vậy,trong cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước của toàn dân tộc, các châu mục miền núi như châu mục Vị ong đã tham gia va góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước.Thời Nguyễn triều đình thực hiện chính sách phái quan lại lại trực tiếp lên cai trị các địa phương miền núi. Nhiều viên trấn thủ mang cả gia đình, họ hành thân thuộc lên chiêu dân, lập ấp, cha truyền con nối cai trị từng vùng. Đây gọi là chế độ “lưu quan”, hay chính sách “cải thổ quy lưu”.

Do tác động của nhiều nhân tố: Sự phát triển tự thân về kinh tế xã hội của địa phương, chính sách chuyên chế Trung ương tập quyền ngày càng gia tăng… quan hệ giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng miền, dân tộc được đẩy mạnh, có thể đây là một trong những nguyên nhân đưa đến sự suy yếu của chế độ thổ ty - Quằng. Đến đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn đã cho lập sổ địa bạ, xác nhận quyền tư hữu ruộng đất cho nông dân cũng như các tầng lớp thống trị… Và cùng với việc thực hiện chính sách “cải thổ quy lưu”, thì về mặt pháp l đã chấm dứt sự tồn tại của chế độ thổ tù ở miền núi trong lịch sử quân chủ Việt Nam. Tuy nhiên, ở một số địa phương như: Bảo Lạc (Cao Bằng), Đồng Văn (Hà Giang) và Hàm Yên (Tuyên Quang) thế lực của các thổ tù vẫn còn được duy trì cho đến đầu thế kỉ XX, thậm chí chế độ này còn kéo dài đến tận những năm sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Bản là cụm dân cư mang tính thiết chế xã hội truyền thống, nhiều bản gộp lại thành tổng có tù trưởng hoặc thổ ty cai quản. Ở vùng các dân tộc theo ngôn ngữ Tày- Thái (cả người Mường) thì tổ chức xã hội truyền thống cao hơn bản là Mường. Việc xuất hiện mường không chỉ xuất phát từ những yêu cầu tất yếu của các điều kiện sản xuất: Huy động nhân lực và quản lý thuỷ lợi chung, giải quyết những tranh chấp trong việc sử dụng tài nguyên giữa các nhóm bản mà nó còn xuất hiện từ quá trình lịch sử phát triển xã hội của các tộc người Tày - Thái. Sự chuyển biến từ việc dân cư đẩy mạnh mở rộng không gian sinh tồn, chuyển từ cuộc sống không ổn định, du canh, du cư sang định cư, ổn định lâu dài, quá trình xác lập thống trị bản Mường của các tù trưởng, thủ lĩnh. Các tù trưởng thủ lĩnh sau khi dẫn dắt đồng tộc khai phá những vùng đất mới, thì sẽ được thừa nhận là người có công khai phá, đứng đầu điều khiển các công việc xây dựng bản Mường: khai khẩn đất đai, xây dựng các công trình thủy lợi… Dưới thời phong kiến độc lập, những người đó - tù trưởng hay Quằng được triều đình phong chức tước, đã trở thành quan chức của triều đình, hầu như độc quyền thống trị từng vùng và được cha truyền con nối. Như trên đã trình bày, Hàm Yên thời kì nửa đầu thế kỉ XIX, dân tộc Tày chiếm đa số trong vùng, thổ ty trong vùng đều là người họ Tày những người nắm quyền lực trong vùng cũng đều thuộc các họ Ma như: Ma Phúc, Ma Công, Ma Bá, Ma Văn…

Trong phạm vi một vùng (châu Hàm Yên), xét về tính chất, bộ máy thống trị của quằng như sau:

Đứng đầu toàn mường là Quằng Mường: Được triều đình phong chức tước, cai quản 1 vùng Mường tương đương một tổng hoặc một xã, nắm mọi quyền hành tối cao trong vùng.

- Quằng họ: là Quằng cùng họ với Quằng Mường, được phân chia cai quản một vùng nào đó trong Mường dưới quyền của Quằng Mường. Giúp việc cho Quằng Mường là bộ phận chức dịch:

+ Thủ dịch và nha dịch: Phụ trách mọi công việc chung cho Quằng Mường. + Biện dịch: Chạy giấy cho Quằng và cho thủ dịch, nha dịch.

+ Hàng cơ: Huy động dân công các xã đi phục dịch cho Quằng. + Cai xã: Phụ trách công việc chung của một xã.

+ Xã khán: Phụ trách huy động nhân lực đi phục dịch cho Quằng trong một xã. + Thôn trưởng: Phụ trách công việc của một thôn khoảng từ 10 đến 15 nhà. Về quân đội: chỉ huy quân sự cao nhất trong toàn Mường là Thuộc xuất; Phụ trách quân sự trong một xã là Tuỳ Hiện; phụ trách quân sự trong một thôn là Cai vách.

Tổ chức mo then: Đứng đầu là “ mo tổ” chuyên cúng bái tổ tiên cho nhà Quằng vào ngày 19/9 (Âm lịch) và tết Nguyên Đán hàng năm. Nội dung cúng bái ca ngợi công lao của Ma Doãn Mận, Ma Doãn Dảo… đã được thần thánh hoá.

Thứ đến mo mường chuyên lo cúng bái cho toàn Mường. Dưới là mo tan, nghè, chẩu đom nâu: chuyên phụ trách đám ma cho nhà Quằng... Ngoài ra con có các “then” chuyên đi cúng bái, tìm ma để chữa bệnh cho Quằng và cho cả người dân.

Tiểu kết chƣơng : Trên cơ sở khái quát về huyện Hàm Yên, chúng ta có thể thấy: Hàm Yên là một vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, gắn liền với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Từ xưa nơi đây đã có con người sinh sống. Điều kiện tự nhiên của huyện mặc dù có khó khăn nhưng cũng tương đối thuận tiện cho sản xuất nông - lâm nghiệp. Từ thời Gia ong, đến Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, chính sách quản lý châu Hàm Yên ngày càng thắt chặt. Đầu triều Nguyễn công việc quản l Hàm Yên được đặt trong tay các thổ tù địa phương, vốn là những phiên thần của nhà Lê. Họ được quyền thế tập và nắm trong tay quyền lực lớn, cả về quyền lực thực tế lẫn thần quyền, nên “giữ dân, chiếm đất, nhận làm của riêng”.

Đến thời Minh Mệnh để tập trung quyền lực và dễ bề cai trị ông đã xóa bỏ lệ thế tập của các thổ tù địa phương, đặt chức lưu quan để hạn chế quyền lực của thổ ty. Chính sách gặp phải sự phản đối của các thổ tù địa phương, dần dần thất bại, thế lực của các thổ ty gần như được bảo toàn, nhất là khi Thiệu Trị và Tự Đức lần lượt ra lệnh cho các thổ ty được quyền cai quản như trước. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải thừa nhận nhà Nguyễn đã có những chính sách quản lý thiết thực và hiệu quả ở vùng miền núi nói chung và Hàm Yên nói riêng, nhất là chính sách giáo dục. Những biến động về chính trị, đặc biệt là cư dân của địa phương đã tạo ra những biến đổi về đời sống văn hóa vật chất và tinh thần. Bên cạnh yếu tố văn hóa Tày truyền thống đã xuất hiện văn hóa của người Việt, tạo nên sự giao thoa văn hóa rất đậm nét.

Chƣơng

TÌNH HÌNH RUỘNG ĐẤT CHÂU HÀM YÊN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp châu hàm yên (tuyên quang) nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)