Quan hệ giữa ruộng đất và tín ngưỡng tôn giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp châu hàm yên (tuyên quang) nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 69)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Quan hệ giữa ruộng đất và tín ngưỡng tôn giáo

Huyện Hàm Yên có hệ thống đình, chùa, đền, miếu mạo khá dày đặc, đặc biệt ở xã Ỷ La.

Đồng bào tin vào thuyết “vạn vật hữu linh”, có đủ mọi loại hồn và thần. Xuất phát từ quan điểm đó đồng bào cho rằng tất cả các hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều có linh hồn.

Trong xã hội Tày - Nùng đồng bào thờ tổ tiên tức thờ thần của gia đình, của dòng họ là chính đồng thời còn thần thổ địa, thổ công, thành hoàng là những vị thần công cộng bảo vệ bản mường. Người Nùng và một số ít người Tày thờ phật bà quan âm trong nhà.

Hàm Yên có một số chùa, đền, miếu lâu đời nhưng do chiến tranh cùng với sự tàn phá của thời gian nên hiện nay một số vẫn còn phế tích một số đã được trùng tu tôn tạo.

- Chùa Cao Sơn: “ở xã Ỷ La, chùa dựng trên một ngọn núi rất lớn, đỉnh núi bằng phẳng, rộng khoảng 3-4 sào, hai tòa chùa phật nguy nga, liền dãy với huyện lỵ

và thành tỉnh, tiếng trống tiếng chuông văng vẳng, thật là chốn thiền môn trên đỉnh thiên thứu” [22, Tr.861].

Thần Cao Sơn hay Cao Sơn đại vương là tên gọi của nhiều vị thần núi khác nhau trong truyền thuyết Việt Nam. Các nhà nghiên cứu cho rằng có ít nhất bốn vị Cao Sơn, hiện nay đều được thờ phổ biến ở Việt Nam và có rất nhiều đền thờ ở khắp nơi.

- Chùa Hương nham: Ở xã Đông Thủy (Hàm Yên), nơi có động đá rất sâu, trong động có viên đá đứng sững như hình người, trước kia người ta dựng chùa gọi là chùa Hương Nham. Năm Đại Chính thứ 8 đời Mạc, Hiến sát sứ Tuyên Quang là Ngô Hoành Trinh dựng bia, nay vẫn còn. Đối với đồng bào các dân tộc ít người phía bắc nói chung và đồng bào các dân tộc Tày - Nùng nói riêng trong tư duy và thế giới quan của họ không có chùa, hiện tượng “tam giáo đồng nguyên” là phổ biến họ tiếp thu tam giáo nhờ sự truyền bá của các thầy cúng ở dưới xuôi lên mạnh nhất là thời Lê - Mạc và qua các tộc người Nam Trung Quốc.

Mỗi nơi, mỗi tộc người, các tôn giáo đó lại bị cải biến bằng cách pha thêm những yếu tố tín ngưỡng địa phương đầy màu sắc của tín ngưỡng nguyên thủy. Người Kinh lên khu vực của người Tày sinh sống, mang theo tín ngưỡng sâu sắc về Phật giáo. Người Kinh dần hòa nhập với thế giới tâm linh cua người Tày và gắn tôn giáo của mình vào đó. Trong tư duy của dân tộc Tày, Mường… đều có huyền thoại về quả bầu tiên sinh ra trăm họ. Họ tôn trọng những vật có hình dạng quả bầu tiên, trong đó tử cung của người mẹ đang mang thai và sinh con có hình dạng quả bầu, hang động có hình ống, hình bầu. Hang động cũng chính là nơi đầu tiên con người cư ngụ. Người Kinh cũng tranh thủ điều đó mà dựng chùa chiền tăng thêm sự linh thiêng.

Đồng bào tin ở thuyết “vạn vật hữu linh” tất cả vạn vật đều có linh hồn, có “pi” có thể phục vụ bảo vệ lợi ích của con người nhưng cũng có thể làm hại con người theo cách phân loại của đồng bào địa phương thì có phúc thần và hung thần. Đồng bào thờ phúc thần ở trong nhà hay nơi công cộng.

- Đền thần Ỷ La: Đền Phương Dung công chúa ở phía hữu sông Lô thuộc địa phận xã Ỷ a, đền Ngọc Lân công chúa nằm ở xã Tình Húc.

Đến thế kỷ XVIII vào triều vua Cảnh Hưng, ngày 29 tháng 6 năm Mậu Ngọ (1738), đền được xây dựng chính thức và qui mô hơn. Sau đó, nhân dân lại xây thêm một ngôi đền nữa về phía thượng nguồn bên bờ tả sông Lô thuộc chân núi Giùm, đặt tên là đền Thượng (Thượng tự linh từ), để trấn giữ thuỷ tai. Đền Hiệp Thuận ở phía hạ lưu được gọi là đền Hạ. Đền Hạ thờ công chúa Phương Dung (người chị), đền

Thượng thờ công chúa Ngọc ân (người em). Truyền thuyết cho rằng hai ngôi đền có nhiều linh ứng, nên hai nàng được tôn làm thánh Mẫu.

- Đền Bắc Mục: Thị trấn Tân Yên được xây dựng năm 1738 (mậu ngọ) thờ phụng vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Đây cũng là nơi thờ Thánh Mẫu theo truyền thuyết từ thời đại Hùng Vương. Đền được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Đền Bắc Mục không chỉ là dấu tích văn hóa lịch sử lâu đời mà còn phản ánh tinh thần đoàn kết dân tộc, chống giặc ngoại xâm, tôn thờ những người có công với nước.

- Đền Thác Cái, xã Yên Phú (Hàm Yên) được xây dựng từ thế kỷ 19. úc đầu là một miếu nhỏ nằm sát bờ sông ô. Năm 1905, được trùng tu, xây dựng lại. Đền có bia đề “Đại than thủy khẩu cảm ứng long mẫu Quỳnh Nương thần vị”. Do nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân, đền còn được thờ thêm Bà chúa Thượng ngàn. Đền có địa thế đẹp, mặt tiền nhìn xuống dòng ô, lưng tựa vào núi,.có nhiều cây cao cổ thụ, không khí trong lành mát mẻ, tĩnh mịch.

Từ bao đời nay, hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình đã đi vào tâm thức của người dân đất Việt nói chung. Mái đình gắn với mỗi ngôi làng với những nét đẹp, một “mảnh hồn” riêng, để ai đi xa cũng luôn nhớ về.

Đình làng là công trình kiến trúc công cộng dân dụng nó được coi là sản phẩm của nền nông nghiệp lúa nước. Đây là nơi thờ các vị Thành Hoàng làng, những người được cho là có công lao to lớn đối với làng, được dân làng ghi nhận. Ngoài Thành hoàng làng, đình làng có thể thờ các vị thần, thánh khác. Đình làng trong con mắt của dân làng rất uy nghiêm, linh thiêng, bảo vệ, che chở cho dân làng trước các biến cố của tự nhiên và xã hội; là nơi để nhân dân gửi gắm niềm tin, hy vọng vào cuộc sống tốt đẹp hơn. Chính vì thế, vào các ngày lễ tết, dân làng thường tới đình thắp hương tế lễ, cầu mong Thành Hoàng làng và trời đất phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và có nhiều phúc lành. Đây cũng là dịp để tưởng niệm công ơn các vị thần và dịp này người ta thường tổ chức hội đình.

Đình Thác Cấm tại Thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên. Đình Thác Cấm được xây dựng từ thời Lê Hồng Đức (khoảng 1.460 - 1.497). Đây là ngôi đình lớn nhất của tổng Mục, huyện Sùng Yên, trấn Tuyên Quang, nay thuộc tổ nhân dân Yên Thịnh, thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên. Đình là nơi thờ Thánh Mẫu (Mẫu Thoải), Sơn Thần, Thành Hoàng và Danh Sư do ông Tạ Thông (đỗ tiến sĩ thời Lê Thánh Tông, thế kỷ XV) sáng lập và xây dựng. Đình trước kia có 5 gian, 2 trái, rộng gần 300 m2, mặt tiền hướng về phía tây nam, trông ra ngòi Mục.

Các hoạt động tại Lễ hội Bản Nguyên - đình Thác Cấm không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, tôn vinh những giá trị lịch sử, mà còn thể hiện thuần phong mỹ tục và nét đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc nơi đây.

Đa số những người Tày - Nùng thờ An Phủ đại vương, tức Nùng Chí Cao - thủ lĩnh của người Tày,Nùng vào thế kỉ XI, Đồng bào còn thờ thổ địa, thổ công, thành hoàng là những vị thần công công bảo vệ bản mường chính vì vậy Hàm Yên có một chuỗi các đền miếu như miếu Quan Công,miếu thần Hiệp Thuận xã Ỷ La; miếu thần Quang Thuận xã Tình Húc, miếu thần Cao Sơn, Mô Sơn… và đặc biệt là miếu thần Thượng tướng Hưng Đạo Đại vương đời Trần: Phố Đông Thành thờ phụng, chưa được ban tặng điển lễ [22,Tr.862]… hệ thống chùa, đình, đền, miếu và đặc biệt là tục “thờ mẫu” của đồng bào dân tộc Hàm Yên với quan niệm cầu mong mùa màng bội thu, trấn át thiên tai.

Mặc dù ở Hàm yên có một hệ thống các đền, miếu khá dày đặc tuy nhiên chúng ta lại thấy các chùa hầu như vắng bóng. Chính vì vậy trong địa bạ của Hàm Yên nửa đầu thế kỉ XIX không hề đề cập đến loại hình đất thần từ, phật tự. Là loại ruộng đất do nhà chùa quản lí, cho dân thuê lại thu tô thuế. Nhưng diện tích đất để tiến hành xây dựng các đền miếu phục vụ cho tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc nơi đây đều nằm trong diện tích đất do làng xã quản lí.

Tiểu kết chƣơng : Qua việc nghiên cứu và phân tích 23 đơn vị địa bạ Hàm Yên có niên hiệu Minh Mệnh 21 (1840) chúng tôi nhận thấy tình hình ruộng đất ở đây nổi lên một số vấn đề như sau: Đó là sự phát triển mạnh mẽ của sở hữu tư nhân về ruộng đất. Trong địa bạ số lượng công điền công thổ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ là 1 mẫu 1 sào (0,08%) với tư điền là 1439 mẫu 3 sào 7 thước 2 tấc (98,94%), tuy sở hữu tư nhân về ruộng đất chiếm đại đa số nhưng quy mô sở hữu không lớn, chủ yếu là sở hữu vừa và nhỏ. Trong sở hữu tư nhân nổi bật lên một đặc điểm là ruộng đất tập trung trong tay những dòng họ lớn như Nguyễn, Hoàng, Ma. Đất thần từ phật tự chưa có do Phật giáo chưa thịnh hành như miền xuôi, hiện tượng lưu hoang rất lớn do ảnh hưởng của chiến tranh loạn lạc. Trong địa bạ, diện tích đất thực trưng chiếm một phần nhỏ (388.2.2.2.5) trong tổng diện tích đất (1439.3.7.2.0), đất đai chủ yếu thuộc hạng ba vì đây là ruộng miền núi hầu hết chỉ canh tác một vụ trên năm.

Chƣơng 3

KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HÀM YÊN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

Cũng như các huyện miền núi khác trong tỉnh, Hàm Yên có đầy đủ các loại hình kinh tế nông nghiệp như canh tác lúa nước, nương rẫy, làm vườn, chăn nuôi.

3.1. Trồng trọt v canh tác lúa nƣớc

Mang đậm nét của huyện miền núi phía Bắc, điểm chung của địa hình là sự xen kẽ giữa các dải núi cao và vùng đồi đất có độ cao trung bình hoặc thấp, giữa đồi núi và các thung lũng nhỏ đất đai màu mỡ. Hàm Yên là nơi có lượng mưa cao nhất tỉnh (2300mm năm 1996), lượng mưa bình quân là 162,40 mm.

Độ ẩm không khí trung bình năm là 85%. Hàm Yên và Chiêm Hoá là những nơi có độ ẩm cao hơn cả (87,07%).

Cùng với đó là sự phong phú về tài nguyên đã mang lại cho Hàm Yên lợi thế trong phát triển nông nghiệp.

Theo Đồng Khánh dư địa chí: “Trong huyện đều là lúa vụ thu.Sau khi thu hoạch đều trồng khoai, đậu. Lâm phạm có khá nhiều gỗ sắc, tre vầu, nứa, củ nâu”

[22, Tr.860].

Về chất đất trồng trọt: Ở vùng núi cao, phía bắc huyện Hàm Yên đất được hình thành trên các loại đá mẹ là đá biến chất và đá trầm tích. Tiêu biểu cho vùng này là nhóm đất đỏ vàng, và vàng nhạt trên núi được hình thành ở độ cao 700 - 1800 m với một vài loại đất như đất mùn đỏ vàng trên núi phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau (đá gnai, đá phiến mica, sa thạch…). Nhóm đất trên cần được bảo vệ thông qua việc giữ gìn vốn rừng, chấm dứt tình trạng phá rừng làm rẫy.

Ở vùng núi thấp bao gồm phần phía nam của huyện Hàm Yên, đất được hình thành chủ yếu từ các loại đá mẹ là đá biến chất mà tiêu biểu là nhóm đất đỏ vàng vùng đồi núi thấp phát triển trên các loại nham khác nhau. Đây là nhóm đất có giá trị đối với sản xuất nông, lâm nghiệp.

3.1.1. Canh tác lúa nước

Cùng với các huyện khác trong khu vực xung quanh như Sơn Dương, Chiêm Hóa… việc canh tác lúa nước của huyện có phần thuận lợi. Đặc biệt toàn là đất ruộng loại 3, thu điền đặc trưng cho khu vực miền núi phía bắc.

Mùa vụ chính bắt đầu cà từ tháng 3, tháng 4 kéo dài đến cuối tháng 6, đầu tháng 7 và thu hoạch vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 âm lịch.

Theo Đại Nam nhất thống chí: “Huyện Hàm Yên, châu Thu, Châu Lục Yên, hàng năm cứ tháng 4, tháng 5 gieo mạ, tháng 6 tháng 7 cấy và gặt vào tháng 10 tháng 11” [51, Tr.398].

Nằm ở tiểu vùng phía bắc gồm huyện Na Hang và phần bắc của các huyện Hàm Yên, Chiêm Hoá. Đặc trưng của tiểu vùng này là có mùa đông kéo dài (khoảng 5 - 6 tháng, từ tháng XI năm trước đến tháng IV, V năm sau) thường xuất hiện sương muối về mùa đông (tháng I, II), gió lốc và gió xoáy vào mùa hạ.

Cho nên nhà nông thường xem ngày 8 tháng 4 có mưa hay không, để xếp đặt công việc làm ruộng cũng có phần ứng nghiệm “Ngày 8 tháng 4 không mưa, ruộng trũng đừng bừa đi phát ruộng cao” [51, Tr.398].

Nhiều vùng dân tộc ở Hàm Yên đã định cư lâu đời nên đồng bào đã sớm biết phương thức canh tác lúa nước. Đồng bào nơi đây có nhiều loại ruộng khác nhau như: Ruộng nước, ruộng cạn, ruộng lầy thụt chỉ cấy được một vụ, ruộng bậc thang, tùy từng loại ruộng mà chọn phương thức canh tác phù hợp để cho năng suất cao.

- Công tác thủy lợi

Trong canh tác lúa nước, với kinh nghiệm “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” thủy lợi sẽ chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Do không chủ động được nước tưới nên Hàm Yên nửa đầu thế kỉ XIX chỉ có một vụ một năm. Do có một hệ thống sông suối dày đặc chảy xiết. Tuy nhiên, do đồi núi dốc, rừng rậm, sông suối, khe lạch có độ dốc lớn, khúc khuỷu, nhiều thác gềnh, đặc biệt chảy qua địa bàn huyện có con sông Lô. Mùa nước chảy rất xiết, lũ tập trung rất nhanh và mạnh gây sạt lở ảnh hưởng tới đời sống, kinh tế.

Mặc dù vậy để chủ động hơn trong việc cung cấp nước tưới ruộng, cải tạo tự nhiên, đồng bào thường đắp cái phai là các đập ngăn nước suối. Sau khi chọn được khúc suối trũng, họ đắp các phai ngăn dòng chảy cho nước dâng lên và dẫn vào hệ thống mương. Rồi từ mương chia nước vào các xứ đồng hoặc thưa ruộng. Phai thường được đắp bằng tre gỗ và đất đá. Độ dài của phai tùy theo chiều dài mặt suối quyết định, ở những vùng khó khăn, người ta dung thân cây mai khoét bỏ đốt, nối từng đoạn với nhau làm ống dẫn nước về ruộng.

Ngoài ra ở những khu đất cao còn có chiếc cọn nước dùng để đưa nước từ dưới suối lên. Đại Nam nhất thống chí có chép về phong tục của cư dân trong tỉnh: “Đều cần cù làm ruộng,.còn như cối giã gạo thì dùng sức nước, làm cọn để lấy nước vào ruộng”[10, Tr.399]. Cọn nước (hay guồng nước) thể hiện sự sáng tạo của đồng bào trong việc cung cấp nước tưới cho ruộng cày cấy ở những nơi không đủ điều kiện để đắp đập, làm mương phai. Cọn nước là những bánh xe hình tròn có đường kính từ 2 - 3m, cao khoảng 6m. Tùy theo địa hình cao, thấp mà sử dụng loại cọn nước to hay nhỏ. Bên trong bánh xe là có trục gỗ và các nan được đan bằng tre, nứa, vầu xung quanh trục gỗ. Những phên tre để làm bàn đạp, khi nước chảy bánh xe qua làm những ống tre tự động mức nước đổ vào máng, nước chảy vào ruộng, từ ruộng nà sang ruộng khác theo hình thức tràn đều từ cao xuống thấp. Các cọn nước tập trung chủ yếu dọc theo các con suối đổ vào sông Lô.

“Hoàn toàn được làm tre, gỗ, nứa, mây. Đó là những chiếc bánh xe có đường kính rộng hẹp khác nhau trên dưới chục mét tùy theo sự cao thấp của mặt ruộng so với mặt nước song hay suối. Bánh có những cánh quạt cản nước vào các ống bương đựng nước buộc chếch ở ngoài bánh xe, nước chảy đẩy bánh quay, đua nước nào ống bương và khi ống bương quay lên phía trên tự đổ vào máng dẫn nước đặt ngang và nước theo ống máng nối liền với ruộng…” [62, Tr.44].

Cọn nước chỉ tưới cho các vùng ruộng gần sông suối, các ruộng ở xã phải đào mương dẫn nước, và với đồng bào nơi đây con nước chỉ làm và có tác dụng vào mùa khô còn vào mùa nước lớn hầu như các cọn do đồng bào làm đều bị cuốn trôi.

- Kỹ thuật khai phá v l m đất

Tiêu chí đầu tiên để chọn một khu làm đất ruộng là phải tương đối bằng phẳng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp châu hàm yên (tuyên quang) nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)