Nội dung xây dựngvăn hóa nhà trƣờng THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường thpt huyện bù đăng tỉnh bình phước 1 (Trang 35 - 40)

9. Cấu trúc của luận văn

1.4. Nội dung xây dựngvăn hóa nhà trƣờng THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục

nhà trƣờng. Do đó, quá trình xây dựng cần huy động tất cả lực lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng mà trọng tâm là cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh.

1.4. Nội dung xây dựng văn hóa nhà trƣờng THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục giáo dục

1.4.1. Xây dựng hệ giá trị cốt lõi và triết lý gắn với chiến lược văn hóa nhà trường

Xây dựng các giá trị văn hóa trong nhà trƣờng chính là việc xác định hệ thống giá trị văn hóa, xác định đâu là giá trị văn hóa đặc trƣng, cốt lõi để xây dựng và phát triển trở thành hệ giá trị xuyên suốt, truyền thống của nhà trƣờng.

Trên phƣơng diện quản lý, nhà trƣờng phải tập hợp, định hình cách xác định giá trị văn hóa của nó. Từ đó có kế hoạch lâu dài trong việc xây dựng các giá trị văn hóa của nhà trƣờng. Huy động các thành viên trong nhà trƣờng tập trung vào xây dựng những giá trị văn hóa nền tảng, cốt lõi của nhà trƣờng. Đồng thời phải xây dựng và phát triển những giá trị văn hóa tích cực, tạo ra một môi trƣờng văn hóa lành mạnh,an toàn, thân thiện trong nhà trƣờng.

Trên cơ sở đó cần phải nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh về bản chất và vai trò của giá trị văn hóa cốt lõi của nhà trƣờng. Truyền đạt tới họ những giá trị văn hóa cốt lõi đóng vai trò quan trọng trong xã hội xã hiện nay, một nhà trƣờng là một tổ chức học tập, nhà trƣờng đổi mới, sáng tạo, nhà trƣờng có tính nhân văn và kết nối… qua từng hoạt động, phong trào. Đặc biệt phải khẳng định đƣợc sự định hƣớng của các giá trị văn hóa đó đối với mục tiêu phát triển của nhà trƣờng.

Tập trung xây dựng hệ giá trị văn hóa cốt lõi trên cơ sở truyền thống vốn có của nhà trƣờng. Truyền tải những giá trị cốt lõi đó đến tất cả các thành viên trong nhà trƣờng và yêu cầu họ có những hoạt động thiết thực để chia sẻ các giá trị văn hóa đó

đến với cộng đồng và xã hội. Xây dựng và chia sẻ tầm nhìn, sứ mạng và hoạt động xây dựng chiến lƣợc rõ ràng. Đây cũng là một kênh thể hiện giá trị văn hóa cốt lõi của nhà trƣờng. Khi chia sẻ đƣợc tầm nhìn, sứ mạng của nhà trƣờng đến với xã hội cũng chính là chia sẻ các giá trị cốt lõi mà nhà trƣờng có đến với họ. Xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ, công khai nhằm tạo nên một môi trƣờng sƣ phạm có sự hợp tác tích cực và những giá trị văn hóa tiên tiến cho nhà trƣờng.

Xây dựng quy tắc văn hoá đạo đức cốt lõi làm chuẩn cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, tăng cƣờng tổ chức các hoạt động văn hoá. Nhà trƣờng và công đoàn cùng phối hợp để tăng cƣờng tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ bằng nhiều nội dung, hình thức phong phú phù hợp với tình hình chính trị, văn hoá, xã hội đối tƣợng tham gia và điều kiện thực tế của địa phƣơng: nhƣ giao lƣu văn nghệ các ngày lễ của địa phƣơng, ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, từ thiện, tình nguyện….; thƣờng xuyên đánh giá và lấy ý kiến về sự phù hợp của các giá trị văn hóa cốt lõi của nhà trƣờng. Nếu một giá trị văn hóa cốt lõi nào đó chƣa thực sự đặc trƣng cho nhà trƣờng thì cần có sự thay đổi. Đặc biệt phải theo dõi ý thức của các thành viên đối với hoạt động chia sẻ cũng nhƣ xây dựng các giá trị văn hóa cốt lõi của nhà trƣờng trong cộng đồng và xã hội.

1.4.2. Xây dựng văn hóa trong nhà trường THPT

1.4.2.1. Xây dựng văn hóa dân chủ, lành mạnh

Xây dựng và phát triển văn hóa dân chủ, lành mạnh trong nhà trƣờng bao gồm: xây dựng và cải thiện mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên trong nhà trƣờng, đặc biệt là mối quan hệ giữa giáo viên – giáo viên; cán bộ quản lý – giáo viên; giáo viên – học sinh và học sinh – học sinh; sự an toàn trong quá trình giảng dạy và học tập tại nhà trƣờng của giáo viên và học sinh; định hƣớng quá trình học tập cho học sinh và phát triển các giá trị tích cực trong hành vi ứng xử của các thành viên trong nhà trƣờng.

Xây dựng và phát triển văn hóa dân chủ, lành mạnh trong nhà trƣờng THPT đó là phát triển ý thức, sự tận tâm của cán bộ, giáo viên và nhân viên đối với quá trình học tập của học sinh.

Hiệu trƣởng nhà trƣờng THPT cần phải thực hiện các hoạt động nhằm xây dựng và phát triển văn hóa dân chủ, lành mạnh nhƣ sau:

-Phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa dân chủ của nhà trƣờng. Sự phân tích, đánh giá sẽ là cơ sở giúp Hiệu trƣởng nhà trƣờng xây dựng đƣợc kế hoạch, các giải pháp cụ thể cho xây dựng và phát triển văn hóa dân chủ, lành mạnh trong nhà trƣờng.

- Xây dựng kế hoạch xây dựng và phát triển văn hóa dân chủ, lành mạnh trong nhà trƣờng, chú trọng xây dựng cơ cấu tổ chức, hợp lý, khoa học, có sự phân công cụ thể, rõ ràng về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ giữa các bộ phận nhằm đảm bảo cho

tổ chức hoạt động nhịp nhàng, không chồng chéo.

- Tổ chức xây dựng một môi trƣờng có kỷ luật và an toàn thông qua duy trì xây dựng điều kiện cơ sở vật chất tốt, có cơ chế khen thƣởng kỷ luật rõ ràng; đặc biệt khuyến khích sự tham gia của phụ huynh, cộng đồng vào quá trình đào tạo nhằm đảm bảo sự tập trung, dân chủ trong các quyết định quản lý nhà trƣờng; tạo điều kiện thuận lợi cho sự tƣơng tác, phối hợp và thiết lập các mối quan hệ.

- Tổ chức xây dựng và hƣớng dẫn thực hiện quy chế làm việc của các bộ phận chuyên môn, xác định mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận trong khi thực hiện các chức năng của mình góp phần thúc đẩy nhau, tránh tình trạng không đồng bộ, chồng chéo. Cần quy định rõ ràng nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trƣờng.

- Thƣờng xuyên đôn đốc, theo dõi và đánh giá sự đóng góp của các cá nhân trong vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa dân chủ, lành mạnh; động viên, khuyến khích và có thể là trao danh hiệu cho những cá nhân tạo đƣợc những ảnh hƣởng tích cực đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa dân chủ, lành mạnh trong nhà trƣờng.

1.4.2.2. Xây dựng văn hóa dạy và học tích cực

Xây dựng và phát triển văn hóa giảng dạy của giáo viên THPT bao gồm: năng lực giảng dạy và giáo dục của giáo viên; xây dựng và phát triển về phẩm chất, đạo đức của giáo viên; năng lực nghiên cứu khoa học cũng nhƣ khả năng đổi mới và sáng tạo của giáo viên. Hiệu trƣởng nhà trƣờng cần thực hiện một số nội dung cụ thể nhƣ sau:

- Lập kế hoạch trong việc phát triển văn hóa giảng dạy: kế hoạch thi đua dạy tốt, kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng nâng cao năng lực chuyên môn, kế hoạch nghiên cứu khoa học, kế hoạch phát triển năng lực nghiệp vụ sƣ phạm và kế hoạch đánh giá phẩm chất, đạo đức của giáo viên.

- Tổ chức phân công, bố trí giáo viên theo đúng năng lực chuyên môn và nhiệm vụ quy định. Luôn tạo điều kiện cho giáo viên tham gia phát triển năng lực nghiệp vụ sƣ phạm. Các giáo viên có kinh nghiệm, năng lực và thành tích trong giảng dạy tham gia vào quá trình rèn luyện và trau dồi chuyên môn, tổ chức các lớp bồi dƣỡng để giúp cho giáo viên không chỉ trau dồi kiến thức mà còn phát huy đƣợc những phẩm chất năng lực của một ngƣời thầy.

- Tổ chức các hoạt động phong trào để giáo viên có cơ hội tham gia và phát triển năng lực chuyên môn của mình. Đánh giá giáo viên phải đƣợc thực hiện công khai và công bằng căn cứ vào chuẩn đạo đức, chuẩn nghề nghiệp. Xây dựng và phát triển ngƣời giáo viên vừa đảm bảo về đạo đức, đảm bảo về chuyên môn.

- Chỉ đạo giám sát quá trình thực hiện hoạt động giảng dạy, giáo dục và hoạt động tự nghiên cứu của giáo viên. Kiểm tra, đánh giá năng lực chuyên môn và phẩm

chất đạo đức của giáo viên định kỳ theo học kỳ, năm học.

Xây dựng văn hóa học tập của ngƣời học trong nhà trƣờng THPT chủ yếu thông qua hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh. Nhƣ vậy, xây dựng và phát triển văn hóa học tập chính là xây dựng và phát triển những nội dung trong hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh với mục tiêu xây dựng đƣợc một môi trƣờng học tập an toàn, hiệu quả và chất lƣợng. Các nội dung xây dựng và phát triển văn hóa học tập cho học sinh bao gồm:

- Hiệu trƣởng nhà trƣờng chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch xây dựng các bài giảng phát huy đƣợc tính sáng tạo, khả năng hợp tác của học sinh. Yêu cầu giáo viên phải đổi mới phƣơng pháp dạy học, kết hợp sáng tạo các hình thức tổ chức dạy học.

- Nhà trƣờng tổ chức nhiều hoạt động giáo dục về ý nghĩa truyền thống, kỹ năng sống, định hƣớng giá trị nhân cách ngƣời giáo viên... làm cơ sở để học sinh đƣợc trải nghiệm và qua đó trau dồi phẩm chất, đạo đức của bản thân.

- Nhà trƣờng củng cố điều kiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để học sinh có đƣợc môi trƣờng thuận lợi nhất cho việc học tập và rèn luyện bản thân.

- Hiệu trƣởng cần chỉ đạo từng giáo viên quan sát quá trình học tập và rèn luyện của học sinh để tìm ra những vấn đề còn chƣa hiệu quả để kịp thời thay đổi, giúp các em có cơ hội học tập và nâng cao kết quả học tập của mình.

- Tổ chức nhiều phong trào thi đua, cuộc thi kiến thức để học sinh có cơ hội tham gia, trải nghiệm nhằm trau dồi kiến thức và nâng cao kết quả học tập.

- Kiểm tra, đánh giá thông qua các hoạt động, các tiêu chí nhằm khuyến khích những tấm gƣơng học sinh tiêu biểu và hạn chế những hành vi tiêu cực trong học tập tại nhà trƣờng. Xây dựng quy chế Khen thƣởng – Kỷ luật rõ ràng, phù hợp cho nhà trƣờng để có căn cứ đánh giá, xếp loại học sinh. Đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục để huy động đƣợc nhiều nguồn kinh phí nhằm khuyến khích những tấm gƣơng học sinh tiêu biểu trong quá trình học tập.

1.4.2.3. Xây dựng văn hóa ứng xử chuẩn mực và cảnh quan môi trường

Xây dựng và phát triển văn hóa ứng xử trong nhà trƣờng là xây dựng và duy trì những yếu tố tích cực trong các mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trƣờng. Cụ thể những nội dung sau:

- Văn hóa ứng xử giữa ngƣời dạy và ngƣời học: ngƣời dạy không chỉ có một nhân cách tốt mà cần có cách ứng xử văn hóa, văn minh, lịch sự. Đƣợc thể hiện khi ngƣời dạy biết quan tâm đến ngƣời học và hết lòng vì ngƣời học, biết tôn trọng ngƣời học và luôn quan tâm đến ngƣời học, luôn gƣơng mẫu. Đối với ngƣời học, phải biết kính trọng yêu quý ngƣời dạy, tự giác, có trách nhiệm với sự chỉ bảo của ngƣời dạy.

bộ quản lý đƣợc thể hiện qua sự thể hiện là một ngƣời có chuyên môn tốt đƣợc giáo viên đánh giá cao, có năng lực tổ chức hoạt động dạy học trong nhà trƣờng, quan tâm và tạo điều kiện cho giáo viên phát triển và học tập, chú ý đến năng lực cá nhân của từng ngƣời để giao việc phù hợp, vị tha độ lƣợng, tôn trọng giáo viên với tƣ cách là đồng nghiệp.

- Văn hóa ứng xử giữa các đồng nghiệp thể hiện qua sự tôn trọng nhau về chuyên môn, cá tính và nhu cầu cá nhân. Hơn nữa phải biết thân thiện để tìm tiếng nói chung nhiều hơn, hợp tác và giúp đỡ nhiều hơn tạo ra một môi trƣờng văn hóa, dân chủ và lành mạnh. Văn hóa ứng xử giữa học sinh với học sinh: Đó là sự hợp tác, chia sẻ những kinh nghiệm học tập. Cùng nhau giải quyết và giúp đỡ nhau khi có khó khăn. Tóm lại, xây dựng và phát triển văn hóa ứng xử trong nhà trƣờng đó là việc xây dựng và duy trì các chuẩn mực, thói quen tích cực trong giao tiếp ứng xử giữa các thành viên trong nhà trƣờng. Để làm đƣợc những điều đó, Ban giám hiệu và Hiệu trƣởng nhà trƣờng THPT cần phải thực hiện các nội dung sau:

- Khảo sát, đánh giá lại văn hóa ứng xử trong nhà trƣờng để từ đó có căn cứ phát triển văn hóa ứng xử trong nhà trƣờng. Xây dựng chiến lƣợc nhà trƣờng trong đó có nội dung xây dựng và phát triển văn hóa ứng xử, đề cao tính quan trọng của các mối quan hệ ứng xử. Xây dựng cán bộ quản lý và giáo viên phải là những cá nhân chuẩn mực về đạo đức và văn hóa ứng xử để trở thành những hạt nhân vững chắc trong một nhà trƣờng có văn hóa ứng xử lành mạnh và là tấm gƣơng để học sinh noi theo.

- Lập kế hoạch xây dựng và phát triển văn hóa ứng xử tích cực, lành mạnh trong nhà trƣờng, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và cá nhân; xác định các mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt đƣợc khi thực hiện văn hóa ứng xử và dự thảo đƣợc các tiêu chí đánh giá việc thực hiện văn hóa ứng xử trong nhà trƣờng.

- Xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong nhà trƣờng, có các nội dung cụ thể dành cho các đối tƣợng. Quy tắc ứng xử phải phù hợp với đặc điểm, tình hình của nhà trƣờng, dễ hiểu, dễ thực hiện, chi tiết và cụ thể. Tham khảo ý kiến đóng góp của cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trƣờng trong xây dựng bộ quy tắc phù hợp với thực tiễn.

- Tổ chức tập huấn kỹ năng cho cán bộ Đoàn, Công đoàn, cán bộ các lớp, tổ chức treo và dán các khẩu hiệu, logo nhằm tuyên truyền về tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong nhà trƣờng. Nhà trƣờng chủ động tham gia các hoạt động, các hội thi về văn hóa ứng xử của các tổ chức cấp trên. Cụ thể trong tuần sinh hoạt công dân đầu khóa cần tuyên truyền và giảng dạy đến học sinh về những quy tắc ứng xử trong nhà trƣờng, quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS. Tạo nên một môi trƣờng sáng

tạo, thân thiện và an toàn giúp điều hòa nhân cách của ngƣời học, ngƣời dạy, tạo nên một nhà trƣờng hợp tác và cởi mở.

- Tổ chức tổng kết và sơ kết đánh giá các hoạt động ngoại khóa về nội dung xây dựng, phát triển văn hóa ứng xử trong nhà trƣờng. Biểu dƣơng kịp thời những tập thể lớp học sinh hay các cá nhân có đóng góp tích cực cho hoạt động xây dựng và phát triển văn hóa ứng xử trong nhà trƣờng. Đồng thời, nhắc nhở, phê bình hoặc kỷ luật những trƣờng hợp vi phạm về nội quy ứng xử trong nhà trƣờng.

- Xây dựng và phát triển một nhà trƣờng có đầy đủ về cơ sở vật chất, tiện nghi và an toàn tạo nên một cảnh quan nhà trƣờng kiểu mẫu. Lãnh đạo nhà trƣờng cần tiến hành xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, cảnh quan an toàn, sạch đẹp đạt chuẩn theo quy định. Việc ứng xử với môi trƣờng cảnh quan của nhà trƣờng đƣợc thể hiện ở việc giữ gìn, bảo vệ hệ thống cơ sở vật chất khi sử dụng. Thực hành tiết kiệm điện nƣớc trong nhà trƣờng. Cùng với quá trình sử dụng là quá trình giữ gìn, tái sử dụng. Với mỗi cá nhân trong nhà trƣờng cần nêu cao tinh thần tự chủ trong quá trình làm việc. Môi

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường thpt huyện bù đăng tỉnh bình phước 1 (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)