Đánh giá thực trạng quản lý xây dựngvăn hóa nhà trƣờng tại các trƣờng THPT

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường thpt huyện bù đăng tỉnh bình phước 1 (Trang 66 - 70)

9. Cấu trúc của luận văn

2.5. Đánh giá thực trạng quản lý xây dựngvăn hóa nhà trƣờng tại các trƣờng THPT

trƣờng THPT huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phƣớc

2.5.1. Đánh giá những mặt mạnh

- Các thành viên trong trƣờng THPT đều nhận thức rõ về tầm quan trọng của công tác phát triển VHNT gắn với việc thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu chiến lƣợc xây dựng và phát triển nhà trƣờng trong từng giai đoạn; đều đã xây dựng đƣợc những nhiệm vụ cụ thể để xây dựng và phát triển VHNT. Đặc biệt là đội ngũ giáo viên và cán bộ trong nhà trƣờng đều xác định đƣợc vị trí, vai trò của bản thân trong quá trình xây dựng VHNT.

- Về tổng quan, công tác xây dựng VHNT đã đƣợc sự quan tâm nhất định của các nhà trƣờng, đã phần nào đƣợc thể hiện qua những nội dung cụ thể bằng những quy định, nội quy và những phong trào trong cán bộ, giáo viên và học sinh.

- Các trƣờng THPT đã tổ chức nhiều hoạt động giáo dục VHNT. Những nội dung giáo dục mà các trƣờng đã triển khai thực hiện để giáo dục cho học sinh đều là những nội dung thiết thực. Những nội dung đó xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của hoạt động giảng dạy, học tập, hoạt động trong công tác quản lý, đoàn thể xã hội và các thiết chế văn hóa trong nhà trƣờng. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy đƣợc những điểm cốt lõi nhất về thực trạng các hoạt động VHNT, hiệu quả các hoạt động đó trong các trƣờng THPT.

- Công tác xây dựng VHNT đã có sự tham gia của nhiều lực lƣợng trong nhà trƣờng, đó là đảng ủy, ban giám hiệu, giáo viên, cán bộ quản lý tổ chuyên môn, đoàn thanh niên, hội học sinh, tổ chức công đoàn nhà trƣờng.

- Nhà trƣờng đã tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy tắc ứng xử văn hóa thân thiện giữa các thành viên trong nhà trƣờng, gắn với từng đợt, từng phong trào thi đua.

- Đại đa số nhà trƣờng đều thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”. Mỗi ngƣời học, ngƣời dạy đều thể hiện lòng quyết tâm, nhận thức đầy đủ, tinh thần trách nhiệm của mình trong việc đồng lòng tham gia xây dựng phong trào. Cán bộ quản lý nhà trƣờng hằng năm đều lấy các tiêu chí của phong trào thi đua “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” để đánh giá thi đua về nền nếp và đạo đức của ngƣời dạy và ngƣời học.

- Các hoạt động phong trào thi đua, thể dục thể thao của học sinh cũng đƣợc phát triển. Học sinh đã chủ động chiếm lĩnh tri thức, tham gia các hoạt động phong trào và thực hiện nền nếp, lối sống học đƣờng nghiêm túc nhƣng thân thiện, hòa nhã, văn minh.

2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân

- Nhận thức của các thành viên tại các nhà trƣờng đã có nhƣng chƣa đồng đều. Vấn đề VHNT phải là vấn đề chung, chiến lƣợc của nhà trƣờng. Muốn thực hiện đƣợc kế hoạch thì phải có nhận thức đầy đủ và tích cực, đồng đều của tất cả các thành viên. Tuy nhiên một bộ phận cán bộ, GV và học sinh còn cho rằng vấn đề VHNT chƣa thực sự quan trọng đối với việc nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng.

- Các nhà quản lý VHNT trực tiếp là hiệu trƣởng, giáo viên, nhân viên và học sinh của trƣờng cũng chƣa xác định một cách rõ ràng về việc hiểu, xây dựng và phát triển VHNT. Họ sẽ phải hình thành, kế thừa và phát huy những giá trị VHNT nhƣ thế nào và xây dựng VHNT theo hƣớng quảng bá thƣơng hiệu, tạo nên nét riêng độc đáo trong hệ thống các trƣờng ở trong cùng khu vực dân cƣ và địa phƣơng.

- Các nội dung xây dựng và phát triển VHNT tại các trƣờng đƣợc các nhà quản lý và các thành viên trong nhà trƣờng triển khai thực hiện ở mức độ trung bình hoặc trung bình khá. Bởi vì ban giám hiệu và các thành viên khác trong nhà trƣờng chƣa xác định đƣợc rõ ràng về công việc này.

- Việc kiểm tra đánh giá về kết quả thực hiện quản lý nhà trƣờng theo những tiêu chí phát triển văn hóa còn chƣa đƣợc thực hiện. Hầu hết các nhà trƣờng còn chƣa có bộ khung tiêu chuẩn về đánh giá phát triển VHNT. Còn sự hiểu lầm về việc đánh giá VHNT với đánh giá thành tích học tập của học sinh, thành tích giảng dạy của GV và thành tích chung của nhà trƣờng.

- Xây dựng VHNT chƣa đƣợc xem là một nội dung quan trọng trong quản lý nhà trƣờng. Nhiều GV, cán bộ quản lý vẫn xem VHNT nhƣ là một yếu tố tồn tại cố

hữu trong nhà trƣờng, không cần phải phát huy hay kế thừa các giá trị văn hóa. Chính điều này gây khó khăn không nhỏ đến vấn đề xây dựng VHNT tại các nhà trƣờng THPT.

- Việc xây dựng VHNT cần sự phối hợp của các lực lƣợng liên quan. Tuy nhiên, hầu hết các nhà trƣờng vẫn chƣa làm tốt công tác phối kết hợp giữa các lực lƣợng. Các lực lƣợng bên ngoài nhà trƣờng vẫn chƣa tham gia nhiều vào quá trình xây dựng và phát triển VHNT.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Qua khảo sát thực trạng về xây dựng VHNT tại các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phƣớc, chúng ta có thể thấy nhận thức về vấn đề xây dựng VHNT của các thành viên đã có nhƣng chƣa đồng đều, thống nhất. Các nhà trƣờng đang trong quá trình định hình lại các giá trị VHNT nhƣng vẫn chƣa có sự nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của xây dựng VHNT. Thực trạng xây dựng VHNT đƣợc đánh giá ở mức trung bình. Trong khi mức độ thực hiện các nội dung còn chƣa tốt. Các nội dung xây dựng VHNT là văn hóa quản lý, văn hóa giảng dạy và văn hóa học tập còn thực hiện ở mức trung bình. Các nội dung về xây dựng VHNT tiếp cận theo các chức năng quản lý cũng thực hiện ở mức trung bình. Vấn đề tạo môi trƣờng thuận lợi và liên kết các lực lƣợng liên quan trong xây dựng VHNT vẫn chƣa thực hiện tốt. Những ảnh hƣởng của các yếu tố văn hóa tiêu cực bên ngoài vẫn còn len lỏi vào trong thực trạng xây dựng VHNT.

Mặt khác, vấn đề văn hóa nhà trƣờng trong các trƣờng THPT đang là những nội dung có tính thời sự của xã hội. Đó là một số chuẩn mực đạo đức, giá trị và hành vi của giáo viên, học sinh không còn phù hợp với quy định chung của xã hội và đi ngƣợc lại với giá trị truyền thống của dân tộc từ bao đời nay trong các nhà trƣờng. Các yếu tố về môi trƣờng, sƣ phát triển nhanh của thông tin, mạng xã hội đang dần xâm chiếm những giá trị truyền thống của nhà trƣờng. Chính vì thế từ thực trạng đó nhà trƣờng THPT cần có những giải pháp quản lý nhằm xây dựng văn hóa nhà trƣờng ổn định và bền vững hơn.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƢỜNG TẠI CÁC TRƢỜNG THPT HUYỆN BÙ ĐĂNG TỈNH BÌNH PHƢỚC

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường thpt huyện bù đăng tỉnh bình phước 1 (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)