Khái quát tình hình phát triển kinh tế văn hóa xã hội huyện Bù Đăng, tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường thpt huyện bù đăng tỉnh bình phước 1 (Trang 49 - 52)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2. Khái quát tình hình phát triển kinh tế văn hóa xã hội huyện Bù Đăng, tỉnh

Đăng, tỉnh Bình Phƣớc

2.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Bù Đăng

Bù Đăng là một huyện miền núi của tỉnh Bình Phƣớc, có tỉ lệ 37,9% đồng bào dân tộc thiểu số (Stiêng và MNông) là dân tộc bản địa. Bù Đăng nằm ở tọa độ 106085’ đến 107067’ kinh đông với diện tích: 1501 km², dân số: 144,289 ngƣời (2020). Phía Bắc và phía Đông Bắc giáp tỉnh Đak Nông, Phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng, phía

Tây và Tây Bắc giáp huyện Phƣớc Long, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Đồng Phú, phía Nam giáp tỉnh Đồng Nai. Trên địa bàn Huyện có 31 dân tộc anh em cùng sinh sống hòa thuận. Ngƣời dân Bù Đăng chủ yếu làm nông nghiệp với các loại cây cao su, tiêu, điều, cà phê và một số loại cây ăn trái.

Theo báo cáo Chính trị Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Bù Đăng lần thứ VIII nhiệm kỳ 2021 – 2025, nền kinh tế tiếp tục phát triển, các chỉ tiêu đều vƣợt so với Nghị quyết đề ra, tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt 7,89%. Tỷ trọng ngành nông – lâm nghiệp – thủy sản chiếm 44%, tốc độ tăng bình quân 5,69%/năm cao hơn 2,19% so với chỉ tiêu Nghị quyết. Mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hƣớng tập trung, chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật. Chăn nuôi phát triển khá, từng bƣớc chuyển sang chăn nuôi tập trung. Diện tích mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản tăng 5,1 ha so với đầu nhiệm kỳ (chủ yếu lồng bè trên lòng hồ Thác Mơ). Các dịch vụ và ngành nghề ở nông thôn tiếp tục phát triển góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân.Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 54 triệu đồng cao gấp 2,2 lần so với năm 2015.

Trong những năm tới, Bù Đăng tập trung phát triển và nâng cao chất lƣợngnguồn nhân lực, tiếp tục huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh tốc độ tăng trƣởng và chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Giảm nhanh hộ nghèo, khuyến khích làm giàu hợp pháp; phát triển văn hóa xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội với bảo vệ môi trƣờng; xây dựngnền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

2.2.2. Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo huyện Bù Đăng

Ngày nay, dƣới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin và truyền thông, kinh tế tri thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội và nền giáo dục trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Điều đó đã và đang hƣớng nhân loại bƣớc vào nền văn minh trí tuệ với hai đặc trƣng cơ bản là “xã hội thông tin” và “kinh tế tri thức”.

Để phù hợp với sự phát triển của thời đại, Đảng ta đã xác định, đổi mới giáo dục là nhiệm vụ cấp bách và quan trọng. Khi xã hội ngày càng tiến bộ và phát triển, đòi hỏi chúng ta cần phải thay đổi theo để bắt kịp với xu thế vận hành của thời đại. Một đất nƣớc phát triển phụ thuộc rất nhiều vào quá trình học tập và rèn luyện của thế hệ trẻ, họ chính là những ngƣời chủ nhân tƣơng lai trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vì thế, sự nghiệp giáo dục và đổi mới giáo dục là vấn đề luôn gắn liền với chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Tỉnh Bình Phƣớc nói chung và huyện Bù Đăng nói riêng

cũng không nằm ngoài sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc về nhiệm vụ này.

Tỉnh Bình Phƣớc đƣợc tái lập vào năm 1997, trên cơ sở tách ra từ tỉnh Sông Bé. Ngành GD & ĐT qua 24 năm hoạt động, ngành đã gặp không ít những khó khăn nhƣng vẫn cố gắng phấn đấu vƣợt qua và đạt đƣợc những thành tích đáng kể. Năm 1997 huyện Bù Đăng chỉ có 21 trƣờng với gần 14000 học sinh. Đến nay, toàn huyện đã có 67 trƣờng học các cấp.

Trong những năm qua, giáo dục và đào tạo huyện Bù Đăng vẫn tiếp tục phát triển, chất lƣợng đƣợc nâng lên, quy mô, mạng lƣới trƣờng lớp đƣợc củng cố. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 8 trƣờng đạt chuẩn về cơ sở vật chất theo Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và 14/67 trƣờng học đạt chuẩn quốc gia (chiếm tỉ lệ 20,89%). Ngành giáo dục của huyện tiếp tục duy trì, giữ vững và nâng cao các tiêu chí đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở. Theo báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bù Đăng lần thứ VIII nhiệm kỳ 2020 – 2025, toàn huyện có 100% học sinh lớp 5 hoàn thành chƣơng trình tiểu học; 98,4% học sinh tốt nghiệp THCS; 96,5% tốt nghiệp THPT. Huy động trẻ 5 tuổi đến trƣờng đạt 99,23%; trẻ 6 – 14 tuổi ra lớp đạt 99,2%. Tỷ lệ học sinh lƣu bán, bỏ học giảm mạnh; học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Olympic năm sau luôn cao hơn năm trƣớc.

Với sự cố gắng, trách nhiệm của lãnh đạo huyện, Ngành giáo dục và đào tạo, sự ủng hộ của nhân dân địa phƣơng, công tác xây dựng và phát triển giáo dục phổ thông trên địa bàn đã gặt hái đƣợc nhiều thành quả. Huyện đƣợc công nhân duy trì đạt chuẩn quốc gia xóa mù chữ ở mức độ 1, phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập trung học cơ sở ở mức độ 1 và đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục tiểu học ở mức độ 3. Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đƣợc nâng cao.

Bên cạnh những mặt đạt đƣợc, phát triển giáo dục – đào tạo trên địa bàn cũng gặp không ít khó khăn. Là một huyện phát triển kinh tế còn hạn chế, do đó trang thiết bị, phƣơng tiện phục vụ dạy học tuy đƣợc quan tâm đầu tƣ nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc so với yêu cầu giáo dục hiện tại. Chất lƣợng giáo dục chƣa đồng đều giữa các trƣờng, chất lƣợng đội ngũ giáo viên chƣa cao; việc phát huy năng lực, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh chƣa đƣợc chú trọng. Việc xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do cơ sở vật chất của nhiều đơn vị trƣờng học thiếu thốn, diện tích khuôn viên nhỏ hẹp chƣa đạt tiêu chuẩn; thiếu phòng học bộ môn, sân chơi, sân tập và các thiết bị dạy học; một số trƣờng đã xuống cấp do đƣợc xây dựng và sử dụng từ lâu; nguồn kinh phí đầu tƣ cho trƣờng đạt chuẩn quốc gia hạn chế; chất lƣợng đội ngũ giáo viên không đồng đều; công tác duy trì sĩ số học sinh gặp khó khăn nhất là trong công tác chuẩn bị thực hiện chƣơng trình sách giáo khoa mới (cơ sở

vật chất, trang thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên).

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường thpt huyện bù đăng tỉnh bình phước 1 (Trang 49 - 52)