Nguyên tắc đề xuất các giải pháp

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường thpt huyện bù đăng tỉnh bình phước 1 (Trang 70 - 72)

9. Cấu trúc của luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp

3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống

Giải pháp đƣợc đề xuất phải có tính hệ thống, có nghĩa là chúng có mối liên kết chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, tƣơng tác với nhau, giải pháp này hỗ trợ cho giải pháp kia và ngƣợc lại. Bên cạnh đó mỗi giải pháp đều có tính độc lập tƣơng đối, tính đặc thù. Giải pháp này là điều kiện, tiền đề cho giải pháp kia, chúng không thể tách rời nhau hợp thành một chỉnh thể thống nhất.

Các giải pháp đề xuất phải đƣợc xem xét trong mối tƣơng quan chặt chẽ giữa mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức, phƣơng tiện, môi trƣờng bồi dƣỡng, năng lực của giảng viên và đối tƣợng bồi dƣỡng. Đồng thời, chúng cũng cần đƣợc xem xét trong các mối quan hệ tác động qua lại giữa các cấp quản lý, các bộ phận trong tổ chức quản lý, giữa giáo viên với nhà trƣờng và tổ chuyên môn, giữa bối cảnh bên trong và bên ngoài nhà trƣờng.

3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa

Văn hóa là sự kế thừa và phát triển. Những giá trị văn hóa đƣợc hình thành từ rất lâu hoặc hình thành ngay trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên khi đƣợc thừa nhận là yếu tố thuộc về văn hóa thì nó phải đại diện cho một tổ chức hay rộng hơn là một vùng hay lãnh thổ. Để khẳng định đƣợc tính kế thừa của văn hóa thì văn hóa phải đƣợc xây dựng trên nền tảng của lịch sử đó chính là sự kế thừa những giá trị tốt đẹp đã tồn tại trong một môi trƣờng nhất định. Trong nhà trƣờng thì các giá trị văn hóa tồn tại từ ngay khi đƣợc thành lập trở thành hệ tƣ tƣởng xuyên suốt gắn bó với quá trình phát triển của nhà trƣờng đó. Chính vì thế trong khi đề xuất các giải pháp xây dựng hay phát triển những giá trị văn hóa mới thì cán bộ quản lý cần phải chú ý đến những giá trị văn hóa đã tồn tại, những giá trị đã đạt đƣợc trong quản lý VHNT. Đặc biệt là phải chú ý đến tính ảnh hƣởng của nó đối với các thành viên trong tổ chức. Cụ thể, khi đề xuất các giải pháp quản lý phải thấy đƣợc những điểm mới, trên cơ sở nền tảng của những giải pháp cũ đã đƣợc thực hiện. Trong hệ thống giải pháp có những giải pháp giữ nguyên, có những giải pháp bổ sung, thay thế hoặc cải tiến để phù hợp với bối cảnh thực hiện.

3.1.3. Đảm bảo tính cấp thiết và khả thi

đƣợc tính hiệu quả của một giải pháp quản lý đƣợc đƣa ra. Để đảm bảo mức độ khả thi đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng của chủ thể quản lí, giúp cho việc áp dụng các giải pháp vào thực tiễn một cách thuận lợi, có hiệu quả thiết thực. Các giải pháp đề xuất cần phát huy các ƣu điểm sẵn có, khắc phục những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lí phát triển văn hóa nhà trƣờng. Vì vậy, mỗi giải pháp phải mang hai giá trị là tính cấp thiết và tính khả thi. Đảm bảo tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất đòi hỏi các giải pháp phải sát với thực tiễn phát triển giáo dục THPT, quản lý giáo dục, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng, đƣợc khảo nghiệm, kiểm chứng khách quan thể hiện tính đúng đắn và hiệu quả khi triển khai thực hiện phổ biến. Tính cấp thiết và tính khả thi của mỗi giải pháp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Không thể có một giải pháp đề xuất cần thiết lại không khả thi, và ngƣợc lại, rất khả thi nhƣng lại không cần thiết.

3.1.4. Đảm bảo tính đồng bộ

Giải pháp quản lý đƣợc đề xuất phải là một hệ thống các giải pháp và có mối quan hệ mật thiết với nhau để tạo nên tính đồng bộ và toàn diện hỗ trợ lẫn nhau của các giải pháp mới đạt kết quả tốt.

Đảm bảo tính đồng bộ và toàn diện là cần có các giải pháp đề xuất cho hoạt động quản lý ở cấp độ từ rộng đến hẹp, từ chung đến riêng; phải coi trọng mọi hoạt động giáo dục từ các hoạt động chung của toàn trƣờng đến các hoạt động của các đoàn thể, tổ bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, hoạt động giảng dạy của giáo viên bộ môn, sự phối kết hợp giữa các lực lƣợng trong nhà trƣờng. Đồng thời đảm bảo điều kiện cần thiết về tài chính, cơ sở vật chất cho các hoạt động và sự phối kết hợp giữa các lực lƣợng tham gia giáo dục. Bên cạnh đó, việc kết hợp chặt chẽ các bên liên quan tham gia vào quá trình giáo dục, đào tạo trong nhà trƣờng là một đòi hỏi để đảm bảo tính toàn diện khi xác định các giải pháp. Bởi vậy, trong hoạt động bồi dƣỡng cần phải thực hiện đầy đủ và đồng thời nhiều giải pháp.

Các giải pháp về quản lý xây dựng VHNT trung học phổ thông huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phƣớc đƣa ra phải đặt trong hệ thống các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chiến lƣợc phát triển giáo dục của ngành, của địa phƣơng. Mặt khác, chúng phải đƣợc nhìn nhận trên nhiều góc độ và liên quan đến các phƣơng diện về xây dựng VHNT. Vì vậy, quá trình quản lý hoạt động bồi dƣỡng cần phải đƣợc tiến hành toàn diện từ mục tiêu đến nội dung, phƣơng pháp, hình thức, phƣơng tiện và cách thức thực hiện.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường thpt huyện bù đăng tỉnh bình phước 1 (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)