Nội dung quản lý xây dựngvăn hóa trƣờng trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường thpt huyện bù đăng tỉnh bình phước 1 (Trang 40 - 43)

9. Cấu trúc của luận văn

1.5. Nội dung quản lý xây dựngvăn hóa trƣờng trung học phổ thông

1.5.1. Lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường THPT

Nội dung lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trƣờng THPT trên cơ sở phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới. Đây là việc phát huy các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mà nhà trƣờng đã có. Những giá trị này vẫn còn

phù hợp với việc xây dựng văn hóa trong thời điểm hiện tại của nhà trƣờng, phù hợp với yêu cầu giáo dục của đất nƣớc, phù hợp với văn hóa dân tộc. Nội dung này cần phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu sau:

- Kế hoạch xây dựng VHNT qua việc phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới đƣợc tích hợp vào kế hoạch chung của nhà trƣờng; bao quát hết các nội dung phù hợp và nội dung mới cần phát huy trong việc xây dựng VHNT; chỉ rõ các mốc thời gian, các nội dung chính cần phát huy để xây dựng VHNT.

- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền về những nội dung cần phát huy trong xây dựng VHNT; kế hoạch tập huấn cho giáo viên và cán bộ nhà trƣờng về những nội dung cần phát huy trong xây dựng VHNT; kế hoạch tập huấn kĩ năng lôi cuốn các lực lƣợng khác ở địa phƣơng tham gia vào việc phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới trong xây dựng VHNT (UBND các xã; phòng giáo dục và đào tạo; các tổ chức chính trị xã hội tại các xã/thị trấn,...).

- Xây dựng kế hoạch phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới của xây dựng VHNT.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra về việc phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới của xây dựng VHNT.

1.5.2. Tổ chức thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường

Sau khi việc lập kế hoạch xây dựng VHNT đã đƣợc thực hiện xong, lãnh đạo nhà trƣờng thiết lập bộ máy để thực hiện nhiệm vụ xây dựng VHNT. Đây là khâu quan trọng của quản lý xây dựng VHNT. Bởi vì, bất cứ một hoạt động nào khi tiến hành thực hiện cũng cần phải có con ngƣời cụ thể, các bộ phận cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ xây dựng VHNT. Bên cạnh công việc tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ xây dựng VHNT thì chủ thể quản lý nhiệm vụ này cần phải tổ chức các hoạt động cụ thể để xây dựng VHNT. Các nội dung này đƣợc thực hiện nhƣ sau:

- Lãnh đạo nhà trƣờng thành lập các bộ phận chịu trách nhiệm chính trong việc phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới của VHNT. Huy động tất cả giáo viên và cán bộ nhà trƣờng tham gia vào việc phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới của VHNT. Huy động tối đa nỗ lực của các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách trong việc phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới của VHNT.

- Chỉ đạo để nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trƣờng trong việc phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới của VHNT; huy động tối đa sự tham gia của các tổ chức xã hội tại địa phƣơng trong việc phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới của VHNT …

1.5.3. Chỉ đạo xây dựng văn hóa nhà trường

Việc chỉ đạo xây dựng VHNT tại trƣờng THPT cần đƣợc thể hiện ở hình thức phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới của văn hóa nhà trƣờng.

Chỉ đạo điều phối nhằm phát huy những giá trị phù hợp của VHNT: Hiệu trƣởng ra quyết định triển khai các hoạt động phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới của VHNT; hƣớng dẫn giáo viên, cán bộ, học sinh nhà trƣờng, các lực lƣợng liên quan lựa chọn nội dung, phƣơng pháp và hình thức phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới của VHNT; chỉ đạo đổi mới về mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp và hình thức phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới của VHNT; chỉ đạo các bộ phận bố trí thời gian hợp lí cho việc phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới của VHNT; chỉ đạo chuẩn bị và sử dụng các thiết bị, phƣơng tiện vật chất phục vụ phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới của VHNT,…

Chỉ đạo điều phối nhằm xây dựng những nội dung mới của VHNT: Hiệu trƣởng ra quyết định triển khai các hoạt động xây dựng những nội dung mới của VHNT; hƣớng dẫn giáo viên, cán bộ, học sinh nhà trƣờng, các lực lƣợng liên quan lựa chọn nội dung, phƣơng pháp và hình thức xây dựng những nội dung mới của VHNT; chỉ đạo đổi mới về mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp và hình thức xây dựng những nội dung mới của VHNT. Hƣớng dẫn giáo viên, cán bộ, học sinh nhà trƣờng, các lực lƣợng liên quan lựa chọn tài liệu về xây dựng những nội dung mới của VHNT; chỉ đạo các bộ phận bố trí thời gian hợp lí cho việc xây dựng những nội dung mới của VHNT; chỉ đạo chuẩn bị và sử dụng các thiết bị, phƣơng tiện vật chất phục vụ xây dựng những nội dung mới của VHNT,...

1.5.4. Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng văn hóa nhà trường

Hoạt động kiểm tra, đánh giá có vai trò rất quan trọng và là nội dung không thể thiếu trong quản lý xây dựng VHNT. Góp phần quan trọng đối với hiệu quả xây dựng VHNT. Khi thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá giáo viên, học sinh, cán bộ phục vụ của nhà trƣờng trong xây dựng văn hóa thì việc xây dựng VHNT sẽ đƣợc thực hiện tốt, đáp ứng đƣợc mục tiêu đề ra. Ngƣợc lại, khi thiếu sâu sát, ít kiểm tra thì việc xây dựng VHNT sẽ không đồng bộ, chất lƣợng, hiệu quả thấp.

Hoạt động kiểm tra, đánh giá trong xây dựng VHNT cũng đƣợc thể hiện qua hai hình thức: Kiểm tra, đánh giá việc phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới và kiểm tra, đánh giá việc xây dựng những nội dung mới của VHNT.

phù hợp và xây dựng những nội dung mới trong xây dựng VHNT đƣợc thể hiện ở các nội dung: tổ chức kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới trong xây dựng VHNT; kiểm tra việc phối hợp các lực lƣợng trong phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới trong xây dựng VHNT; kiểm tra, đánh giá kết quả về phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới trong xây dựng VHNT; kiểm tra việc sử dụng các nguồn lực nhằm phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới trong xây dựng VHNT; báo cáo kết quả kiểm tra, rút kinh nghiệm về phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới trong xây dựng VHNT,...

Phƣơng pháp đánh giá thƣờng đƣợc sử dụng trong xây dựng VHNT: quan sát, phỏng vấn điều tra, viết thu hoạch, báo cáo chuyên đề, trắc nghiệm khách quan, đánh giá theo tiêu chí,…. Việc lựa chọn phƣơng pháp đánh giá phụ thuộc vào đối tƣợng cũng nhƣ thời điểm, thời gian tiến hành. Mỗi hình thức và phƣơng pháp đánh giá có thế mạnh khác nhau. Vì vậy, để thực hiện tốt đánh giá t trong xây dựng VHNT cần kết hợp các hình thức và phƣơng pháp đánh giá một cách hợp lí nhất.

Từ kết quả kiểm tra đánh giá công tác xây dựng VHNT, cán bộ quản lý nhà trƣờng hoàn toàn xác định đƣợc những nội dung, tiêu chí đã đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc để tiến hành điều chỉnh cho phù hợp và bảo đảm tính khả thi trong quá trình thực hiện tiếp theo.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường thpt huyện bù đăng tỉnh bình phước 1 (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)