Nội dung quản lý xây dựngvăn hóa trƣờng trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường thpt huyện bù đăng tỉnh bình phước 1 (Trang 40)

9. Cấu trúc của luận văn

1.5. Nội dung quản lý xây dựngvăn hóa trƣờng trung học phổ thông

1.5.1. Lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường THPT

Nội dung lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trƣờng THPT trên cơ sở phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới. Đây là việc phát huy các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mà nhà trƣờng đã có. Những giá trị này vẫn còn

phù hợp với việc xây dựng văn hóa trong thời điểm hiện tại của nhà trƣờng, phù hợp với yêu cầu giáo dục của đất nƣớc, phù hợp với văn hóa dân tộc. Nội dung này cần phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu sau:

- Kế hoạch xây dựng VHNT qua việc phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới đƣợc tích hợp vào kế hoạch chung của nhà trƣờng; bao quát hết các nội dung phù hợp và nội dung mới cần phát huy trong việc xây dựng VHNT; chỉ rõ các mốc thời gian, các nội dung chính cần phát huy để xây dựng VHNT.

- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền về những nội dung cần phát huy trong xây dựng VHNT; kế hoạch tập huấn cho giáo viên và cán bộ nhà trƣờng về những nội dung cần phát huy trong xây dựng VHNT; kế hoạch tập huấn kĩ năng lôi cuốn các lực lƣợng khác ở địa phƣơng tham gia vào việc phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới trong xây dựng VHNT (UBND các xã; phòng giáo dục và đào tạo; các tổ chức chính trị xã hội tại các xã/thị trấn,...).

- Xây dựng kế hoạch phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới của xây dựng VHNT.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra về việc phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới của xây dựng VHNT.

1.5.2. Tổ chức thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường

Sau khi việc lập kế hoạch xây dựng VHNT đã đƣợc thực hiện xong, lãnh đạo nhà trƣờng thiết lập bộ máy để thực hiện nhiệm vụ xây dựng VHNT. Đây là khâu quan trọng của quản lý xây dựng VHNT. Bởi vì, bất cứ một hoạt động nào khi tiến hành thực hiện cũng cần phải có con ngƣời cụ thể, các bộ phận cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ xây dựng VHNT. Bên cạnh công việc tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ xây dựng VHNT thì chủ thể quản lý nhiệm vụ này cần phải tổ chức các hoạt động cụ thể để xây dựng VHNT. Các nội dung này đƣợc thực hiện nhƣ sau:

- Lãnh đạo nhà trƣờng thành lập các bộ phận chịu trách nhiệm chính trong việc phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới của VHNT. Huy động tất cả giáo viên và cán bộ nhà trƣờng tham gia vào việc phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới của VHNT. Huy động tối đa nỗ lực của các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách trong việc phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới của VHNT.

- Chỉ đạo để nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trƣờng trong việc phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới của VHNT; huy động tối đa sự tham gia của các tổ chức xã hội tại địa phƣơng trong việc phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới của VHNT …

1.5.3. Chỉ đạo xây dựng văn hóa nhà trường

Việc chỉ đạo xây dựng VHNT tại trƣờng THPT cần đƣợc thể hiện ở hình thức phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới của văn hóa nhà trƣờng.

Chỉ đạo điều phối nhằm phát huy những giá trị phù hợp của VHNT: Hiệu trƣởng ra quyết định triển khai các hoạt động phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới của VHNT; hƣớng dẫn giáo viên, cán bộ, học sinh nhà trƣờng, các lực lƣợng liên quan lựa chọn nội dung, phƣơng pháp và hình thức phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới của VHNT; chỉ đạo đổi mới về mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp và hình thức phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới của VHNT; chỉ đạo các bộ phận bố trí thời gian hợp lí cho việc phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới của VHNT; chỉ đạo chuẩn bị và sử dụng các thiết bị, phƣơng tiện vật chất phục vụ phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới của VHNT,…

Chỉ đạo điều phối nhằm xây dựng những nội dung mới của VHNT: Hiệu trƣởng ra quyết định triển khai các hoạt động xây dựng những nội dung mới của VHNT; hƣớng dẫn giáo viên, cán bộ, học sinh nhà trƣờng, các lực lƣợng liên quan lựa chọn nội dung, phƣơng pháp và hình thức xây dựng những nội dung mới của VHNT; chỉ đạo đổi mới về mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp và hình thức xây dựng những nội dung mới của VHNT. Hƣớng dẫn giáo viên, cán bộ, học sinh nhà trƣờng, các lực lƣợng liên quan lựa chọn tài liệu về xây dựng những nội dung mới của VHNT; chỉ đạo các bộ phận bố trí thời gian hợp lí cho việc xây dựng những nội dung mới của VHNT; chỉ đạo chuẩn bị và sử dụng các thiết bị, phƣơng tiện vật chất phục vụ xây dựng những nội dung mới của VHNT,...

1.5.4. Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng văn hóa nhà trường

Hoạt động kiểm tra, đánh giá có vai trò rất quan trọng và là nội dung không thể thiếu trong quản lý xây dựng VHNT. Góp phần quan trọng đối với hiệu quả xây dựng VHNT. Khi thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá giáo viên, học sinh, cán bộ phục vụ của nhà trƣờng trong xây dựng văn hóa thì việc xây dựng VHNT sẽ đƣợc thực hiện tốt, đáp ứng đƣợc mục tiêu đề ra. Ngƣợc lại, khi thiếu sâu sát, ít kiểm tra thì việc xây dựng VHNT sẽ không đồng bộ, chất lƣợng, hiệu quả thấp.

Hoạt động kiểm tra, đánh giá trong xây dựng VHNT cũng đƣợc thể hiện qua hai hình thức: Kiểm tra, đánh giá việc phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới và kiểm tra, đánh giá việc xây dựng những nội dung mới của VHNT.

phù hợp và xây dựng những nội dung mới trong xây dựng VHNT đƣợc thể hiện ở các nội dung: tổ chức kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới trong xây dựng VHNT; kiểm tra việc phối hợp các lực lƣợng trong phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới trong xây dựng VHNT; kiểm tra, đánh giá kết quả về phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới trong xây dựng VHNT; kiểm tra việc sử dụng các nguồn lực nhằm phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới trong xây dựng VHNT; báo cáo kết quả kiểm tra, rút kinh nghiệm về phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới trong xây dựng VHNT,...

Phƣơng pháp đánh giá thƣờng đƣợc sử dụng trong xây dựng VHNT: quan sát, phỏng vấn điều tra, viết thu hoạch, báo cáo chuyên đề, trắc nghiệm khách quan, đánh giá theo tiêu chí,…. Việc lựa chọn phƣơng pháp đánh giá phụ thuộc vào đối tƣợng cũng nhƣ thời điểm, thời gian tiến hành. Mỗi hình thức và phƣơng pháp đánh giá có thế mạnh khác nhau. Vì vậy, để thực hiện tốt đánh giá t trong xây dựng VHNT cần kết hợp các hình thức và phƣơng pháp đánh giá một cách hợp lí nhất.

Từ kết quả kiểm tra đánh giá công tác xây dựng VHNT, cán bộ quản lý nhà trƣờng hoàn toàn xác định đƣợc những nội dung, tiêu chí đã đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc để tiến hành điều chỉnh cho phù hợp và bảo đảm tính khả thi trong quá trình thực hiện tiếp theo.

1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý xây dựng văn hóa nhà trƣờng trung học phổ thông trƣờng trung học phổ thông

1.6.1. Các yếu tố chủ quan

1.6.1.1. Năng lực của cán bộ quản lý nhà trường

Năng lực của cán bộ quản lý là nhân tố quan trọng quyết định đến quá trình quản lý xây dựng VHNT. Cán bộ quản lý nhà trƣờng là những ngƣời trực tiếp quản lý, lập kế hoạch, kiểm tra đôn đốc, đánh giá kết quả việc thực hiện xây dựng VHNT, là ngƣời chịu trách nhiệm đầu tiên trong quá trình xây dựng VHNT. Trong nhà trƣờng THPT thì cán bộ quản lý nhà trƣờng bao gồm có Hiệu trƣởng, Phó Hiệu trƣởng, Chủ tịch công đoàn, Bí thƣ đoàn trƣờng và Tổ trƣởng tổ chuyên môn. Nhiệm vụ và chức năng mỗi cấp quản lý thì sẽ có sự khác nhau nhƣng nhìn chung trong quá trình quản lý xây dựng VHNT đều cần tới những năng lực quản lý và phẩm chất đạo đức của nhà quản lý.

Hiệu trƣởng là ngƣời chịu trách nhiệm về mọi mặt, hoạch định tầm nhìn chiến lƣợc cũng nhƣ ra quyết định về sự phát triển của nhà trƣờng. Phó Hiệu trƣởng là ngƣời hỗ trợ cho Hiệu trƣởng trong quá trình triển khai các vấn đề quản lý đƣợc phân công.

Chủ tịch công đoàn, Bí thƣ đoàn trƣờng và Tổ trƣởng tổ chuyên môn là những ngƣời tiếp nhận và trực tiếp triển khai các quyết định tới đơn vị mình phụ trách. Trong quá trình xây dựng VHNT cần chú trọng đến chuẩn mực đạo đức của cán bộ quản lý.

1.6.1.2. Chất lượng của đội ngũ giáo viên trong nhà trường

Cán bộ, giáo viên là những ngƣời trực tiếp làm công tác chuyên môn trong nhà trƣờng. Đầy đủ số lƣợng và đảm bảo về chất lƣợng cán bộ, giáo viên là một tiêu chí, là thƣớc đo đánh giá sự vững mạnh của một nhà trƣờng. Chất lƣợng của giáo viên tác động trực tiếp đến sự nhận thức của họ về hoạt động xây dựng VHNT. Chính vì vậy, khi chất lƣợng giáo viên cao thì cán bộ quản lý trong nhà trƣờng sẽ thuận lợi trong việc xây dựng khối đoàn kết và hợp tác để tiến hành xây dựng VHNT.

Bên cạnh đó, cán bộ, giáo viên cũng là ngƣời ảnh hƣởng trực tiếp đến học sinh. Đây là cầu nối quan trọng để truyền đạt kế hoạch xây dựng và phát triển VHNT tới học sinh. Chất lƣợng giáo viên cao thì những giá trị văn hóa tốt đẹp luôn đƣợc hƣớng tới.

Nói tóm lại, chất lƣợng của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trƣờng có ảnh hƣởng rất lớn tới quá trình quản lý xây dựng VHNT.

1.6.1.3. Đặc điểm của học sinh THPT

Học sinh trong một nhà trƣờng THPT thƣờng không có sự khác nhau lớn về khu vực sinh sống hay văn hóa bởi họ thƣờng đến trong một địa phƣơng (các xã/thị trấn trong cùng một huyện). Do đó, công tác quản lý và giáo dục học sinh của nhà trƣờng khá thuận lợi. Cán bộ quản lý cần nắm vững đặc điểm này để tiến hành quản lý xây dựng VHNT.

1.6.2. Các yếu tố khách quan

1.6.2.1. Đổi mới giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học

Các định hƣớng quan trọng trên đƣợc thể hiện rất rõ ở các điểm mới về phƣơng pháp xây dựng chƣơng trình: xuất phát từ bối cảnh của thời đại, từ nhu cầu phát triển đất nƣớc, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực để xác định mục tiêu giáo dục phổ thông, từ đó xác định yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực ngƣời học, nội dung dạy học, phƣơng pháp dạy học và phƣơng pháp đánh giá kết quả giáo dục. Theo đó, các phẩm chất chủ yếu cần đƣợc hình thành và phát triển ở ngƣời học bao gồm: yêu nƣớc, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; và các năng lực cũng đƣợc xác định bao gồm các năng lực cốt lõi (gồm năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; các năng lực chuyên môn: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất) và các năng lực đặc biệt (năng khiếu).

học, để từ đó lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học phù hợp, tăng cƣờng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong tổ chức dạy học thông qua việc sử dụng các mô hình học tập kết hợp giữa mô hình lớp học truyền thống với các mô hình dạy học mở, dạy học trực tuyến. Để đáp ứng mục tiêu giáo dục mới, cần chú trọng, quan tâm về bản lĩnh và năng lực sáng tạo của giáo viên để hƣớng dẫn học sinh tự học, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, tăng cƣờng xây dựng các mô hình học tập gắn với thực tiễn, xây dựng và sử dụng tủ sách lớp học, phát triển văn hóa đọc gắn với hoạt động của các câu lạc bộ khoa học trong nhà trƣờng. Đồng thời, phẩm chất và năng lực của ngƣời học cũng đƣợc hình thành và phát triển qua các hoạt động giao lƣu, kết nối, tƣơng tác với thực tiễn đời sống để khơi dậy hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng sống, nâng cao hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới…

Để đảm bảo tính khả thi của đổi mới phƣơng pháp dạy học, vai trò của giáo viên thể hiện trong công việc tổ chức, hƣớng dẫn hoạt động học tập trong môi trƣờng thân thiện và những tình huống có vấn đề nhằm khuyến khích ngƣời học tích cực tham gia, khuyến khích ngƣời học tự khẳng định nhu cầu và năng lực của bản thân, đồng thời rèn cho ngƣời học thói quen và khả năng tự học, tích cực phát huy tiềm năng và vận dụng hiệu quả những kiến thức, kỹ năng đã đƣợc tích lũy, tạo tiền đề để phát triển toàn diện nguồn nhân lực trong bối cảnh phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, hƣớng tới một nền giáo dục Việt Nam hiện đại và hội nhập quốc tế.

1.6.2.2. Cơ sở vật chất và truyền thống văn hóa nhà trường

Xây dựng môi trƣờng giáo dục là một vấn đề lớn trong hoạt động giáo dục và đào tạo, để hoạt động dạy và học luôn diễn ra trong một môi trƣờng cụ thể. Một môi trƣờng thuận lợi sẽ tạo điều kiện tốt cho việc dạy và học, ở đó giáo viên có đầy đủ những điều kiện để thực hiện quá trình dạy học một cách tốt nhất; học sinh hứng thú và có điều kiện để lĩnh hội và tìm tòi kiến thức mới, hoàn thiện hệ thống kỹ năng, tích cực, chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức.

Truyền thống văn hóa nhà trƣờng là những truyền thống tốt đẹp mang ý nghĩa tích cực và tiêu biểu cho bản sắc văn hóa dân tộc. Truyền thống văn hóa nhà trƣờng rất đa dạng và phong phú. Trong phạm vi nghiên cứu, vấn đề đƣa giáo dục giá trị văn hóa truyền thống tuổi học sinh trong nhà trƣờng phổ thông, chỉ tập trung vào những giá trị truyền thống văn hóa tinh thần tiêu biểu, cốt lõi, phù hợp với lứa tuổi, cấp học, đồng thời nhằm phát huy vai trò của truyền thống đối với xây dựng nhân cách văn hóa học sinh trong cuộc sống và yêu cầu phát triển của đất nƣớc hiện nay.

Có thể nói một cách khái quát, môi trƣờng dạy học là nơi diễn ra quá trình dạy học mà ở đó các yếu tố bên ngoài và bên trong tác động đến quá trình dạy học, cụ thể

hơn đó chính là các điều kiện vật chất và tinh thần có ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình dạy học. Môi trƣờng vật chất là toàn bộ những cơ sở vật chất, kỹ thuật, các phƣơng tiện, thiết bị phục vụ cho dạy và học trong nhà trƣờng.

1.6.2.3. Sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường

Xã hội hóa giáo dục là huy động mọi lực lƣợng xã hội cùng tham gia phát triển

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường thpt huyện bù đăng tỉnh bình phước 1 (Trang 40)