Kết quả phân lập, tuyển chọn vi khuẩn Bacillus spp từ các mẫu đất trồng cây hoa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn các chủng bacillus thuringiensis có khả năng kiểm soát rệp sáp (planococcus citri) (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả phân lập, tuyển chọn vi khuẩn Bacillus spp từ các mẫu đất trồng cây hoa

hoa màu.

Từ các mẫu đất thu được ở các vùng trồng cây hoa màu, tôi tiến hành phân lập theo phương pháp của Traves (1987). Trước khi phân lập, các mẫu được gia nhiệt với nước muối sinh lý ở 80oC trong 10 phút. Tiến hành nuôi cấy các chủng trên môi trường Lysogeny broth ở 28oC trong 24 đến 48 giờ. Sau đó, tiến hành tuyển chọn các chủng Bacillus thuringiensis theo phương pháp của Fadel (1998) qua đặc điểm hình hình thái khuẩn lạc

nuôi ở 42oC trên môi trường Lysogeny broth 48 giờ và quan sát hình dạng tế bào, tinh thể và bào tử khi nhuộm với Coomassie brilliant blue. Kết quả thu được 10 chủng vi khuẩn có khả năng tăng trưởng ở 42oC, được kí hiệu từ như trong bảng được trình bày ở Bảng 3.1 và Hình 3.1, Hình 3.2, Hình 3.3.

Kí hiệu chủng

Hình thái khuẩn lạc (KL)

Hình thái tế bào Bào tử

Tinh thể

M1

KL có màu trắng sữa, lõm ở giữa, viền lan rộng trịn nhăn

Hình que, xếp riêng lẻ, bào tử chính tâm, tinh thể hình cầu. + + TA1 KL màu trắng trứng, trịn, có núm ở giữa bề mặt nhẵn. Hình que, xếp thành chuỗi, bào tử chính tâm, tinh thể hình cầu.

+ + NL KL màu trắng sữa, trịn đều, có nhầy. Hình que, xếp riêng lẻ, bào tử lệch tâm. + - NCL2 KL màu trắng sữa, có núm ở giữa, viền lan rộng, nhìn nghiêng bề mặt sần sùi.

Hình que, xếp thành chuỗi, bào tử hình

trứng, ngay tâm. + -

Bảng 3.1: Đặc điểm hình thái khuẩn lạc và một số đặc điểm sinh học của các

26 3

KL màu vàng nhạt, trịn đều, có ria nhỏ tỏa đều, hơi nhầy.

Hình que, xếp riêng lẻ, bào tử hình elip chính tâm, tinh thể hình quả trám. + - 5 Khuẩn lạc màu trắng đục, bề mặt nhẵn, cạnh mịn. Hình que, xếp riêng lẻ, bào tử lệch tâm. + - CP Khuẩn lạc màu trắng đục, bề mặt nhẵn, cạnh mịn Hình que, xếp thành chuỗi, bào tử hình elip, chính tâm, tinh thể hai đầu

+ +

B1

KL màu trắng sữa, mọc lan tỏa như lông chim, viền mờ

Hình que, xếp riêng lẻ, bào tử hình elip chính tâm, khơng có tinh thể

+ -

L KL màu trắng sữa, nhăn nheo, có viền lan rộng.

Hình que, bào tử hình

elip chính tâm. + -

HF KL trắng đục, khơ, bám dính trên thạch

Hình que, xếp thành

chuỗi, bào tử hình elip. + -

Chú thích: (+) kết quả dương tính; (-) kết quả âm tính.

Kết quả cho thấy trong số 10 chủng vi khuẩn phân lập có:

- 10/10 chủng thuộc chi Bacillus (tế bào có dạng hình que, hình thành bào tử). - 3/10 chủng quan sát thấy có sự hiện diện của tinh thể độc (TA1, CP, M1).

27

Hình 3.1: Hình thái khuẩn lạc và hình thái tế bào của chủng TA1

Hình 3.2: Hình thái khuẩn lạc và hình thái tế bào của chủng CP

Hình 3.3: Hình thái khuẩn lạc và hình thái tế bào của chủng M1

28

Đối với 3 chủng vi khuẩn sinh tinh thể độc có đặc điểm chung là: khuẩn lạc có màu trắng sữa, có núm ở giữa, viền lan rộng; tinh thể độc có nhiều dạng: hình lưỡng tháp và hình cầu với các kích thước khác nhau. Những chủng vi khuẩn này có đặc điểm giống với các vi khuẩn Bacillus thuringiensis đã được cơng bố, đó là: khuẩn lạc màu trắng, bề mặt nhăn hoặc khơng, có viền lan rộng; tế bào có dạng hình que, đầu hơi tù, bào tử hình trứng chính tâm; tinh thể có hình lưỡng tháp, hình lập phương và hình cầu.

Qua kết quả có thể thấy các chủng vi khuẩn sinh tinh thể mới phân lập được có độ đa dạng cao về dạng tinh thể, bao gồm: dạng lưỡng tháp và dạng hình cầu với các kích thước khác nhau. Sự khác nhau về cấu trúc cũng như hình dạng tinh thể độc là do các thành phần protein cấu tạo nên. Sự phong phú về hình dạng tinh thể có thể dẫn tới sự đa dạng về gene độc tố, là cơ sở tạo nên phổ diệt côn trùng rộng cho các chủng Bacillus thuringiensis nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn các chủng bacillus thuringiensis có khả năng kiểm soát rệp sáp (planococcus citri) (Trang 37 - 40)