Kết quả xác định đặc tính sinh lý, sinh hóa của vi khuẩn Bacillus thuringiensis giả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn các chủng bacillus thuringiensis có khả năng kiểm soát rệp sáp (planococcus citri) (Trang 40 - 45)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Kết quả xác định đặc tính sinh lý, sinh hóa của vi khuẩn Bacillus thuringiensis giả

giả định phân lập được

Các chủng Bacillus thuringiensis được đặc trưng bởi sự hiện diện của protein tinh

thể. Tuy nhiên, để khẳng định 3 chủng vi khuẩn tuyển chọn thuộc chi Bacillus, chúng tôi tiến hành khảo sát các đặc tính sinh lý và sinh hóa bao gồm: khả năng di động, khả năng chịu mặn, khả năng sinh enzyme catalase và khả năng sinh enzyme oxidase.

Kết quả thử nghiệm khả năng di động

Cấy các chủng (TA1, CP, M1) vào môi trường thạch mềm, sau 24 giờ nuôi cấy tiến hành đọc kết quả. Kết quả được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.2: Kết quả thử nghiệm khả năng di động

STT Kí hiệu chủng Kết quả

1 TA1 +

2 M1 +

3 CP +

29

Sau 24 giờ, quan sát các hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm nhận thấy các mẫu vi khuẩn phân lập được (TA1, CP, M1) làm đục môi trường xung quanh, mọc lan ra khỏi đường cấy.

Hình ảnh kết quả giám định khả năng di động:

Kết quả thử phản ứng oxidase

Dựa vào khả năng sinh enzyme cytochrome oxidase của vi khuẩn. Khi vi sinh vật tiết cytochrome oxidase, enzyme này sẽ oxy hóa chất cho điện tử nhân tạo, chuyển điện tử sang chất nhận điện tử nhân tạo và làm xuất hiện màu tím thẫm trên giấy thử. Thể hiện ở các hình dưới đây.

CP

TA1 M1

Hình 3.4: Thử nghiệm khả năng di động của các chủng TA1, CP, M1

Hình 3.5: Thử nghiệm phản ứng oxidase của các chủng TA1, CP, M1

CP

30

Kết quả thử phản ứng catalase

Để tiến hành phản ứng catalase, dùng que cấy lấy một ít khuẩn lạc thuần đặt lên một lam kính sạch. Nhỏ vài giọt hydrogene peroxide (H2O2) 30% lên sinh khối vi khuẩn trên lam kính. Kết quả thể hiện ở bảng 3.5:

Bảng 3.3: Kết quả thử phản ứng catalase

STT Kí hiệu chủng Kết quả

1 TA1 +

2 M1 +

3 CP +

Ghi chú: (+) dương tính: sủi bọt khí (có sinh enzyme catalase)

Từ bảng 3.3 ta thấy cả 3 chủng vi khuẩn đem tiến hành phản ứng catalase đều có hiện tượng sủi bọt khí (do khí O2 thốt ra). Như vậy, cả ba chủng đều có khả năng sinh enzyme catalase có thể phân hủy H2O2 thành O2 và H2O.

Hình ảnh kết quả giám định phản ứng catalase

TA1 CP M1

31

Kết quả thử phản ứng citrate

Cấy ria vi khuẩn trên bề mặt ống thạch nghiêng có mơi trường Citrate Simmons chứa chỉ thị màu xanh Bromothymol, để ở tủ ấm 37oC. Sau 24 giờ cấy tiến hành đọc kết quả. Thể hiện ở các hình dưới đây

Màu xanh bromthymol chuyển từ màu lục sang màu xanh dương. Như vậy cả ba chủng TA1, CP, M1 đều có khả năng sử dụng citrat

Kết quả thử phản ứng lên men đường

Cấy chủng vi khuẩn vào mơi trường có thành phần gồm Phenol red carbohydrate broth (trypticase: 1%; NaCl: 0,5%; phenol đỏ: 0,018g/l; carbohydrate: 0,1% (glucose, sucrose, lactose…), nuôi ở 37ºC trong 24 - 48h.

CP

Hình 3.7: Thử nghiệm phản ứng citrate của các chủng TA1, CP, M1

32

Kết quả thử nghiệm khả năng phân giải Urea

Cấy vi khuẩn vào 5ml môi trường Urea christensen, chỉ thị màu dùng trong môi trường là phenol red, ủ 37oC. Sau 24 – 48 giờ tiến hành đọc kết quả, phản ứng dương tính khi mơi trường chuyển sang màu hồng cánh sen, phản âm tính khi mơi trường khơng đổi màu (Nguyễn Lân Dũng et al., 2005). Kết quả thể hiện ở các hình dưới đây

Qua kết quả thử nghiệm đặc tính sinh lý, sinh hóa của 03 chủng Bacillus thuringiensis giả định cho thấy 03 chủng này đều có các phản ứng tích cực liên quan đến xét nghiệm catalase, oxidase, thử nghiệm khả năng di động, citrate, urea và phân giải đường. Cả ba chủng vi khuẩn đều sinh trưởng ở 42°C. Như vậy, các xét nghiệm sinh lý, sinh hóa của các chủng vi khuẩn thống nhất với những báo cáo của Claus và Berkeley (1986), có thể khẳng định một lần nữa là ba chủng tuyển chọn đều thuộc chi Bacillus.

33

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn các chủng bacillus thuringiensis có khả năng kiểm soát rệp sáp (planococcus citri) (Trang 40 - 45)