Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến DN Hệ số quan trọng Mức độ tác động Xác xuất xảy ra Tính chất xảy ra Số điểm tổng hợp (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 ... 2 ... 3 ... ... (Nguyễn Thành Độ, 2002)
- Cột 1: Lập danh mục các yếu tố bên ngoài chủ yếu ảnh hưởng đến doanh nghiệp;
- Cột 2: Xác định mức độ quan trọng của yếu tố được đánh giá bằng hệ số quan
trọng: Rất quan trọng = 3, quan trọng vừa = 2, ít quan trọng = 1;
- Cột 3: Xác định mức độ tác động của từng yếu tố môi trường bên ngoài đối với
doanh nghiệp: Tác động mạnh = 3, tác động trung bình = 2, tác động ít = 1 và không tác động = 0;
- Cột 4: Xác định xác suất xảy ra của từng yếu tố bên ngoài;
- Cột 5: Xác định tính chất tác động của từng nhân tố theo hai hướng: Nếu tác động
tích cực lấy dấu cộng (+), còn nếu tác động tiêu cực lấy dấu trừ (-);
- Cột 6: Xác định điểm của từng yếu tố, lấy điểm cột (2) nhân với điểm cột (3) nhân
với xác suất ở cột (4) và lấy dấu cột (5).
b)Môi trường bên trong doanh nghiệp
Các yếu tố sản xuất
Sản xuất là lĩnh vực hoạt động gắn liền với việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ. Đây là một lĩnh vực hoạt động chính, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng thành công của doanh nghiệp nói chung cũng như các lĩnh vực hoạt động khác nói riêng. Các vấn đề cần phân tích đối với yếu tố sản xuất là:
Giá cả nguyên vật liệu, chất lượng và tình hình cung cấp nguyên vật liệu, quan hệ với nhà cung cấp; hệ thống tồn kho; lợi thế do sản xuất quy mô lớn; các phương pháp
kiểm tra tác nghiệp như kiểm tra thiết kế, lập kế hoạch tiến độ, kiểm tra chất lượng sản phẩm; hiệu quả của chức năng sản xuất và khả năng cạnh tranh...
Hoạt động Marketing
Chức năng của bộ phận Marketing là phải phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra các chương trình liên quan đến việc tạo ra và duy trì các mối quan hệ trao đổi với khách hàng theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Thành công của bộ phận Marketing như thế nào phải được phản ánh lên các vấn đề sau:
Hệ thống thông tin Marketing có đưa ra được những thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời về xu hướng phát triển thị trường; hệ thống hoạch định Marketing có hiệu quả không; có định kì phân tích lợi nhuận của từng sản phẩm, đoạn thị trường, và kênh phân phối không? Quản trị các kênh phân phối như thế nào? Định kì xem xét lại chi phí cho marketing; việc nghiên cứu thị trường và phân tích kinh tế trước khi đưa sản phẩm mới...
Tài chính của doanh nghiệp
Xem xét tình trạng tài chính là phương pháp đánh giá vị trí cạnh tranh tốt nhất của doanh nghiệp và là vấn đề mà các nhà đầu tư vốn vào doanh nghiệp quan tâm nhất.
Tình trạng tài chính được thể hiện trên một số chỉ tiêu sau đây (các chỉ số tài chính): Các chỉ số về khả năng thanh toán; các chỉ số về đòn cân nợ; các chỉ số về hoạt động; các chỉ số về doanh lợi; các chỉ số về mức tăng trưởng.
Một số yếu tố khác
Nhân lực và tổ chức quản lý
Chú ý đến chất lượng nhân viên và cán bộ lãnh đạo, cơ cấu ngành nghề, kinh nghiệm, công tác quản trị nhân sự, bộ máy tổ chức quản lý và các chính sách có liên quan đến con người.
Nghiên cứu và phát triển
Phân tích trên sáu kỹ năng chủ yếu là: Kỹ năng nghiên cứu kỹ thuật và khoa học cơ bản; kỹ năng áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật mới; kỹ năng quản trị dự án; kỹ
năng thiết kế; kỹ năng hợp nhất giữa nghiên cứu phát triển với sản xuất; kỹ năng hợp nhất giữa nghiên cứu phát triển với công tác tiếp thị.
Văn hóa tổ chức
Nền văn hóa của một tổ chức là tập hợp những kinh nghiêm, đặc điểm và phong thái sinh hoạt liên kết với nhau tạo thành hành vi hoặc phong cách ứng xử của tập thể; nhất là trong mối quan hệ với môi trường xung quanh. Văn hóa của tổ chức còn bao gồm các chuẩn mực, các giá trị, nguyện vọng và niềm tin cơ bản mà cấp lãnh đạo của tổ chức kiên trì theo đuổi thông qua các chương trình hành động của mình.
Nề nếp hoạt động quản trị
Thể hiện trên những chức năng chủ yếu là: Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra.
Tài sản vô hình
Khi phân tích tài sản vô hình cần đặc biệt quan tâm đến: Những giá trị chủ yếu nào làm nên ưu thế chiến lược của doanh nghiệp như: Các bằng phát minh, nhãn hiệu, biểu tượng, những độc đáo của sản phẩm, các mối quan hệ đặc biệt.
Thông tin
Hiệu quả của hệ thống thông tin, tính chính xác, đầy đủ và khách quan của hệ thống thông tin; các nhà quản trị có biết sử dụng hệ thống thông tin để ra các quyết định không? Hệ thống thông tin có được cải tiến liên tục về nội dung và đảm bảo tiện lợi cho sử dụng không? Các dữ liệu thông tin có đư ợc cập nhật hóa thường xuyên không?
Bảng phân tích, đánh giá các yếu tố bên trong
Việc liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu trong doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở đó mà chúng ta cần phân tích mối liên hệ giữa chúng, đánh giá mức độ quan trọng và cường độ tác động của các yếu tố đó vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng phân tích, đánh giá các yếu tố bên trong giúp cho doanh nghiệp thực hiện điều này.