(Đơn vị: số khách hàng/63khách hàngcó kết quả khảo sát)
(Nguồn: Tác giả trực tiếp khảo sát, điều tra)
STT Câu hỏi Kết quả Tốt Trung Bình Chưa tốt
1 Mức độ quan tâm của bộ phận cho vay đến
các khách hàng 56/63 7/63 0/63
2 Việc tổ chức thực hiện các chính sách cho
vay của Chi nhánh 53/63 10/63 0/63 3 Các thủ tục cho vay của Chi nhánh 51/63 12/63 0/63 4 Đánh giá của các khách hàng về năng lực
cán bộ cho vay 55/63 6/63 2/63 5 Thái độ, cách ứng xử đối với khách hàng của
các cán bộ Chi nhánh 59/63 4/63 0/63 6 Mức độ hài lòng của khách hàng 59/63 4/63 0/63 7 Trình độ cơ sở vật chất, tốc độ xử lý thông
tin của Chi nhánh 60/63 3/63 0/63 8 Các hoạt động marketing, quảng bá hình ảnh
của Chi nhánh 54/63 5/63 4/63 9 Tình hình xử lý các vấn đề khi phát sinh các
tranh chấp 54/63 6/63 3/63
10
Việc hướng dẫn lập hồ sơ cho vay, chỉnh sửa đề nghị vay vốn, các thủ tục hồ sơ của cán bộ đối với khách hàng
Nhìn vào kết quả trên ta thấy, về cơ bản các doanh nghiệp đã hài lòng phần nào về nỗ lực thúc đẩy cho vay trên địa bàn. Đặc biệt là ở những đánh giá có nhận định “chưa tốt” là ít, trên cơ sở đó các doanh nghiệp yên tâm hoạt động trên địa bàn và phối hợp với Chi nhánh để thúc đẩy hoạt động cho vay.
Tuy nhiên, ở một số chỉ tiêu, chưa thực sự nhận được đánh giá cao của các doanh nghiệp được khảo sát. Cụ thể như sau:
- Các hoạt động marketing, quảng bá hình ảnh của Chi nhánh còn chưa được chú trọng. Các hoạt động như khuyến mại, tặng quà… cho khách hàng chưa được quan tâm đúng mực.
- Đánh giá về năng lực cán bộ cho vay, việc hướng dẫn cách lập hồ sơ cho vay, chỉnh sửa đề nghị vay vốn, các thủ tục của một số cán bộ còn chưa cao. Các cán bộ đơi khi cịn lúng túng trong việc xử lý thông tin, các kiến thức và kinh nghiệm trong quy trình, nghiệp vụ xử lý khoản vay cịn chưa cao gây khó khăn trong q trình thẩm định và cho vay.
- Tiến độ giải quyết các vấn đề tranh chấp hoặc khiếu nại giữa khách hàng với ngân hàng chưa được nhanh chóng hoặc khách hàng cảm thấy chưa được trả lời, giải đáp một cách thỏa đáng.
2.2.2.3. Sự đóng góp của hoạt động cho vay Ngân hàng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội
BIDV là một ngân hàng có quy mơ lớn và kinh nghiệm hàng đầu trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích; có mạng lưới trải khắp tồn quốc với 190 chi nhánh, 821 điểm mạng lưới, 1.811 ATM và 15.962 POS; có mạng lưới phi ngân hàng bao gồm công ty chứng khốn (BSC), cơng ty cho th tài chính, cơng ty bảo hiểm phi nhân thọ (BIC); có hiện diện thương mại tại nhiều Quốc gia khác như Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc… đảm bảo phục vụ tốt nhất tới mọi đối tượng có nhu cầu.
Với mạng lưới rộng khắp, BIDV khẳng định vai trị là cơng cụ đắc lực của Đảng và Chính phủ trong việc thực thi các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. BIDV luôn nghiêm chỉnh chấp hành và thực thi một cách tích cực và hiệu quả các chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, đóng góp vai trị quan trọng trong việc
ổn định kinh tế vĩ mơ, đi đầu thực hiện các nhóm giải pháp của Chính phủ về kiềm chế lạm phát.
Với vai trò là Chi nhánh lá cờ đầu của hệ thống, BIDV Hà Thành cũng luôn quan tâm đến công tác phát triển cộng đồng thông qua nhiều chương trình tài trợ, an sinh xã hội như: Xây nhà tình nghĩa cho các mẹ Việt Nam anh hùng tại Hà Nội, trao quà và quần áo ấm cho trẻ em vùng cao, miền núi phía bắc, tài trợ xe ô tô cho bệnh viện đại học Y, Trường đại học Bách Khoa Hà Nội,…
2.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ THÀNH
2.3.1. Một số kết quả đạt được
Sau 14 năm hoạt động kể từ năm 2003 và sau 4 năm kể từ thời điểm Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam bắt đầu cổ phần hóa, Chi nhánh Hà Thành đã đạt được một số thành tựu đáng kể, trong đó một phần đóng góp khơng nhỏ từ hoạt động cho vay. Một số kết quả đạt được của BIDV Hà Thành trong giai đoạn 2013-2017 như sau:
Thứ nhất, nguồn vốn huy động của Chi nhánh luôn đảm bảo tăng trưởng bền vững qua các năm, là đòn bẩy vững vàng để đáp ứng tốt nhu cầu phát triển cho vay, đảm bảo cho hoạt động cho vay phát triển bền vững và ổn định. Tỷ lệ tổng dư nợ/Tổng vốn huy động của Chi nhánh các năm gần đây đều được duy trì ở mức nhỏ hơn 70%, từ đó đảm bảo an tồn về hệ số khả năng thanh khoản của Chi nhánh trong giai đoạn thị trường có nhiều biến động khó lường như hiện nay. Qua đó đảm bảo cho tất cả hoạt động của Chi nhánh được thơng suốt, trong đó có hoạt động cho vay, từ đó có cơ sở để mở rộng quy mơ dư nợ an tồn và bền vững, giúp nâng cao chất lượng cho vay trong thời gian tới.
Thứ hai, cơ cấu các khoản vay tương đối phù hợp và an toàn trong bối cảnh tình hình kinh tế hiện nay. Tỷ trọng các khoản vay ngắn hạn từ năm 2013 đến 2015 vẫn chiếm tỷ lệ trên 50%. Đến năm 2016 và năm 2017, tỷ lệ dư nợ trung, dài hạn tăng mạnh vượt hơn so với dư nợ ngắn hạn, tuy nhiên đây đều là các khoản đầu tư trái phiếu hoặc các khoản vay trung, dài hạn của các Tổng cơng ty, tập đồn lớn, có
uy tín trên thị trường. Qua đó vừa đảm bảo duy trì ổn định, vừa mở rộng được thị phần khách hàng. Tỷ trọng cho vay khơng có TSBĐ của Chi nhánh là rất thấp chỉ chiếm dưới 1% tổng dư nợ, đây chủ yếu là khoản vay thấu chi tín chấp của cán bộ nhân viên. Bên cạnh đó tỷ trọng cho vay đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình cũng có xu hướng tăng qua các năm. Đây là nhóm khách hàng kinh doanh rất năng động và hiệu quả, do đó chất lượng cho vay của Chi nhánh cũng từng bước được nâng cao.
Thứ ba, tỷ lệ các nhóm nợ qua các năm khơng có sự biến động lớn, ln duy trì ở mức hợp lý và an tồn, với tỷ lệ nợ nhóm 1 ln chiếm từ 99% dư nợ trở lên. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn được khống chế ở ngưỡng dưới 1% và có xu hướng giảm dần qua các năm và đây là mức khá an toàn. So với mặt bằng chung của hệ thống ngân hàng thương mại và theo yêu cầu của BIDV thì đây là mức tương đối thấp. Tỷ lệ nợ quá hạn khơng có khả năng thu hồi qua 3 năm đều ở mức thấp, và có xu hướng giảm, cho thấy sự nỗ lực của Chi nhánh trong công tác thu hồi nợ và hạn chế rủi ro mất vốn.
Thứ tư, quy mô dư nợ cho vay ngày càng được mở rộng, tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay và doanh số thu nợ hàng năm đều đạt mức kỳ vọng. Nhờ đó cùng với huy động vốn, nghiệp vụ cho vay ln giữ vai trị trọng tâm và chủ đạo trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Thứ năm, vịng quay vốn tín dụng của Chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt giai đoạn năm 2015 – 2017, vịng quay vốn tín dụng đã có sự cải thiện triệt để, ở mức từ 5 vịng/năm trở lên, cho thấy cơng tác thu nợ, cũng như công tác quản lý vốn vay của Chi nhánh là khá tốt. Đảm bảo an toàn đồng vốn của Ngân hàng và của khách hàng gửi tiền, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh và góp phần nâng cao chất lượng cho vay.
Thứ sáu, số lượng các sản phẩm cho vay ngày càng được đa dạng hóa, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và nâng cao sức cạnh tranh của Chi nhánh. Hàng tháng, hàng quý, Chi nhánh đều tổ chức những buổi đào tạo, hội thảo cho nhân viên tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng qua đó chất lượng nguồn nhân lực trong Chi nhánh đã từng bước được cải thiện.
Thứ bảy, chất lượng phục vụ và chăm sóc khách hàng ngày càng tốt. Khách hàng ngày càng có ấn tượng tốt về Chi nhánh, điều này đã giúp Chi nhánh tạo dựng được niềm tin và qua đó duy trì và mở rộng mối quan hệ đối với khách hàng. Những điểm mà khách hàng cảm thấy hài lòng khi đến với Chi nhánh trong thời gian vừa qua:
- Thái độ phục vụ của cán bộ quản lý khách hàng luôn luôn lịch thiệp, niềm nở, tận tình với khách hàng.
- Thời gian xử lý giao dịch nhanh nhờ ứng dụng các phần mềm ngân hàng hiện đại, chuyên môn nghiệp vụ của giao dịch viên ngày càng nâng cao.
- Hiện nay Chi nhánh đã thực hiện chun mơn hóa trong cơng việc hơn, do đó giải quyết nhanh chóng hồ sơ khách hàng và đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng.
2.3.2. Một số hạn chế
Trong quá trình phát triển của mình, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hà Thành đã đạt được những thành tựu quan trọng, tuy nhiên Chi nhánh vẫn còn một số tồn tại cần được khắc phục như:
Thứ nhất, việc đảm bảo tỷ lệ cân đối vào các khoản cho vay ngắn hạn trong những năm vừa qua nhằm hạn chế rủi ro là phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại, tuy nhiên điều này đã khiến Chi nhánh bỏ lỡ cơ hội tiếp cận với những dự án lớn, có thời gian đầu tư dài hạn, đem lại nguồn thu nhập ổn định từ lãi vay cho Chi nhánh, đặc biệt trong điều kiện Chi nhánh đã thiết lập được quan hệ với các khách hàng thường phát sinh các dự án lớn như Tập đồn Hịa Phát, tập đồn Vingroup... Bên cạnh đó, thơng qua việc tài trợ vốn cho các dự án của doanh nghiệp, Chi nhánh có thể tiếp tục tài trợ vốn ngắn hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó tạo điều kiện tăng trưởng dư nợ vững chắc và an toàn.
Thứ hai, tỷ lệ dư nợ cho vay/nguồn vốn huy động của Chi nhánh có xu hướng sụt giảm qua các năm chứng tỏ tốc độ tăng trưởng và phát triển dư nợ của Chi nhánh chưa theo kịp được tốc độ tăng trưởng của huy động vốn. Dư nợ cho vay đối tượng cá nhân và hộ gia đình tuy có xu hướng tăng qua các năm, song tỷ trọng cho vay chỉ chiếm không quá 15% tổng dư nợ, đây là mức thấp, cho thấy đối tượng khách hàng bán lẻ đang chưa
được Chi nhánh quan tâm đúng mức. Trong khi đây được xem là đối tượng khách hàng hướng tới của BIDV, có sự ổn định, sử dụng đa dạng sản phẩm và đem lại nhiều nguồn thu cho Ngân hàng. Từ đó giúp cho hoạt động cho vay của Chi nhánh phát triển vững chắc và an toàn.
Thứ ba, thu nhập từ tín dụng chiếm tỷ trọng ngày càng thấp trong tổng thu nhập của Chi nhánh và có xu hướng sụt giảm qua các năm, mức NIM cho vay bình quân chỉ đạt mức xấp xỉ 1%/năm, là mức thấp so với bình qn của hệ thống. Bên cạnh đó, dư nợ của Chi nhánh tập trung phần lớn vào một nhóm các khách hàng doanh nghiệp lớn khi dư nợ 30 khách hàng lớn nhất đã chiếm hơn 70% dư nợ của Chi nhánh. Điều này sẽ làm tăng rủi ro cho Chi nhánh nếu tình hình hoạt động kinh doanh của một trong số các khách hàng lớn này có xu hướng mất ổn định
Thứ tư, trong cơng tác xử lý và thu hồi nợ xấu, chi nhánh chưa có biện pháp kiên quyết xử lý các khoản nợ dưới tiêu chuẩn, các khoản cơ cấu nợ, dẫn đến việc một số khoản nợ phải kiện ra toà án mất nhiều thời gian và chi phí.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
Những tồn tại mà Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Thành gặp phải do những nguyên nhân khách quan sau đây:
Thứ nhất, tình hình kinh tế trong những năm gần đây có nhiều diễn biến phức tạp, gây ra nhiều bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nền kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi rõ rệt, một số lĩnh vực vẫn còn tiềm ẩn rủi ro cao. Những điều này đã gây khó khăn cho cả ngân hàng lẫn các doanh nghiệp vay vốn.
Thứ hai, sức ép của việc gia tăng tỷ lệ lạm phát, và sự gia tăng của nợ xấu đã khiến Chính phủ và NHNN thắt chặt chính sách tiền tệ. Đặc biệt trong năm 2014 và năm 2015, NHNN đã giới hạn tỷ lệ tăng trưởng tín dụng dưới 20% và hạn chế cho vay lĩnh vực phi sản xuất. Những điều này đã gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc mở rộng dư nợ cho vay.
Thứ ba, năng lực quản lý tài chính, năng lực lập dự án và năng lực dự báo của các doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn chưa tốt. Điều này đã gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc giải quyết các thủ tục vay vốn cũng như làm tăng rủi ro cho các
khoản vay.
Thứ tư, hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách về hoạt động cho vay và các hoạt động có liên quan của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước còn chưa đồng bộ, thiếu những hướng dẫn cụ thể dẫn đến khó khăn trong việc phối hợp giữa các bộ phận liên quan trong việc triển khai và thực hiện công tác cho vay.
Thứ năm, chi nhánh được giao đầu mối cho vay và hợp tác với một số các Tập đồn, Tổng cơng ty lớn trên thị trường nên chịu sức ép cạnh tranh, lôi kéo giữa các Ngân hàng trên địa bàn gay gắt, điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho Chi nhánh trong việc nâng mức lãi suất cho vay, tăng thu nhập từ hoạt động cho vay.
Thứ sáu, rủi ro về mặt đạo đức của khách hàng vay vốn vẫn cịn khá phổ biến. Tình trạng làm giả hồ sơ, giấy tờ, cố tình làm sai lệch các thơng tin tài chính nhằm qua mắt cán bộ tín dụng vẫn thường xuyên xảy ra. Bên cạnh đó một số khách hàng cịn cố tình sử dụng vốn sai mục đích. Tất cả những điều này đã làm cho Chi nhánh vẫn tồn tại nợ xấu.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, trong Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Thành còn tồn tại những nguyên nhân chủ quan cần được khắc phục như sau:
Thứ nhất, nguồn nhân lực phục vụ cho công tác cho vay của Chi nhánh vẫn còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Điều này có ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng cũng như tốc độ phát triển của hoạt động cho vay tại Chi nhánh. Hiện tại do số lượng cán bộ tín dụng cịn thiếu nên một số cán bộ vẫn phải kiêm nhiệm nhiều công việc cùng lúc. Điều này đã khiến cho tốc độ giải quyết cơng việc bị hạn chế, ngồi ra cịn dễ xảy ra tình trạng sai sót trong q trình giải quyết thủ tục vay vốn. Bên cạnh đó, năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ tín dụng vẫn chưa đáp ứng được hoàn toàn u cầu cơng việc. Đội ngũ cán bộ tín dụng tại Chi nhánh hiện nay đang trong giai đoạn trẻ hóa, mặc dù rất nhiệt tình và năng động nhưng sự thiếu kinh nghiệm cộng với khả năng nắm bắt các thơng tin, tình hình thị trường cịn chưa nhạy bén đã làm cho việc tư vấn, hướng dẫn khách hàng trong việc lập hồ sơ vay