Trong cơ cấu HĐV và dư nợ theo loại tiền, cả nguồn vốn huy động và dư nợ ngoại tệ đều chiếm một tỷ trọng nhỏ. Đối với hoạt động cho vay, dư nợ VND vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu (>79%) trong tổng cơ cấu dư nợ. Chiếm tỷ trọng nhỏ còn lại là dư nợ ngoại tệ, trong đó chủ yếu là các khoản cho vay USD đối với các khách hàng là doanh nghiệp xuất nhập khẩu, có nhu cầu vay để phát hành L/C hoặc thanh toán tiền hàng từ nước ngoài.Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng dư nợ cho vay USD vẫn có xu hướng tăng qua các năm.
Trong khi đó, nguồn vốn huy động ngoại tệ luôn thấp hơn cho vay ngoại tệ, đặc biệt là HĐV USD. Với viêc Ngân hàng Nhà nước đã giảm mức lãi suất huy động USD trên thị trường 1 về mức 0%/năm khiến cho nguồn huy động USD của Ngân hàng từ thị trường này gặp nhiều khó khăn và có xu hướng sụt giảm. Điều này sẽ gây áp lực lên nguồn vốn ngoại tệ của cả hệ thống BIDV, buộc ngân hàng phải thực hiện vay vốn ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao hơn, qua đó tăng chi phí bán vốn đối với các khoản vay USD của Chi nhánh. Như vậy, trong tình hình hiện nay, việc dư nợ USD tăng qua các năm sẽ có tác động làm giảm tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) từ cho vay và ảnh hưởng đến thu nhập từ cho vay của Chi nhánh.
d) Cơ cấu dư nợ theo hình thức bảo đảm tiền vay
Bảng 2.5: Dư nợ theo bảo đảm tiền vay 2013 – 2017
(đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng dư nợ 8.964 9.265 14.042 14.540 15.440 Dư nợ có TSBĐ 8.899 9.178 13.950 14.434 15.325 Tỷ lệ 99,3% 99,1% 99,3% 99,3% 99,3% Dư nợ khơng có TSBĐ 65 87 92 106 115 Tỷ lệ 0,7% 0,9% 0,7% 0,7% 0,7%
(Nguồn: Số liệu phịng Kế hoạch tài chính, 2013-2017)
Trong cơ cấu tổng dư nợ của BIDV Hà Thành qua các năm từ năm 2013 – 2017, thì dư nợ khơng có tài sản bảo đảm chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp < 1% tổng dư nợ, đây đều là khoản vay tín chấp của cán bộ nhân viên chi nhánh theo chính sách hỗ
trợ của BIDV, nhằm hỗ trợ mọi người trong việc tiêu dùng cá nhân. Trong khi đó dư nợ có TSBĐ của chi nhánh ln đảm bảo chiếm tỷ trọng trên 99% trong tổng dư nợ. Điều này cho thấy Chi nhánh đã rất chú trọng trong việc tăng cường các biện pháp đảm bảo để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng, từ đó giảm thiểu rủi ro của các khoản vay, nâng cao chất lượng cho vay tại chi nhánh.
e) Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ
Bảng 2.6: Dư nợ theo nhóm nợ 2013 – 2017 (đơn vị: tỷ đồng) (đơn vị: tỷ đồng) Dư nợ theo nhóm nợ 2013 2014 2015 2016 2017 Nợ nhóm 1 8.908,9 9.162,1 13.978,6 14.518,0 15.410,0 Nợ nhóm 2 52,0 19,5 42,6 2,5 12 Nợ nhóm 3 2,5 1,5 1,0 0,5 2,4 Nợ nhóm 4 0,1 0,7 0,4 0,2 1,2 Nợ nhóm 5 0,5 81,2 19,4 18,8 14,6 Tổng 8.964,0 9.265,0 14.042,0 14.540,0 15.440,0
(Nguồn: Số liệu phòng Kế hoạch tài chính, 2013-2017)
Qua bảng dư nợ theo nhóm nợ trên, ta thấy chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dư nợ qua các năm vẫn là nợ nhóm 1 với hơn 99%. Tỷ lệ các nhóm nợ khơng có biến động nhiều qua các năm. Riêng nợ nhóm 5 trong năm 2015 có sự biến động tăng hơn so với các năm khác, ở mức trên 81 tỷ do đây là thời điểm nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp kinh doanh khơng có lãi khiến cho một số khoản nợ của khách hàng khơng cịn khả năng chi trả. Tuy nhiên tỷ lệ nhóm nợ này trong tổng dư nợ vẫn luôn ở mức thấp so với quy mô dư nợ của Chi nhánh. Nếu như theo quy định của BIDV, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng phải đảm bảo ở mức < 3% tổng dư nợ, thì tỷ lệ nợ xấu của BIDV Hà Thành luôn được giữ ở mức < 1% trên tổng dư nợ. Đây là điều đáng khích lệ trong cơng tác tín dụng tại Chi nhánh, ln giữ được một cơ cấu các nhóm nợ ổn định với tỷ lệ các nhóm nợ ở mức hợp lý và an tồn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý nợ vay một cách hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
2.2.1.3. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu
(đơn vị: tỷ đồng)