(đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 Thu nhập từ tín dụng 143 165 161 146 186 Tổng thu nhập 407 521 640 797 819 Tỷ lệ 35% 32% 25% 18% 23%
(Nguồn: Số liệu phịng Kế hoạch tài chính, 2013-2017)
Mặc dù dư nợ tín dụng của Chi nhánh liên tục có sự tăng trưởng từ năm 2013 – 2017, tuy nhiên thu nhập từ tín dụng của Chi nhánh lại có biến động khơng đều qua các năm, nếu năm 2014 thu nhập từ tín dụng của Chi nhánh đạt 165 tỷ đồng thì năm 2015 giảm còn 161 tỷ đồng (tương ứng với mức giảm 2% so với năm trước) và năm 2016 giảm xuống còn 146 tỷ đồng (tương ứng mức giảm 9% so với năm trước), tuy nhiên sang năm 2017, thu nhập này đạt 186 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2016. Đi kèm với việc tổng thu nhập của Chi nhánh liên tục tăng theo quy mơ qua các năm thì tỷ lệ đóng góp từ tín dụng trong tổng thu nhập của Chi nhánh có xu hướng giảm, từ mức 35% năm 2013, giảm xuống còn 23% năm 2017.
đến việc gia tăng quy mơ tín dụng mà chưa gia tăng thu nhập một cách tương xứng. Với dư nợ năm 2017 của Chi nhánh đạt 15.440 tỷ đồng, thì với thu nhập trên, bình quân NIM cho một khoản vay của chi nhánh chỉ đạt ở mức 1,2%/năm, đây là mức thấp so với bình quân của BIDV cũng như một số các Ngân hàng khác. Điều này có thể được lý giải do BIDV Hà Thành hiện được giao đầu mối quản lý một số khách hàng là Tổng cơng ty, tập đồn lớn như Tập đồn Hịa Phát, Tập đồn điện lực, Tập đoàn FPT, Tập đoàn Vingroup…, đây là những khách hàng lớn, có uy tín do đó chịu sự cạnh tranh lôi kéo rất gắt gao từ các Tổ chức tín dụng khác khiến cho Chi nhánh phải có những chính sách lãi suất cho vay ưu đãi nhằm đảm bảo cạnh tranh và giữ chân những khách hàng này.
2.2.1.8. So sánh các chỉ tiêu định lượng của BIDV Hà Thành với cả hệ thống BIDV
Để có thể phản ánh thực trạng chất lượng cho vay tại BIDV Hà Thành so với toàn hệ thống BIDV, chúng ta sẽ so sánh một số chỉ tiêu trong năm 2017 như sau:
Chỉ tiêu BIDV Hà
Thành
Hệ thống BIDV
Hiệu suất sử dụng vốn (dư nợ/huy động vốn) 60,0% 75,4% Tỷ lệ nợ dài hạn so với tổng dư nợ 56,6% 42% Tỷ lệ dư nợ đối với bán lẻ 20,7% 29,3%
Tỷ lệ nợ xấu 0,1% 1,7 %
Tỷ lệ thu nhập từ tín dụng so với tổng thu nhập 23,0% 84,6%
(Nguồn: Số liệu BCTC đã được kiểm toán của BIDV, 2017)
Qua bảng so sánh nêu trên, chúng ta có thể thấy Chi nhánh Hà Thành kiểm soát nợ xấu rất tốt, tỷ lệ nợ xấu năm 2017 chỉ đạt 0,1%, thấp hơn rất nhiều so với toàn hệ thống BIDV. Tuy nhiên một số chỉ tiêu khác lại có sự hạn chế hơn khi so sánh với toàn hệ thống như: tỷ lệ dư nợ cho vay dài hạn cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của hệ thống; đồng thời hiệu suất sử dụng vốn, tỷ lệ dư nợ đối với khách hàng bán lẻ và tỷ lệ thu nhập từ tín dụng so với tổng thu nhập của Chi nhánh Hà Thành ở mức thấp hơn rất nhiều.
2.2.2. Các tiêu chí định tính
2.2.2.1. Tình hình quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Hà Thành:
Hiện tại, Hội sở chính Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nói chung và BIDV Hà Thành nói riêng đều ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết về quy trình, quy định cho vay từ khâu tiếp cận khách hàng, phê duyệt khoản vay, giải ngân và giám sát sau cho vay đảm bảo việc cho vay được thực hiện theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và Pháp luật có liên quan. Hoạt động cho vay tại BIDV Hà Thành được thực hiện quy các bước như sau:
- Khi tiếp cận khách hàng, bộ phận Quản lý khách hàng sẽ trực tiếp trao đổi, tìm hiểu, thu thập các thơng tin về tính pháp lý và tình hình tài chính của khách hàng, sau đó thơng qua hệ thống Xếp hạn tín dụng nội bộ để phân loại khách hàng thành các nhóm khách hàng có mức độ rủi ro khác nhau, đồng thời áp dụng chính sách tín dụng phù hợp.
- Sau khi đã phân loại khách hàng, bộ phận Quản lý khách hàng trình hồ sơ cho cấp có thẩm quyền phê duyệt khoản vay. Các cấp phê duyệt bao gồm Phó giám đốc phụ trách quản lý khách hàng, Giám đốc, Hội đồng tín dụng cơ sở tùy thuộc vào nhóm khách hàng và giới hạn tín dụng đối với từng khách hàng. Cấp phê duyệt cao nhất là Hội đồng tín dụng cơ sở qua bộ phận Thẩm định rủi ro đối với các khoản cho vay có giá trị lớn.
- Sau khi khách hàng được phê duyệt khoản vay, bộ phận Quản lý khách hàng sẽ hoàn thiện các thủ tục về ký kết Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm với khách hàng, sau đó thực hiện giải ngân trên cơ sở hồ sơ, chứng từ chứng minh mục đích phù hợp. Đồng thời định kỳ kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tình hình tài chính của khách hàng để có ứng xử phù hợp.
- Ngồi ra, tại BIDV Hà Thành có bộ phận Quản lý rủi ro với chức năng Thẩm định rủi ro đối với các khoản vay có giá trị lớn; đồng thời thường xuyên kiểm tra, kiểm soát nội bộ để phát hiện các sai sót về hồ sơ, quy trình, quy định để khắc phục kịp thời, đảm bảo an toàn cho ngân hàng.
Như vậy, hệ thống về quản trị rủi ro tại BIDV Hà Thành được thiết lập khá chặt chẽ, giúp cho chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng cho vay nói riêng tại Chi nhánh ln được đảm bảo khá tốt.
Tuy nhiên tại BIDV Hà Thành vẫn còn phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu, nguyên nhân là do thực tế tại BIDV Hà Thành có dư nợ cho vay là 15.440 tỷ động với một số lượng lớn khách hàng, trong khi số lượng cán bộ thuộc bộ phận Quản lý rủi ro tín dụng khá ít, do đó việc kiểm tra, kiểm sốt nội bộ về tín dụng chưa được thực hiện đầy đủ. Đồng thời, cán bộ Quản lý khách hàng gần như xử lý tất cả các khâu của
quy trình cho vay, do đó chất lượng cho vay cịn phụ thuộc khá nhiều vào năng lực, trình độ và đạo đức của cán bộ.
2.2.2.2. Mức độ hài lòng của khách hàng
Tác giả thực hiện phương pháp khảo sát thông qua bảng hỏi do người được phỏng vấn tự điền thông tin. Đối với các đơn vị vay vốn, phiếu điều tra được gửi đến một trong hai cá nhân chủ chốt có liên quan đến việc vay và sử dụng vốn vay là Giám đốc hoặc Kế toán trưởng. Tổng số phiếu điều tra phát ra đến các đơn vị vay vốn là 20 phiếu. Đối với khách hàng vay là cá nhân, phiếu điều tra được gửi đến trực tiếp cho khách hàng. Số phiếu điều tra phát ra đến các khách hàng cá nhân là 50 phiếu. Tổng số phiếu điều tra được phát ra là 70 phiếu. Số phiếu điều tra đã được điền thông tin một cách đầy đủ và được gửi trả là 63 phiếu, đạt tỷ lệ 90%.