Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.4. Đánh giá chung
1.4.1. Thuận lợi
- Nhìn chung, huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của đa dạng cây trồng, vật nuôi. Nhân dân bước đầu chú ý đến sản xuất lương thực, chăn nuôi và trồng trọt theo hướng hàng hoá.
- Tốc độ phát triển kinh tế mấy năm gần đây tăng nhanh, đời sống nhân dân có sự thay đổi rõ rệt theo hướng tích cực.
- Nguồn lao động dồi dào là nguồn lực lớn cho quá trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.
- Cán bộ các xã, thôn được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn, lý luận. Nhân dân được tuyên truyền giáo dục, học tập đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Quy chế dân chủở cơ sở được triển khai thường xuyên có hiệu quả.
1.4.2. Khó khăn
- Các ngành kinh tế phát triển không đồng đều, tỷ trọng ngành nông nghiệp còn chiếm quá cao, thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng cơ
bản còn hạn chế. Ngành nghề phụ ít, sản xuất chủ yếu với quy mô nhỏ lẻ, hàng hoá có sức cạnh tranh yếu, chưa thực sự thu hút thị trường. Thu nhập người dân phụ thuộc chủ yếu vào mùa vụ và chăn nuôi.
- Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm năng suất thấp. - Giao thông, thủy lợi chất lượng chưa đảm bảo, cơ sở hạ tầng còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu kiến thiết hạ tầng.
- Trang thiết bị phục vụ nhu cầu học tập và khám chữa bệnh còn thiếu thốn.
Với những mặt thuận lợi và hạn chế như trên trong tương lai nếu được sự quan tâm đúng mức, quy hoạch bố trí phân bổđất đai, sắp xếp dân cư hợp lý, khoa học thì sẽ giảm bớt được những khó khăn. Đồng thời, phát huy được những nguồn lực, khai thác tiềm năng đất đai, lao động để góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội đi lên, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân.
Để đảm bảo cho mục đích phát triển nông nghiệp, cần thiết phải dựa vào khả năng thâm canh tăng vụ, tăng năng suất, sản lượng cây trồng trên diện tích đất canh tác nông nghiệp, đồng thời mở thêm những hướng sản xuất mới trên cơ sở diện tích đất hiện có như phát triển chăn nuôi, trồng rừng sản xuất, cây ăn quả, mở rộng diện tích đất canh tác thông qua cải tạo đưa diện tích đất chưa sử dụng có khả năng sản xuất nông nghiệp vào sử dụng.