Đặc điểm tầng cây bụi

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển cây sâm lai châu (panax vietnamensis var fuscidiscus) trên địa bàn huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 48 - 52)

Huyện Trthái ạng (loài/ha) Số loài % che ph

H (m) Loài chủ yếu

Phong Thổ

TXB 29 80 0,9 Dđấươt, Kim cang. ng xỉ, Cỏ lá tre, Cói, Thông TXN 17 75 0,8 Chươỏ lá tre, Cói, Quyng, Mây đá. ển bá rải, Xú TXK 19 50 0,8 Dsôi, Cương xỏ lá tre. ỉ, Cói, Me nguồn, Mâm

Trung bình 19,8 78,1 0,83

Tầng cây bụi, thảm tươi trong khu vực điều tra chủ yếu sinh trưởng và phát triển khá tốt, chiều cao trung bình ở mức 0,83m, độ che phủ khoảng 78,1%, chúng đa phần có khả năng phơi sáng. Thành phần thực vật trong nhóm này cũng rất đơn giản, chủ yếu là các loài cây bụi nhỏ, thân thảo có khả

năng chịu lạnh tốt do ở đai độ cao lớn như Quyển bá rải, Thông đất, Kim cang, Cói...

Lớp cây bụi, thảm tươi này có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra độ ẩm thích hợp cho Sâm lai châu. Chúng giúp tích mùn trong các kẽ đã nhờ

cành rơi lá rụng được giữ lại. Việc phân bố của Sâm lai châu trong khu vực còn rải rác, với số lượng khá ít, tại vị trí bắt gặp chúng thường mọc co cụm gần nhau với một số cá thể. Nguyên nhân có thể loài này cạnh tranh môi trường sống với các loài cây bụi, thảm tươi khác trong mùa mưa, các hạt của Sâm lai châu rơi xuống bị giữ lại ở tầng thảm tươi làm cho quá trình tái sinh ngoài tán diễn ra kém, khó mở rộng phạm vi phân bố. Các cá thể mới hình thành do tái sinh dưới tán cây mẹ tạo thành từng đám co cụm.

Trong nhóm cây bụi, Sâm lai châu cũng có thể mọc thành đám thuần loài hay trên các khoảng ít cây bụi. Số loài xuất hiện trong tầng cây bụi biến động từ 17-29 loài, trong đó trạng thái rừng trung bình có số loài nhiều nhất 29 loài, thấp nhất ở trạng thái rừng nghèo kiệt 17 loài. Độ che phủ trung bình ở mức cao khoảng 80% với chiều cao trung bình 1,1 m. Các loài cây chủ yếu xuất hiện tại tầng cây bụi gồm: Dương xỉ, Sặt, Me nguồn, Cao hùng, Sa nhân, Thảo quả, Cói, Cỏ lá tre...

3.1.2. Thc trng cây gây trng trong cng đồng dân cư

Sâm lai châu là một loài có giá trị cao về mặt dược liệu cũng như

kinh tế. Trên thực tế qua điều tra tại các hộ thì cũng đã có nhiều hộđầu tư vào việc phát triển cây Sâm lai châu thành một thứ hàng hóa.

Bảng 3.6: Các hộ trồng Sâm lai châu tại huyện Phong Thổ Hộ Tổng số cây Mồ Sì San Tẩn Phủ Sài 100 Tẩn Chin Tông 36 Sì Lở Lầu Tẩn Phủ Khoa 25 Đặng Thái Sơn 30 Phàn Phủ Tông 15 Phàn Lao Tả 30 Phàn Phủ Tông 36 Vàng A Niêu 150 Dào San Vàng A Sem 27 Sùng A Páo 35 Vàng A Thắng 17 Vàng A Xì 29

Từ bảng trên ta thấy được rằng các hộ gia đình tại các xã đã lấy Sâm lai châu có nguồn gốc từ rừng tự nhiên về trồng với số lượng một vài cây, thậm chí có hộ đã trồng được 20 - 30 cây trong vườn hộ. Người dân thường trồng Sâm lai châu bằng các nguồn vật liệu giống khác nhau. Các hộ đã lấy cây con từ rừng tự nhiên về trồng, trong khi đó có 10,0% số hộ lấy củ nhỏ từ

rừng về trồng và có 8,9% số người lấy quả chín từ rừng về gieo. Thấy được rằng người dân tại các xã đã quan tâm tới giá trị của Sâm lai châu. Góp phần vào việc bảo tồn loài cây dược liệu nguy cấp, quý, hiếm này. Các hộ dân tại các xã …. Trồng và phát triển cây Sâm lai châu theo cách bản địa của cộng

đồng chưa có một quy trình trồng cụ thể mà trồng theo cách tự nhiên và tự

phát nên chất lượng cây Sâm lai châu chưa được cao hay xảy ra hiện tượng sâu bệnh và chưa có cách phòng chống cụ thể.

3.1.3. Giá tr s dng

Tất cả các bộ phận của cây Sâm lai châu đều có thể làm thuốc. Thân, rễ

Sâm lai châu có chứa các nhóm chất: saponin, acid hữu cơ, đường khử, acid amin, sterol và chất béo. Rễ của Sâm lai châu có màu xám, vị đắng, mùi thơm. Thân, rễ thường được sử dụng làm thuốc bổ, cầm máu, tăng cường sinh lực, chống stress. Lá, nụ hoa dùng làm trà uống có tác dụng kích thích tiêu hóa, an thần. Theo Yamasaki (1999) đã công bố 23 saponin trong đó có 14 hợp chất mới có trong P. vietnamensis. Phần lớn các saponin này tương tự với

P.ginseng như protoPanaxadiol và protoPanaxatriol nhưng hàm lượng cao hơn. Đặc biệt P. vietnamensis chứa hàm lượn ocotillol saponin như

majonoside - R2 rất cao (5,5% trong thân rễ khô) có tác dụng an thần cao mà

P. ginseng không có. Khi điều tra thực tế thì thấy được Sâm lai châu được mọi người dân sử dụng như là một bài thuốc để bồi bổ cơ thể sau khi ốm dậy.

3.1.4. Kiến thc bn địa trong vic trng và chế biến cây Sâm lai châu

Kết quả phỏng vấn cho thấy có một số hộ gia đình trong vùng đã lấy Sâm lai châu có nguồn gốc từ rừng tự nhiên về trồng với số lượng một vài cây, thậm chí có hộ đã trồng được 20 - 30 cây trong vườn hộ. Người dân thường trồng Sâm lai châu bằng các nguồn vật liệu giống khác nhau. Cụ thể

có 30,0% số người được phỏng vấn đã lấy cây con từ rừng tự nhiên về trồng, trong khi đó có 10,0% số hộ lấy củ nhỏ từ rừng về trồng và có 10,0% số

người lấy quả chín từ rừng về gieo. Chiều cao cây con sử dụng để trồng được 20,0% số người khẳng định tốt nhất là 10 - 20 cm và 6,7% số người khẳng

định nhỏ hơn 10 cm. Thảm thực vật thích hợp nhất cho sinh trưởng của Sâm lai châu được 53,3% cho là rừng già và 30,0% cho là rừng nghèo. Độ tàn che tốt nhất cho Sâm lai châu phát triển lớn hơn 0,75 (13,3% số người khẳng

định) hoặc từ 0,50 - 0,75 (10,0% số người khẳng định). Đất tốt nhất để trồng Sâm lai châu được 30,0% số người khẳng định đất có màu đen và có 15,56% khẳng định là đất có màu vàng.

Bảng 3.7: Kết quả phỏng vấn về gây trồng cây Sâm lai châu Yếu tố Nhận định của

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển cây sâm lai châu (panax vietnamensis var fuscidiscus) trên địa bàn huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)