KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá thực trạng phân bố và phát triển cây Sâm lai châu
3.1.1. Thực trạng phân bố cây Sâm lai châu ở tự nhiên
Thông qua quá trình nghiên cứu và kế thừa tài liệu trước khi tiến hành
điều tra ngoài thực địa thì nhận thấy: Sâm lai châu là cây bụi dạng cỏ nhỏ
thuộc họ Ngũ gia bì - Araliaceae và có sự phân bốở những độ cao lớn. Trong quá trình điều tra thực địa cũng như kết hợp quá trình phỏng vấn PRA với người dân và cán bộ kiểm lâm tại khu vực thì Sâm lai châu có phân bố tự
nhiên ở Phong Thổ và tập chung ở các xã Mồ Sì San, Sìn Lở Lầu, Dào San... Khu vực có Sâm lai châu phân bố ngoài tự nhiên chủ yếu là rừng tự nhiên thứ
sinh. Bảng 3.1: Đặc điểm tầng cây cao Trạng thái Độ tàn che Số cây (cây/ha) D 1.3+SD (cm) H vn+SH (m) Tổng diện tích tán (m2/ha) M (m3/ha TXB 0,6 764 18,5±8,3 11,1±2,7 12.739,9 143,3 TXN 0,5 747 14,8±5 10,1±1,8 9.420,4 67,8 TXK 0,3 675 13,5±3 9,3±1,5 9.110,4 43,2
Ghi chú: TXG: Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh giàu, TXB: Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh trung bình, TXN: Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo, TXK: Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh kiệt. Các trạng thái được phân loại theo Thông tư 33/2018/BNNPTNT.
lai châu phân bố tự nhiên ở độ cao từ 1.600 - 2.200m so với mực nước biển. Số lượng loài ít, phân bố tự nhiên không đều chỉ tập chung chủ yếu ở trạng thái rừng tự nhiên thứ sinh điều này chứng tỏ Sâm lai châu chỉ phù hợp với một số điều kiện lập địa và tiểu hoàn cảnh nhất định, giải thích cho sự phân bố hẹp của loài. Độ tàn che của tầng cây cao biến động trong khoảng từ 0,3 - 0,7 với mật độ biến động rất lớn trong khoảng từ 400 - 1.450 cây/ha; Đường kính bình quân biến động trong khoảng từ 11,9 - 25,1cm; Chiều cao bình quân biến động từ 8,6 - 12,5 m. Trữ lượng của lâm phần biến động rất lớn trong khoảng từ 43,2 - 342,4 m3/ha. Nếu xét theo tiêu chí thành rừng (TT số
33/2018//TT-BNNPTNT) thì hiện trạng rừng tại khu vực biến động từ rừng nghèo kiệt đến rừng giàu. Đặc biệt khi xét tới sự biến động rất lớn của đường kính bình quân và chiều cao bình quân thì rừng tự nhiên tại khu vực có Sâm lai châu phân bố là rừng thứ sinh đã bị tác động mạnh do khai thác hoặc đốt nương làm rẫy.
Tổng diện tích tán có sự khác biệt lớn giữa các trạng thái rừng. Chỉ số
này biến động trong khoảng từ 3.841,1 - 22.648,2 m2/ha. Mặc dù độ tàn che thấp nhưng diện tích tán là một nhân tố quyết định đến hoàn cảnh sống, vùng sinh thái nơi cây Sâm lai châu phân bố.
* Tổ thành tầng cây cao
Cấu trúc rừng là sự sắp xếp có tổ chức nội bộ các thành phần quần thể
thực vật rừng theo không gian và theo thời gian. Việc nghiên cứu cấu trúc tổ
thành tầng cây cao thông qua tài liệu và việc quan sát cấu trúc ngoài thực tế tạo ra một cấu trúc định hướng cho việc đề xuất các biện pháp lâm sinh phù hợp.
Cấu trúc phản ánh kết quả của quá trình đấu tranh và thích ứng lẫn nhau giữa các loài trong rừng. Cấu trúc là đặc điểm “Nổi bật nhất, là tác nhân chi phối sự tái sinh và diễn thế rừng” (Nguyễn Văn Trương, 1973). Kết quả
cuối cùng là sự biến đổi về thành phần loài, số lượng loài, tính đa dạng thực vật, cấu trúc tầng thứ, mật độ theo một quy luật tự nhiên, tuần hoàn trong quá trình tiến hóa theo chiều hướng tiến đến một hệ sinh thái rừng có cấu trúc ổn
định nhất và tính đa dạng sinh học cao nhất. Việc nghiên cứu cấu trúc rừng giúp con người định lượng hóa, mô hình hóa các quy luật vận động của tự
nhiên, mỗi quan hệ giữa chúng, thông qua đó có thể nghiên cứu, điều tiết có lợi về mặt sinh trưởng, phát triển của cá thể cũng như quần xã một cách ổn
định nhất (Thái Văn Trừng, 1970).
Tổ thành tầng cây cao nơi phân bố cây Sâm lai châu được trình bày tại bảng sau:
Bảng 3.2: Tổ thành tầng cây cao
Huyện Trthái ạng loài Số Công thức tổ thành (IV%)
Phong Thổ TXB 36 9.9DG+9.9S+8.2B+7.8Vg+5.9LD+58.4LK TXN 8 36.6TQ+19.6LD+13.3Vg+9.0VT+8.4BB+6.6M+6.6LK TXK 26 14.7S+10.1VT+10VG+8.9TQ+8.5LD+6.9DT+40.8LK Ghi chú:
B Bùi DT Dung tuyến S Súm BB Ba bét K Kháo SP Sến pierre
BĐ Bồđề LD Lá dương SQ Sồi quang CC Chân chim lá to LĐ Liên đàn TH Tô hạp CL Cáng lò LT Lòng trứng TQ Tống quả sủ CT Côm tầng M Mỡ TR Thị rừng DB Dẻ bắc bộ MS Mạ sưa TT Trơn trà DĐ Dẻđấu nứt NC Nanh chuột VG Vàng trắng DG Dẻ gai RD Rơ đe VT Vối thuốc LK Loài khác
Kết quả tính toán công thức tổ thành tầng cây cao theo chỉ số quan trọng IV % nơi có Sâm lai châu phân bố được tổng hợp trong bảng 3.2 thấy
được số loài thực vật rừng xuất hiện tại các trạng thái, trong khu vực nơi có Sâm lai châu phân bố có sự biến động trong khoảng từ 8-36 loài. Trong đó, trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh kiệt có số loài ít nhất (8 loài), còn trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh trung bình có số lượng loài lớn nhất (36 loài). Thành phần loài cây gỗ trong công thức tổ thành chủ yếu là Tống quá sủ, Liên đàn, Súm, Dẻ gai, ….
* Đặc điểm tầng cây tái sinh
Kết quả xác định đặc điểm tầng cây tái sinh được trình bày tại bảng sau:
Bảng 3.3: Đặc điểm tầng cây tái sinh
Huyện Trthái ạng (cây/ha) Số cây (loài/ha) Số loài Số cây theo cấp chiều cao Nguồn gốc <0,5m 0,5-1m 1-1,5m Chồi Hạt Phong Thổ TXB 26.820 19 10.980 9.540 6.300 20.880 5.940 TXN 1.160 11 400 360 400 800 360 TXK 24.320 19 10.240 8.320 5.760 17.600 6.720 Từ bảng 3.3 thấy rằng tầng cây tái sinh trong khu vực điều tra chủ yếu
sinh trưởng và phát triển khá tốt, mật độ cây tái sinh biến động trong khoảng từ 1.160 - 26.820 cây/ha trong đó rừng nghèo có mật độ thấp nhất và trạng thái rừng trung bình mật độ cao nhất 26.820 cây/ha. Số loài cây tái sinh biến
động trong khoảng từ 11 - 19 loài. Chiều cao trung bình ở mức từ 0,5 - 1,5 m, chúng đa phần có khả năng phơi sáng, chịu gió, độ lọt sáng nhiều. Thành phần thực vật trong nhóm này khá phong phú. Việc phân bố Sâm lai châu trong khu vực còn rải rác, với số lượng khá ít, tại vị trí bắt gặp chúng thường mọc gần nhau. Nguyên nhân có thể loài này cạnh tranh môi trường sống với các loài cây tái sinh, trong mùa mưa hạt của Sâm lai châu bị rơi xuống và bị
giữ lại ở phần lá của các loài cây tái sinh làm cho quá trình tái sinh ngoài diễn ra kém, khó mở rộng phạm vi phân bố. Các cá thể mới hình thành do tái sinh dưới tán cây mẹ nên tạo thành từng đám co rụm.
* Tổ thành tầng tái sinh
Kết quả xác định tổ thành tầng cây tái sinh được trình bày tại bảng sau:
Bảng 3.4: Tổ thành tầng cây tái sinh
Huyện Trthái ạng (loài/ha) Số loài Công thức tổ thành
Phong Thổ TXB 19 1,9B+1,6LĐ+1,1BC+0,9CC+0,7TQ+0,7VG+0,5R+2,6LK TXN 11 2,5L+2,0LK Đ+1,6B+1,0BC+0,7CC+0,7MS+0,6CN+0,5TQ+0,5CD TXK 19 2,1L8LK Đ+1,7B+1,4DG+0,7BC+0,7TQ+0,7S+0,7MT+0,7H+4, Ghi chú:
B Bùi DĐ Dẻđấu nứt NC Nanh chuột BC Ba chạc DG Dẻ gai R Re lá cong BS Ba soi H Hồi S Súm
CD Chân danh MS Mạ sưa TT Trơn trà CĐ Chè đuôi MT Màng Tang VG Vàng trắng CN Cứt ngựa lá nhỏ MX Mật xa henry VT Vối thuốc
LK Loài khác
Từ bảng 3.4 cho thấy rằng tổ thành tầng cây tái sinh ở các trạng thái rừng là đa dạng, loài tái sinh nhiều, mật độ khá cao, điều này cũng khẳng
định có sự thay đổi trong những năm tới về thành phần loài của tầng trên của rừng. Công thức tổ thành loài cây tái sinh rất đa dạng trong các trạng thái rừng tại các khu vực khác nhau. Một số loài cây tái sinh phổ biến, chiếm đa số trong công thức tổ thành bao gồm: Dẻ đấu nứt, Dẻ gai, Liên đàn, Bùi... Những cây này đều chiếm đa số trong công thức tổ thành tầng cây cao. Số
lượng các cá thể tương đối nhiều, sự tương hỗ không gian giữa các cây tái sinh và Sâm lai châu khá rõ rệt vì bản chất của loài này là ưa dưới tán không
ưa ánh sáng nhiều.
* Tầng cây bụi, thảm tươi
Kết quả xác định đặc điểm tầng cây bụi, thảm tươi nơi có phân bố cây Sâm lai châu được trình bày tại bảng 3.5.
Bảng 3.5: Đặc điểm tầng cây bụi
Huyện Trthái ạng (loài/ha) Số loài % che ph
ủ H (m) Loài chủ yếu
Phong Thổ
TXB 29 80 0,9 Dđấươt, Kim cang. ng xỉ, Cỏ lá tre, Cói, Thông TXN 17 75 0,8 Chươỏ lá tre, Cói, Quyng, Mây đá. ển bá rải, Xú TXK 19 50 0,8 Dsôi, Cương xỏ lá tre. ỉ, Cói, Me nguồn, Mâm
Trung bình 19,8 78,1 0,83
Tầng cây bụi, thảm tươi trong khu vực điều tra chủ yếu sinh trưởng và phát triển khá tốt, chiều cao trung bình ở mức 0,83m, độ che phủ khoảng 78,1%, chúng đa phần có khả năng phơi sáng. Thành phần thực vật trong nhóm này cũng rất đơn giản, chủ yếu là các loài cây bụi nhỏ, thân thảo có khả
năng chịu lạnh tốt do ở đai độ cao lớn như Quyển bá rải, Thông đất, Kim cang, Cói...
Lớp cây bụi, thảm tươi này có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra độ ẩm thích hợp cho Sâm lai châu. Chúng giúp tích mùn trong các kẽ đã nhờ
cành rơi lá rụng được giữ lại. Việc phân bố của Sâm lai châu trong khu vực còn rải rác, với số lượng khá ít, tại vị trí bắt gặp chúng thường mọc co cụm gần nhau với một số cá thể. Nguyên nhân có thể loài này cạnh tranh môi trường sống với các loài cây bụi, thảm tươi khác trong mùa mưa, các hạt của Sâm lai châu rơi xuống bị giữ lại ở tầng thảm tươi làm cho quá trình tái sinh ngoài tán diễn ra kém, khó mở rộng phạm vi phân bố. Các cá thể mới hình thành do tái sinh dưới tán cây mẹ tạo thành từng đám co cụm.
Trong nhóm cây bụi, Sâm lai châu cũng có thể mọc thành đám thuần loài hay trên các khoảng ít cây bụi. Số loài xuất hiện trong tầng cây bụi biến động từ 17-29 loài, trong đó trạng thái rừng trung bình có số loài nhiều nhất 29 loài, thấp nhất ở trạng thái rừng nghèo kiệt 17 loài. Độ che phủ trung bình ở mức cao khoảng 80% với chiều cao trung bình 1,1 m. Các loài cây chủ yếu xuất hiện tại tầng cây bụi gồm: Dương xỉ, Sặt, Me nguồn, Cao hùng, Sa nhân, Thảo quả, Cói, Cỏ lá tre...
3.1.2. Thực trạng cây gây trồng trong cộng đồng dân cư
Sâm lai châu là một loài có giá trị cao về mặt dược liệu cũng như
kinh tế. Trên thực tế qua điều tra tại các hộ thì cũng đã có nhiều hộđầu tư vào việc phát triển cây Sâm lai châu thành một thứ hàng hóa.
Bảng 3.6: Các hộ trồng Sâm lai châu tại huyện Phong Thổ Xã Hộ Tổng số cây Mồ Sì San Tẩn Phủ Sài 100 Tẩn Chin Tông 36 Sì Lở Lầu Tẩn Phủ Khoa 25 Đặng Thái Sơn 30 Phàn Phủ Tông 15 Phàn Lao Tả 30 Phàn Phủ Tông 36 Vàng A Niêu 150 Dào San Vàng A Sem 27 Sùng A Páo 35 Vàng A Thắng 17 Vàng A Xì 29
Từ bảng trên ta thấy được rằng các hộ gia đình tại các xã đã lấy Sâm lai châu có nguồn gốc từ rừng tự nhiên về trồng với số lượng một vài cây, thậm chí có hộ đã trồng được 20 - 30 cây trong vườn hộ. Người dân thường trồng Sâm lai châu bằng các nguồn vật liệu giống khác nhau. Các hộ đã lấy cây con từ rừng tự nhiên về trồng, trong khi đó có 10,0% số hộ lấy củ nhỏ từ
rừng về trồng và có 8,9% số người lấy quả chín từ rừng về gieo. Thấy được rằng người dân tại các xã đã quan tâm tới giá trị của Sâm lai châu. Góp phần vào việc bảo tồn loài cây dược liệu nguy cấp, quý, hiếm này. Các hộ dân tại các xã …. Trồng và phát triển cây Sâm lai châu theo cách bản địa của cộng
đồng chưa có một quy trình trồng cụ thể mà trồng theo cách tự nhiên và tự
phát nên chất lượng cây Sâm lai châu chưa được cao hay xảy ra hiện tượng sâu bệnh và chưa có cách phòng chống cụ thể.
3.1.3. Giá trị sử dụng
Tất cả các bộ phận của cây Sâm lai châu đều có thể làm thuốc. Thân, rễ
Sâm lai châu có chứa các nhóm chất: saponin, acid hữu cơ, đường khử, acid amin, sterol và chất béo. Rễ của Sâm lai châu có màu xám, vị đắng, mùi thơm. Thân, rễ thường được sử dụng làm thuốc bổ, cầm máu, tăng cường sinh lực, chống stress. Lá, nụ hoa dùng làm trà uống có tác dụng kích thích tiêu hóa, an thần. Theo Yamasaki (1999) đã công bố 23 saponin trong đó có 14 hợp chất mới có trong P. vietnamensis. Phần lớn các saponin này tương tự với
P.ginseng như protoPanaxadiol và protoPanaxatriol nhưng hàm lượng cao hơn. Đặc biệt P. vietnamensis chứa hàm lượn ocotillol saponin như
majonoside - R2 rất cao (5,5% trong thân rễ khô) có tác dụng an thần cao mà
P. ginseng không có. Khi điều tra thực tế thì thấy được Sâm lai châu được mọi người dân sử dụng như là một bài thuốc để bồi bổ cơ thể sau khi ốm dậy.
3.1.4. Kiến thức bản địa trong việc trồng và chế biến cây Sâm lai châu
Kết quả phỏng vấn cho thấy có một số hộ gia đình trong vùng đã lấy Sâm lai châu có nguồn gốc từ rừng tự nhiên về trồng với số lượng một vài cây, thậm chí có hộ đã trồng được 20 - 30 cây trong vườn hộ. Người dân thường trồng Sâm lai châu bằng các nguồn vật liệu giống khác nhau. Cụ thể
có 30,0% số người được phỏng vấn đã lấy cây con từ rừng tự nhiên về trồng, trong khi đó có 10,0% số hộ lấy củ nhỏ từ rừng về trồng và có 10,0% số
người lấy quả chín từ rừng về gieo. Chiều cao cây con sử dụng để trồng được 20,0% số người khẳng định tốt nhất là 10 - 20 cm và 6,7% số người khẳng
định nhỏ hơn 10 cm. Thảm thực vật thích hợp nhất cho sinh trưởng của Sâm lai châu được 53,3% cho là rừng già và 30,0% cho là rừng nghèo. Độ tàn che tốt nhất cho Sâm lai châu phát triển lớn hơn 0,75 (13,3% số người khẳng
định) hoặc từ 0,50 - 0,75 (10,0% số người khẳng định). Đất tốt nhất để trồng Sâm lai châu được 30,0% số người khẳng định đất có màu đen và có 15,56% khẳng định là đất có màu vàng.
Bảng 3.7: Kết quả phỏng vấn về gây trồng cây Sâm lai châu Yếu tố Nhận định của Yếu tố Nhận định của người dân Số người Tỷ lệ (%) Yếu tố Nhận định của người dân Số người Tỷ lệ (%) Xuất xứ về giống Lấy cây từ rừng về trồng 9 30,0 Thảm thực vật Rừng già 16 53,3 Lấy củ nhỏ từ rừng về trồng 3 10,0 Rừng nghèo 9 30,0 Lấy quả chín từ rừng về gieo
3 10,0 Nương hoa màu 5 16,7
Mua giống (trôi nổi) 2 6,7 Khác 13 43,3 Không rõ Tổng số 30 100 Tổng số 30 100 Nguồn gốc cây con Hạt 6 20,0 Độ tàn che Tàn che ≥ 0,75 4 13,3 Củ 1 3,3 Tàn che 0,50 - 0,75 3 10,0 Không rõ nguồn gốc 2 6,7 Tàn che ≤ 0,5 1 3,3 Khác 21 70,0 Không có ý kiến 22 73,4 Tổng số 30 100 Tổng số 30 100 Tiêu chuẩn cây con Hvn< 10 cm 2 6,7 Độ dày tầng Tầng đất ≤ 10 cm 9 30,0