Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển cây sâm lai châu (panax vietnamensis var fuscidiscus) trên địa bàn huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 37 - 42)

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp kế tha

Phương pháp kế thừa được sử dụng để nghiên cứu các quy định của pháp luật, cơ chế, chính sách bảo tồn và phát triển cây dược liệu, cây lâm sản ngoài gỗ của trung ương và địa phương. Sưu tầm, tổng hợp các tài liệu liên

quan đến đặc điểm sinh thái của cây Sâm lai châu, các đề tài khoa học, đề án nghiên cứu, kết quả thực hiện của các mô hình khuyến lâm, khuyến nông, tài liệu về các biện pháp nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và sơ

chế, chế biến sản phẩm của cây Sâm lai châu. Các tài liệu có liên quan đến

điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu; Hệ thống bản đồ, cơ sở dữ liệu liên quan đến cây Sâm lai châu.

2.3.2. Phương pháp chuyên gia

- Tham vấn ý kiến chuyên gia về cách thức tổ chức, thực hiện thu thập tài liệu, điều tra số liệu; đánh giá tính logic, chính xác của các số liệu, tài liệu thu thập, điều tra được.

- Dựa trên kiến thức chuyên gia về quy hoạch phát triển dược liệu; các cơ sở khoa học và thực tiễn và kết hợp với ý kiến tham gia của các nhà khoa học, nhà quản lý để xây dựng, đề xuất phương án phát triển cây Sâm lai châu trên địa bàn huyện Phong Thổ.

2.3.3. Phương pháp PRA

Phương pháp phỏng vấn, đánh giá nhanh nông thôn (PRA): Tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu phỏng vấn thông qua các lãnh đạo, cán bộ kỹ

thuật cấp tỉnh, huyện, xã, người dân, các đại lý thu mua dược liệu, các thầy thuốc y học cổ truyền ở địa phương để thu thập các thông tin và số liệu về: hiệu quả trồng cây Sâm lai châu, nhu cầu sử dụng sản phẩm từ cây Sâm lai châu, thị trường tiêu thụ sản phẩm; nhu cầu phát triển và khả năng cung cấp giống tại địa phương; kỹ thuật thu hoạch và sơ chế, chế biến.

2.3.4. Phương pháp điu tra đặc đim sinh thái hc, phân b ca Sâm lai châu trong t nhiên châu trong t nhiên

- Từ những thông tin điều tra ban đầu về thực trạng, khu phân bố Sâm lai châu, từ đó xác định và lựa chọn các địa điểm đểđiều tra trên hiện trường. Tại các điểm điều tra dựa vào diện tích đất đai và bản đồ hiện trạng tài nguyên

rừng, bản đồ địa hình. Tiến hành lập các tuyến điều tra, trong quá trình điều tra phát hiện loài Sâm lai châu ở lâm phần nào sẽ kết hợp bố trí ô tiêu chuẩn

điểm hình trên tuyến. Mỗi lâm phần rừng có cây Sâm lai châu thiết lập 3 tuyến điều tra, trên mỗi tuyến lập 5 ô tiêu chuẩn (OTC), diện tích ô tiêu chuẩn 400 m2. Tuyến điều tra được xác định đại diện cho khu vực nghiên cứu, đảm bảo đại diện các dạng địa hình, các quần xã thực vật rừng có loài Sâm lai châu. Mỗi tuyến có chiều dài 3 - 5 km (tuỳđịa hình), chiều rộng cố định mỗi tuyến 30 m, ngoài ra có thể quan sát mở rộng dọc hai bên tuyến mỗi bên 10m.

Địa điểm điều tra thuộc các xã Sì Lở Lầu, Mồ Sì San.

- Trong OTC 400 m2 thu thập các thông tin: Độ tàn che, độ che phủ bình quân và độ dốc mặt đất, kiểu rừng, nơi mọc, chiều cao rừng, cấu trúc tầng tán rừng, tổ thành các loài cây mọc cùng, định loại cây gỗ và cây bụi. Cây gỗ được quy định có chiều cao trên 7m và cây bụi có chiều cao trên 1m. Cần ghi tên của tất cả các cây gỗ và cây bụi. Cây nào chưa biết tên phải lấy tiêu bản và

đánh số vào phiếu đểđịnh loại.

- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc lâm phần có loài Sâm lai châu phân bố:

+ Trong OTC 400m2 thu thập các thông tin: Độ tàn che, chiều cao, cấu trúc tổ thành các loài cây mọc cùng. Cây gỗ được quy định có chiều cao trên 7m và cây bụi có chiều cao trên 1m. Sử dụng các phương pháp điều tra trong lâm sinh và điều tra rừng. Kết quả điều tra được thống kê vào phiếu điều tra tầng cây cao (theo Mẫu biểu 01 - Phụ lục kèm theo)

+ Điều tra thảm tươi theo các chỉ tiêu: loài chủ yếu, chiều cao bình quân, độ che phủ bình quân của loài trên từng ODB, kết quả ghi vào biểu điều tra thảm tươi. Kết quả điều tra được thống kê vào phiếu điều tra cây bụi (theo Mẫu biểu 02 - Phụ lục kèm theo)

5 ô dạng bản (ODB), diện tích 4 m2 (2 x 2m), 1 ô ở tâm và 4 ô góc, để đánh giá mức độ tái sinh của cây Sâm lai châu, trong ô thu thập các chỉ tiêu: Số

lượng, chiều cao, phẩm chất cây Sâm lai châu, các loài cây tái sinh mọc cùng.

2.3.5. Phương pháp điu tra Sâm lai châu trong cng đồng dân cư

- Khảo sát nghiên cứu bổ sung các tài liệu: diện tích các dự án, mô hình trồng cây Sâm lai châu trên địa bàn tỉnh Lai Châu (nếu có); điều tra về

các loại sản phẩm từ cây Sâm lai châu, thị trường tiêu thụ, nhu cầu phát triển và những khó khăn, vướng mắc trong phát triển cây Sâm lai châu trên địa bàn huyện Phong Thổ nói riêng và tỉnh Lai Châu nói chung.

- Điều tra các tiêu chí còn thiếu về điều kiện sinh thái của cây Sâm lai châu làm cơ sở để xây dựng tiêu chí trồng cây Sâm lai châu tại Phong Thổ.

- Điều tra các hoạt động sử dụng đất lâm nghiệp của người dân tại vùng phân bố tự nhiên cây Sâm lai châu; đánh giá hiệu quả sử dụng đất và tập quán, kỹ thuật canh tác của người dân làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý, bảo tồn và phát triển cây Sâm lai châu có hiệu quả.

2.3.6. Điu tra kiến thc bn địa ca người dân v thc trng trng, thu hái, chế biến, bo qun và s dng cây Sâm lai châu hái, chế biến, bo qun và s dng cây Sâm lai châu

Sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn thu thập thông tin đối với 03

đối tượng, gồm:

- Đối tượng 1: Người dân bản địa vùng có Sâm lai châu phân bố;

- Đối tượng 2: Điều tra cán bộ Lâm-Nông nghiệp, đối tượng phỏng vấn tại các cơ quan (Hạt kiểm lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ, Phòng Nông nghiệp);

- Đối tượng thứ 3: hội đông y, thầy lang, thợ săn, đầu mối thu mua lâm sản ngoài gỗ, …

Tổng dung lượng mẫu điều tra là 30 mẫu, mỗi đối tượng điều tra 10 mẫu.

2.3.7. Phương pháp đánh giá thích nghi, khoanh vùng định hướng phát trin bng công ngh vin thám và GIS trin bng công ngh vin thám và GIS

Trên cơ sở đặc điểm sinh thái của loài cây Sâm lai châu thu thập được từ các tài liệu chuyên ngành và điều tra thực tế tại hiện trường. Sử dụng công nghệ viễn thám và GIS để thực hiện đánh giá thích nghi và khoanh vùng có khả năng phát triển loài cây Sâm lai châu trên địa bàn huyện Phong Thổ.

a) Xây dựng các tiêu chí để đánh giá thích nghi và khoanh vùng định hướng phát triển của loài cây Sâm lai châu: các tiêu chí sử dụng để đánh giá thích nghi và khoanh vùng định hướng phát triển là: Độ cao tuyệt đối, lượng mưa trung bình năm, nhiệt độ bình quân năm, thảm thực vật (độ tàn che) và

được chia thành các cấp độ: thích nghi (S1), ít thích nghi (S2), không thích nghi (N).

b) Xây dựng hệ thống cho điểm

Sử dụng phương pháp ma trận và cho điểm các mức thích nghi của từng tiêu chí để thực hiện đánh giá thích nghi và khoanh vùng định hướng phát triển của loài cây Sâm lai châu. Cụ thể như sau:

- Cho điểm cấp độ thích nghi của các tiêu chí: + Không thích nghi: 1 điểm.

+ Ít thích nghi: 2 điểm. + Thích nghi: 3 điểm.

- Phân hạng đánh giá thích nghi và khoanh vùng định hướng phát triển: + Không thích nghi: có 01 tiêu chí trở lên ở cấp độ không thích nghi. Tương ứng với mức điểm từ 4 - 8 điểm.

+ Ít thích nghi: không có tiêu chí ở cấp độ không thích nghi; từ 2 tiêu chí trở lên ở cấp độ ít thích nghi. Tương ứng với mức điểm từ 8 - 10 điểm.

+ Thích nghi: không có tiêu chí ở cấp độ không thích nghi; từ 2 tiêu chí trở lên ở cấp độ thích nghi. Tương ứng với mức điểm từ 10 - 12 điểm.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển cây sâm lai châu (panax vietnamensis var fuscidiscus) trên địa bàn huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 37 - 42)