Các đặc điểm sinh thái của cây Sâm lai châu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển cây sâm lai châu (panax vietnamensis var fuscidiscus) trên địa bàn huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 59 - 61)

Bảng 3.11: Đặc điểm khí hậu khu vực nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu Lượng mưa (mm/năm) Độẩm (%) Nhiệt độ trungbình năm (độ) Huyện Mường Tè 3.000 87,5 15 Huyện Sìn Hồ 2.604 83 20 Huyện Phong Thổ 2.218 82 22,2

Huyện Tam Đường 2.343,3 80 20,5

Qua bảng trên thấy được rằng: Sâm lai châu là cây ưa ẩm, khí hậu mát quanh năm và lạnh về mùa đông. Kết quả điều tra đặc điểm khí hậu tại các xã vùng cao Phong Thổ cho thấy tổng lượng mưa trong năm trung bình là 3.000 mm/năm; Độ ẩm không khí 87,5%; Nhiệt độ trung bình năm là 15-200C. Cây Sâm lai châu là cây ưa ẩm (87%), khí hậu mát quanh năm (khoảng 200C).

- Về chế độ nhiệt:

Căn cứ vào đặc điểm chế độ nhiệt thích hợp của cây Sâm lai châu ở tự

nhiên cho thấy chế độ nhiệt chung của các xã vùng cao huyện Phong Thổ là khá phù hợp để phát triển cây Sâm lai châu. Điều đó cho thấy cây Sâm lai châu rất có triển vọng phát triển ở vùng núi cao của tỉnh Lai Châu.

Cây Sâm lai châu cũng chịu được tuyết và băng giá trong một thời gian ngắn của khí hậu mùa đông ở vùng núi cao. Sâm lai châu là loài cây ưa ẩm, kém chịu nóng, chịu được khí hậu giá lạnh có sương muối và có nhu cầu cao về các chất khoáng dinh dưỡng.

- Về chế độẩm:

Với điều kiện về chế độ ẩm ở Phong Thổ, cho thấy lượng mưa khá thích hợp, nhưng do lượng mưa phân bố không đều, từ tháng 11 năm trước

đến tháng 3 năm sau thường khô hạn, nên có thể cần phải tưới nước 1-2 lần trong mùa khô để thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

- Vềđất đai:

Khu vực có cây Sâm lai châu phân bố tự nhiên. thấy đất ởđây có 2 loại

đất chính thích hợp với sự phát triển cây Sâm lai châu là nhóm đất mùn Alít trên núi cao (N1H) chiếm 9,9% diện tích đất tự nhiên được phát triển trên các loại đá Macma axit kết tinh chua và phiến thạch sét. Nhóm đất Feralít mùn trên núi trung bình (N2FH), chiếm 62,09% diện tích tự nhiên, được phát triển trên các loại đá Mácma axít chua và các loại đá trầm tích sa thạch; phiến thạch sét. Đất ởđây có tầng đất dày, độ sâu tầng đất >50cm, đất nhiều mùn và thoát nước tốt.

- Về nhu cầu ánh sáng:

Sâm lai châu là cây chịu bóng, luôn cần có độ tàn che 0,7 trở lên, không ưa ánh sáng trực xạ, những nơi bị nắng nhiều, trống trải, Sâm lai châu bị vàng và chết nhiều, nên không trồng ngoài đất trống mà không có dàn che bóng. Củ và rễ Sâm lai châu phân bố tập trung ở tầng đất mặt từ 0 - 20cm, không ăn sâu.

Từ đây chúng ta có thể thấy được các tiêu chí để trồng cây Sâm lai châu tại Phong Thổ.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển cây sâm lai châu (panax vietnamensis var fuscidiscus) trên địa bàn huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 59 - 61)