Phương pháp đánh giá thích nghi, khoanh vùng định hướng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển cây sâm lai châu (panax vietnamensis var fuscidiscus) trên địa bàn huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 41 - 42)

trin bng công ngh vin thám và GIS

Trên cơ sở đặc điểm sinh thái của loài cây Sâm lai châu thu thập được từ các tài liệu chuyên ngành và điều tra thực tế tại hiện trường. Sử dụng công nghệ viễn thám và GIS để thực hiện đánh giá thích nghi và khoanh vùng có khả năng phát triển loài cây Sâm lai châu trên địa bàn huyện Phong Thổ.

a) Xây dựng các tiêu chí để đánh giá thích nghi và khoanh vùng định hướng phát triển của loài cây Sâm lai châu: các tiêu chí sử dụng để đánh giá thích nghi và khoanh vùng định hướng phát triển là: Độ cao tuyệt đối, lượng mưa trung bình năm, nhiệt độ bình quân năm, thảm thực vật (độ tàn che) và

được chia thành các cấp độ: thích nghi (S1), ít thích nghi (S2), không thích nghi (N).

b) Xây dựng hệ thống cho điểm

Sử dụng phương pháp ma trận và cho điểm các mức thích nghi của từng tiêu chí để thực hiện đánh giá thích nghi và khoanh vùng định hướng phát triển của loài cây Sâm lai châu. Cụ thể như sau:

- Cho điểm cấp độ thích nghi của các tiêu chí: + Không thích nghi: 1 điểm.

+ Ít thích nghi: 2 điểm. + Thích nghi: 3 điểm.

- Phân hạng đánh giá thích nghi và khoanh vùng định hướng phát triển: + Không thích nghi: có 01 tiêu chí trở lên ở cấp độ không thích nghi. Tương ứng với mức điểm từ 4 - 8 điểm.

+ Ít thích nghi: không có tiêu chí ở cấp độ không thích nghi; từ 2 tiêu chí trở lên ở cấp độ ít thích nghi. Tương ứng với mức điểm từ 8 - 10 điểm.

+ Thích nghi: không có tiêu chí ở cấp độ không thích nghi; từ 2 tiêu chí trở lên ở cấp độ thích nghi. Tương ứng với mức điểm từ 10 - 12 điểm.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển cây sâm lai châu (panax vietnamensis var fuscidiscus) trên địa bàn huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)