TT Huyện Thích hợp (ha) Ít thích hợp (ha) Không thích hợp (ha) 1 Phong Thổ 3.483,7 1.444,2 98.373,9 Tỷ lệ (%) 3,4 1,4 95,2 Nhìn bảng thống kê cho thấy:
Tổng diện tích đất của huyện Phong Thổ là 102.924,5 ha. Trong đó, 3.483,7 ha chiếm 3,4 % là phù hợp để trồng Sâm lai châu. Tổng diện tích ít phù hợp là 1.444,2 ha, chiếm 1,4% tổng diện tích đất. Tổng diện tích không phù hợp chiếm 95,2% diện tích đất của huyện Phong Thổ.
Mặc dù Sâm lai châu mới tiến hành điều tra bước đầu xác định Sâm lai châu mọc tự nhiên trên huyện Phong Thổ và một số huyện khác trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, bản đồ chỉ ra khu vực phù hợp có thể có Sâm lai châu mọc tự
nhiên hoặc gây trồng. Do đó, cần có các nghiên cứu thực địa sâu hơn để hiểu rõ hơn về sự phân bố tự nhiên của cây Sâm lai châu. Để áp dụng thực tế sản xuất Sâm lai châu nên trồng ở các khu vực thích hợp. Ở các khu vực thích hợp (tại các xã: Lản Nhì Thàng; Sin Súi Hồ; Nậm Xe; Bản Lang; Dào San; Tung Qua Lìn; Pa Vây Sử; Mồ Sì San; Sì Lở Lầu) nên có các thử nghiệm trước để đánh giá hiệu quả Sâm lai châu có thể phát triển. Từ đó mới có những khuyến cáo về khả năng gây trồng. Không nên gây trồng ở các khu vực ít thích hợp khi chưa có các nghiên cứu kỹ càng về khả năng thích nghi, biện pháp kỹ
Hình 3.8: Bản đồ phân vùng thích nghi loài cây Sâm lai châu trên địa bàn huyện Phong Thổ
3.4. Đề xuất các giải pháp phát triển cây Sâm lai châu trên địa bàn huyện Phong Thổ Phong Thổ
Sâm lai châu là loại cây dược liệu quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng và là loại cây trồng chỉ có ở Lai Châu, quy mô phát triển có giới hạn về mặt
không gian. Do đó, thực hiện tốt công tác quản lý, bảo tồn và phát triển cây Sâm lai châu là hết sức quan trọng mà vấn đề tiên quyết là phải bảo tồn được cây Sâm lai châu ngoài tự nhiên sau đó mới thực hiện phát triển.
Để thực hiện tốt công tác bảo tồn cây Sâm lai châu các cấp chính quyền
địa phương cần ưu tiên thực hiện một số biện pháp sau:
- Ngoài việc thực hiện các giải pháp khoa học công nghệ để bảo tồn nguồn gen, thì việc tăng cường công tác khoanh nuôi tái sinh rừng, bảo vệ
rừng là biện pháp hết sức cần thiết.
- Tăng cường nhận thức của người dân. Tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, xóa bỏ tình trạng
đốt phá rừng làm nương rẫy.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn để người dân nắm rõ nội dung, trình tự thực hiện của các biện pháp lâm sinh về bảo vệ và phát triển rừng theo quy
định, nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn, kỹ thuật trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Về các giải pháp phát triển cây Sâm lai châu trên địa bàn huyện Phong Thổ:
- Cần xây dựng dự án bảo tồn, phát triển cây Sâm lai châu trên cơ sở
các nghị quyết, đề án đã được Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Duy trì và ứng dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài này cũng như đề
án của Sở Khoa học & CN tỉnh trong công tác bảo tồn, phát triển cây Sâm lai châu.
- Nghiên cứu, đánh giá, xây dựng các chính sách đặc thù thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển Sâm lai châu trên cơ sở các chính sách do UBND tỉnh ban hành. Một số chính sách cần quan tâm nghiên cứu như:
+ Chính sách hỗ trợ, chính sách tín dụng.
cây Sâm lai châu tập trung trên địa bàn huyện.
+ Chính sách hỗ trợ tiếp cận, ứng dụng khoa học công nghệ.
- Chỉ định cơ quan đầu mối hoặc thành lập ban chỉ đạo công tác bảo tồn, phát triển Sâm lai châu trên địa bàn huyện. Thành phần ban chỉ đạo cần có hệ thống chính trị, các cấp chính quyền cấp huyện, xã và cơ quan chuyên môn của huyện để thống nhất trong công tác định hướng bảo tồn, phát triển và tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia bảo tồn, phát triển Sâm lai châu.
- Đẩy mạnh liên kết, phối hợp với các tổ chức khoa học công nghệ, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước trong công tác nghiên cứu về cây Sâm lai châu. Xây dựng các hướng dẫn về nhân giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm từ cây Sâm lai châu. Xây dựng các tiêu chuẩn cơ sở về nguồn giống, vật liệu giống cây Sâm lai châu.
- Định hướng đầu ra sản phẩm, quy hoạch các cơ sở, nhà máy chế biến sản phẩm từ Sâm lai châu trên cơ sở định hướng của tỉnh và nhu cầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sâm lai châu phân bố tự nhiên trên địa bàn huyện Phong Thổở độ cao từ 1.600 - 2.200m so với mực nước biển. Số lượng loài ít, phân bố tự nhiên không đều chỉ tập chung chủ yếu trong rừng tự nhiên. Độ tàn che của tầng cây cao biến động trong khoảng từ 0,3 - 0,7 với mật độ biến động rất lớn trong khoảng từ 400 - 1.450 cây/ha; Đường kính bình quân biến động trong khoảng từ 11,9 - 25,1cm; Chiều cao bình quân biến động từ 8,6 - 12,5 m. Trữ lượng của lâm phần biến động rất lớn trong khoảng từ 43,2 - 342,4 m3/ha.
Đặc điểm phân bố và sinh thái: Sâm lai châu sống tại nơi có điều kiện
ưa ẩm, ưa bóng, mọc rải rác trên đất có nhiều mùn, dưới tán rừng kín thường xanh ẩm, độ cao thường gặp 1600-1900 m. Khí hậu mát quanh năm và lạnh về mùa đông, lượng mưa bình quân 3.000mm/năm, độ ẩm cao trên 80% trở
lên, nhiệt độ trung bình 150C. Cây chịu bóng, độ tàn che >0,7, không ưa ánh sáng trực xạ. Đất dày, nhiều thảm mục, có nhiều mùn, đất phải thoát nước tốt.
Hình thái Sâm lai châu là cây thân thảo, sống nhiều năm, cao 40-80 cm. Mỗi cây thường có một thân mang lá, lá kép chân vịt thường 3-4 lá mọc vòng
ở ngọn; Lá chét thường 5 lá; có cuống ngắn, lá hình thuôn hay mác thuôn, nhọn 2 đầu, mép có răng cưa. Cây thường ra hoa vào tháng 4- 5, qủa chín tháng 7-9 (10), tái sinh chủ yếu bằng hạt, thân lụi hàng năm vào mùa đông, mùa xuân sang năm mới mọc chồi. Cây có cụm hoa tán đơn, hoa dạng hình cầu quả chín có màu đỏ.
Sâm lai châu lớn lên trên độ cao thích hợp từ 1.400 - 2.200 m so với mực nước biển ở các khu vực có nhiệt độ hàng năm dao động từ 13 - 200C và lượng mưa hàng năm 1.700 mm.
Trên địa bàn huyện Phong Thổ có khoảng 3.482,7 ha đất thích hợp và 1.444,2 ha đất ít thích hợp để trồng, phát triển cây Sâm lai châu.
Tổ thành tầng cây cao theo chỉ số quan trọng IV % nơi có Sâm lai châu phân bố có sự biến động trong khoảng từ 8-36 loài. Trong đó, trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt có số loài ít nhất (8 loài), trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh trung bình có số
lượng loài lớn nhất (36 loài). Thành phần loài cây gỗ trong công thức tổ thành chủ yếu là Tống quá sủ, liên đàn, súm, dẻ gai. Công thức tổ thành loài cây tái sinh rất đa dạng trong các trạng thái rừng tại các khu vực khác nhau. Một số
loài cây tái sinh phổ biến, chiếm đa số trong công thức tổ thành bao gồm: Dẻ đấu nứt, Dẻ gai, Liên đàn, Bùi… Tầng cây bụi, thảm tươi trong khu vực điều tra chủ yếu sinh trưởng và phát triển khá tốt, chiều cao trung bình ở mức 0,83m, độ che phủ khoảng 78,1%; thành phần thực vật trong nhóm này cũng rất đơn giản, chủ yếu là các loài cây bụi nhỏ, thân thảo có khả năng chịu lạnh tốt như Quyển bá rải, thông đất, kim cang, cói…
Các hộ gia đình tại các xã của huyện Phong Thổđã lấy Sâm lai châu có nguồn gốc từ rừng tự nhiên về trồng có hộ đã trồng được 20 - 30 cây trong vườn hộ. Người dân thường trồng Sâm lai châu bằng các nguồn vật liệu giống khác nhau. Có 31,1% số người được phỏng vấn đã lấy cây con từ rừng tự
nhiên về trồng, trong khi đó có 10,0% số hộ lấy củ nhỏ từ rừng về trồng và có 8,9% số người lấy quả chín từ rừng về để gieo trồng. Người dân địa phương hiện chưa sơ chế hoặc chế biến Sâm lai châu mà chủ yếu là bán tươi (sản phẩm thô) cho những người thu gom, có 26,7% số người thường bán tươi ngay sau khi thu hái được, trong khi đó có 16,7% số người đã từng sấy khô (treo gác bếp) để dùng chữa bệnh trong gia đình và có 16,7% số người trả lời
đã từng ngâm rượu để uống. Về sử dụng sản phẩm Sâm lai châu, người dân trong vùng đang sử dụng khá đơn giản, có 30,0% số người chỉ dùng riêng Sâm lai châu cho cuộc sống hàng ngày; tuy nhiên cũng có 10,0% số người cho rằng họ đã phối hợp Sâm lai châu với một vài cây thuốc/hoặc một vài vị
thuốc khác để sử dụng.
2. Kiến nghị
Nên tiếp tục theo dõi lâu dài sự phát triển cây Sâm lai châu trong tự
nhiên.
Cần mở rộng quy mô nghiên cứu về Sâm lai châu trên các khu vực khác trong tỉnh đểđánh giá một các chính xác hơn về Sâm lai châu.
Cần nghiên cứu thêm sự ảnh hưởng của loại rừng, loại đất và trạng thái rừng đến sinh trưởng và phát triển của Sâm lai châu trong tự nhiên.
Ứng dụng kết quả nghiên cứu của luận văn vào thực tế sản xuất ở địa
điểm nghiên cứu và các địa điểm khác có điều kiện tự nhiên tương tự.
Phối hợp với các cơ quan chuyên môn, đơn vị nghiên cứu trong nước thực hiện xây dựng kỹ thuật trồng thâm canh Sâm lai châu dưới tán rừng và các tiêu chuẩn cơ sở về nguồn giống, vật liệu giống cây Sâm lai châu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1.Trịnh Ngọc Bon, Phạm Quang Tuyến (2014). Điều tra mức độ nguy cấp loài Sâm lai châu. Báo cáo chuyên đề kết quả nghiên cứu khoa học, Viện Nghiên cứu Lâm sinh, năm 2014.
2.Bộ Khoa học và Công nghệ và Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007). Sách đỏ Việt Nam phần II - Thực vật. NXB. KHTN & CN, Hà Nội. Tr 82-91.
3.Bộ Y tế và UBND tỉnh Quảng Nam (2003). Hội thảo bảo tồn phát triển cây sâm Việt Nam (Sâm ngọc linh - Panax vietnamensis Ha et Grushv.
Araliaceae, Tam Kỳ - Quảng Nam.
4.Nguyễn Như Chính, Đặng Ngọc Phái (2008). Bước đầu về công tác di thực Sâm ngọc linh tại Quảng Nam. Hội thảo khai thác, phát triển và xây dựng thương hiệu sâm Việt Nam (Panax vietnamensis Ha et Grushv, Araliaceae). Bộ Y tế - UBND tỉnh Kon Tum, năm 2008.
5.Cục Thống kê Lai Châu (2015). Niêm giám Thống kê Lai Châu 2015. Cục Thống kê tỉnh Lai Châu, năm 2015.
6.Nguyễn Thượng Dong, Trần Công Luận, Nguyễn Thị Thu Hương (2007). Sâm Việt Nam và một số cây thuốc họ Nhân sâm. Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 2007.
7.Vũ Quang Giảng (2015). Nghiên cứu trồng thử nghiệm sâm Ngọc Linh tại tỉnh Điện Biên. Báo cáo tổng kết đề tài cấp tỉnh Sở Khoa học và Công nghệ
tỉnh Điện Biên, Trường Đại học Tây Bắc.
8.Phan Thuý Hiền (2013). Nghiên cứu di thực cây Sâm Ngọc Linh (Panax
vietnamensis Ha et Grushv.) tại Tam Đảo - Vĩnh Phúc. Báo cáo kết quả
nghiên cứu khoa học, Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội, Viện Dược liệu, năm 2013.
9. Phan Thuý Hiền (2015). Nghiên cứu phát triển trồng Sâm Ngọc Linh (Panax Vietnamensis Ha et Grushv.) tại một số khu vực có điều kiện sinh thái tương tự núi Ngọc Linh. Báo cáo kết quả đề tài KC.06.20/11-15, Viện Dược liệu, năm 2015
10. Nguyễn Bá Hoạt (2004). Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống, kỹ thuật trồng và quy hoạch phát triển trồng cây Sâm K5 tại Kon Tum (Panax
vietnamensis Ha et Grushv.). Báo cáo kết quả thực hiện đề tài, Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội, năm 2014.
11. Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Duy Thuần (2005). Kỹ thuật trồng, sử dụng và chế biến cây thuốc. Nxb Nông nghiệp Hà Nội, 2005.
12. Nguyễn Quang Hưng, Phạm Quang Tuyến (2014). Báo cáo kết quả điều tra phân tích đất nơi cây Sâm lai châu phân bố tự nhiên. Báo cáo chuyên đề
kết quả nghiên cứu khoa học, Viện Nghiên cứu Lâm sinh, năm 2014.
13.Kỹ thuật nuôi trồng và chế biến dược liệu (1979). Nxb Nông nghiệp I, Hà Nội.
14. Trần Thị Liên (2011). Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật góp phần xây dựng quy trình sản xuất giống và dược liệu cây sâm Việt Nam (Panax
vietnamensis Ha et Grushv.). Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, năm 2011.
15. Phan Kế Long (2014a). Nghiên cứu phân loại, phân bố và thành phần hoá học của cây Sâm mọc tự nhiên ở Lai Châu. Hồ sơ nghiệm thu báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học, Bảo tàng thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2014.
16. Dương Tấn Nhựt (2012). Nhân giống vô tính và sản xuất sinh khối rễ cây sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.). Báo cáo nhiệm vụ Khoa học công nghệ cấp thiết mới phát sinh ở địa phương, Viện Sinh học Tây Nguyên thực hiện, năm 2012.
17. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Quyết định mới nhất số 333/QĐ-SNN&PTNT ngày 29 tháng 6 năm 2016 về “Hướng dẫn tạm thời kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sâm ngọc linh (Panax vietnamensis) dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
18. Lê Thanh Sơn và Nguyễn Như Chính (2003). Nhân giống Sâm ngọc linh từ hạt. Hội thảo bảo tồn và phát triển cây sâm Việt Nam (Sâm ngọc linh
Panax vietnamensis Ha et Grushv.). Chủ biên Bộ Y tế và UBND tỉnh Quảng Nam, tr.113-119.
19. Nguyễn Huy Sơn (2016). Đặc điểm sinh thái cây Sâm lai châu (Panax
vietnamensis var. fuscidiscus). Báo cáo hội thảo “Bảo tồn và phát triển Sâm lai châu tại huyện Mường Tè), Viện Nghiên cứu Lâm sinh, năm 2016.
20. Nguyễn Đình Thành (2014). Nghiên cứu trồng thử nghiệm cây sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis) dưới tán rừng tự nhiên thuộc xã An Toàn, huyện An Lão, tỉnh Bình Định. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cấp tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định, năm 2014.
21. Nguyễn Văn Thuận, Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Văn Bút, Nguyễn Xuân Trường, Lê Thanh Sơn, Đào Mạnh Hùng, (2003), Bước đầu nghiên cứu trồng cây sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis) dưới tán rừng tự nhiên.
22. Phạm Quang Tuyến (2014). Điều tra kiến thức bản địa về hiện trạng khai thác, mua bán, sử dụng và giá trị dược liệu Sâm lai châu tại Mường Tè. Báo cáo chuyên đề kết quả nghiên cứu khoa học, Viện Nghiên cứu Lâm sinh, năm 2014.
23.Phạm Quang Tuyến, Nguyễn Bá Triệu, Trần Thị Kim Hương (2016a). Kết quả nghiên cứu nhân giống nhằm bảo tồn cây Sâm lai châu (Panax
vietnamensis var. fuscidiscus) tại Mường Tè. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 23, tr108-112, năm 2016.
tồn cây Sâm lai châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus) trên địa bàn các xã vùng cao huyện Mường Tè. Báo cáo hội thảo “Bảo tồn và phát triển Sâm lai châu tại huyện Mường Tè), Viện Nghiên cứu Lâm sinh, năm 2016.
25. Phạm Quang Tuyến (2019). Quy trình nhân giống Sâm lai châu. Kết quả
thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống và trồng cây Sâm lai châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus K.Komatsu, S.Zhu & S.Q.Cai)”, Viện Nghiên cứu Lâm sinh, năm 2019.
26. Phạm Quang Tuyến (2019). Quy trình trồng trọt Sâm lai châu. Kết quả
thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống và trồng cây Sâm