Điều kiện kinh tế-xã hội tại

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển cây sâm lai châu (panax vietnamensis var fuscidiscus) trên địa bàn huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 33 - 35)

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã h ội huyện Phong

1.3.2. Điều kiện kinh tế-xã hội tại

* Về kinh tế

Kinh tế đã có bước phát triển toàn diện trên tất cá các ngành, lĩnh vực, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Tổng giá trị sản xuất ước đạt trên 3.634 tỷđồng, trong đó cơ cấu các ngành kinh tế: Nông, lâm, thủy sản chiếm 23,1%; công nghiệp, xây dựng chiếm 39,9%; dịch vụ chiếm 37%. Đời song Nhân dân từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đạt 29 triệu đồng/năm.

Lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản được đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện và đã đạt được những kết quả quan trọng. Cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng tích cực, đưa các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi diện tích sản xuất kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Các đề án, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất được triển khai thực hiện hiệu quả, khai thác được tiềm năng, thế mạnh của từng vùng. Lợi thế Cửa khẩu

đang từng bước được phát huy, thúc đẩy sản xuất một số hàng hóa nông sân xuất khẩu: Sản xuất cây lương thực tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng, tổng diện tích gieo trồng 8.250 ha; sản lượng đạt 35.609 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 434kg/người/năm. Mặt khác cây chè đã được mở

rộng diện tích theo hướng tập trung, ước đến năm 2020 tổng diện tích chè toàn huyện là 268,84 ha; hiện có 34,5 ha chè kinh doanh, sản lượng chè búp tươi bình quân đạt trên 70 tấn/năm. Tiếp tục chăm sóc 1.411 ha cây cao su; 1.055 ha cây thảo quả, trồng mới 115,89 ha cây Mắc ca, nâng tổng diện tích cây Mắc ca toàn huyện lên 182,89 ha. Bên cạnh đó với việc chuyển đổi diện tích một số cây trồng có giá trị kinh tế thấp và đất hoang hóa, đất đồi dốc sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế, diện tích trồng cây ăn quả trên địa bàn

huyện tăng nhanh trong những năm qua, cụ thể: Ước đến năm 2020 tổng diện tích trồng cây ăn quả là 4.642,7 ha; sản lượng đạt 55.178,8 tấn. Chăn nuôi, thủy sản cũng đã được tập trung chỉđạo phát triển chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm; tính đến năm 2020 tổng đàn gia súc ước đạt 44.845 con, tốc độ tăng trưởng dự kiến là 6,1%. Thủy sản phát triển khá về diện tích và sản lượng; tiếp tục duy trì và phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản nước lạnh hiện có ở

các xã vùng cao. Ngoài ra công tác chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng cũng đã

được tập trung chỉ đạo làm tốt công tác quản lý, khoanh nuôi, bảo vệ, trồng mới và chi trả các chế độ về bảo vệ, phát triển rừng và dịch vụ môi trường rừng. Tổng diện tích rừng là 45.371,76 ha, tỷ lệ che phủ rừng 43,66%.

* Về văn hóa - xã hội

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình 4,3%/năm, mục tiêu đến năm 2020 tỷ

lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 20,49%. Công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động được quan tâm, đã đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng cho 4.755 lao động nông thôn, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo, tập huấn từ 25% năm 2015 lên 50% năm 2020 (trong đó tỷ lệ lao động qua

đào tạo đạt 35%), giải quyết việc làm mới cho 4.945 lao động, tổ chức cho 137 công dân đi xuất khẩu lao động sang thị trường lao động nước ngoài.

- Hệ thống trường, lớp học được được quy hoạch, sắp xếp lại phù hợp với tình hình thực tiễn của huyện, số lượng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục

được bổ sung, cơ bản khắc phục tình trạng thiếu giáo viên ở các bậc học. Tỷ

lệ chuyển lớp, chuyển cấp, thi tốt nghiệp năm sau cao hơn năm trước; tỷ lệ

huy động học sinh ra lớp bậc mầm non đạt 98,1%; tiểu học trên 99%; trung học cơ sở trên 95%; THPT 30%. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho học sinh. Tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp học, đến nay tỷ lệ kiên cố, bán kiên cố đạt 89,5%.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được quan tâm đầu tư, phát triển. Ước đến hết năm 2020 có trên 88% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm, có 167/171 thôn bản có đường xe máy di lại thuận lợi; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 83,5%; 171/171 bàn có điện lưới quốc gia, 98,2% số hộ dược sử dụng điện.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển cây sâm lai châu (panax vietnamensis var fuscidiscus) trên địa bàn huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 33 - 35)