Về mối liên hệ: Khi dạy học vectơ trong không gian, cần liên hệ với những

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÔNG QUA BÀI VECTƠ TRONG KHÔNG GIAN – HÌNH HỌC 11 (Trang 25 - 27)

kiến thức đã được học về vectơ trong mp và ứng dụng của vectơ vào nghiên cứu HHP để có sự liên hệ, so sánh. Cần có sự quan sát đến những đối tượng vectơ trong vật lý như lực, vận tốc, gia tốc, cường độ điện trường, … để thấy được sự gần gũi của khái niệm vectơ trong cuộc sống.

2.3.6. Đề xuất phương pháp đánh giá thông qua bài tập thu hoạch.

Lâu nay, chúng ta quen với việc đánh giá khả năng của một HS thông qua

một kênh duy nhất là giải bài tập. Tất nhiên, việc giải bài tập cũng chứng tỏ được HS đó đã lĩnh hội được kiến thức ở các cấp độ, tuy nhiên điều đó là chưa đủ để đánh giá và kiểm tra toàn diện kiến thức, mức độ hiểu biết, yêu thích của HS với nội dung môn học. Và nhiều khi, các bài tập hiện nay thiên về mẹo mực, việc giải nhiều những loại bài tập đó cũng khơng giúp ích gì cho HS sau này khi mà HS khơng hiểu được bản chất những thứ mình đang giải. Do đó, tơi đề xuất việc áp dụng hình thức đánh giá thơng qua bài tập thu hoạch.

Bài tập thu hoạch được hiểu như một dạng học sinh trả lời các câu hỏi mà giáo viên đưa ra, nhưng dưới dạng mở: nghĩa là HS được thoải mái viết câu trả lời của mình mà khơng bị giới hạn bởi các khuôn mẫu, được bày tỏ quan điểm cá nhân và những nhận xét của mình về nội dung câu hỏi.

Hình thức kiểm tra, đánh giá bằng bài tập thu hoạch đã được các nước tiên tiến áp dụng, như đi phỏng vấn, xin du học, học bổng, … Theo tơi, phương

pháp này có ưu điểm rõ rệt so với phương pháp kiểm tra bằng câu hỏi truyền thống đó chính là giúp GV đánh giá được khả năng hiểu sâu sắc vấn đề đến mức độ nào của HS, thoải mái cho HS thể hiện quan điểm của mình, rèn luyện cho HS các thao tác tư duy, lập luận, viết văn bản rõ ràng, rành mạch, đủ ý. Hình thức này cũng bổ sung thêm cho GV một giải pháp để tăng cường năng lực hiểu rõ bản chất, mối liên kết với những vấn đề khác trong bối cảnh dạy học thiên về mẹo mực như hiện nay.

Có thể áp dụng phương pháp này ở trước hoặc sau bài học, hoặc như một hình thức kiểm tra để lấy điểm thường xuyên, lấy điểm cộng cho ý thức của HS trong cả một quá trình học tập. Người GV cần lựa chọn nội dung dạy học phù hợp để áp dụng phương pháp này, thường đó là những bài mang ý nghĩa đến phương pháp cả chương hay những bài có nhiều nội dung quan trọng, có mối liên hệ với những môn học khác hoặc trong cuộc sống.

Ví dụ áp dụng phương pháp đánh giá bằng bài tập thu hoạch đối với

nội dung bài Vectơ trong không gian:

Về vị trí quan trọng của bài Vectơ trong không gian đến cả chương đã

được phân tích kỹ ở các mục trên, và như đã nói, điều kiện cần khi học nội dung này chính là những kiến thức và ứng dụng của vectơ trong mp đã được học ở lớp 10. Do đó, trong điều kiện thời lượng học tập nội dung chỉ thường khoảng 2 tiết học, và HS đã học những kiến thức về vectơ trong mp từ lớp 10, nên việc cho HS làm một bài thu hoạch về việc ôn tập lại những kiến thức và ứng dụng của vectơ vào nghiên cứu HHP là rất cần thiết. Cụ thể như sau, trước khi học tập bài Vectơ trong không gian, GV chia cả lớp thành bốn tổ và cho

bốn tổ làm bốn bài tập thu hoạch như sau:

Tổ 1: Em hãy nêu lại các khái niệm liên quan đến vectơ trong mp như:

định nghĩa vectơ, phương và chiều của vectơ, hai vectơ bằng nhau, hai vectơ đối nhau và hãy nêu lại các ứng dụng của vectơ trong giải toán HHP mà em biết.

Tổ 2: Em hãy nêu lại quy tắc cộng và trừ của hai vectơ cùng các quy tắc

(quy tắc hình bình hành, quy tắc ba điểm) trong mp và hãy nêu lại các ứng dụng của vectơ trong giải tốn HHP mà em biết.

Tổ 3: Em hãy nêu lại quy tắc thực hiện tích của một số thực với vectơ

cùng các tính chất (tính chất trung điểm, tính chất trọng tâm) trong mp và hãy nêu lại các ứng dụng của vectơ trong giải tốn HHP mà em biết.

Tổ 4: Em hãy nêu điều kiện để hai vectơ cùng phương, định lý biểu diễn

vectơ bất kỳ qua hai vectơ không cùng phương và hãy nêu ý nghĩa, tác dụng của định lý vừa nêu, ứng dụng vectơ trong giải toán HHP mà em biết.

Hình thức thực hiện: Mỗi tổ sẽ làm việc nhóm, nhóm trưởng điều hành,

báo cáo (theo văn bản, slide trình chiếu, video, …). HS được tùy ý thể hiện nội dung theo cách thức của mình, và mang theo bản báo cáo này đến khi học tập nội dung mới. Khuyến khích HS sử dụng thêm hình ảnh, tham khảo các nguồn tài liệu, đưa thêm ví dụ để làm nội dung phong phú hơn. GV sẽ kiểm tra từng nội dung làm việc của từng cá nhân, từ đó đánh giá cả tổ và cho điểm cộng hoặc điểm trừ với những tổ, cá nhân làm tốt hoặc không làm.

2.4. Áp dụng các phương pháp vừa nêu vào dạy học bài “Vectơ trong khơng gian” – Hình học 11 gian” – Hình học 11

Qua những phân tích một số phương pháp đề xuất trong việc dạy học GQVĐ

theo định hướng PTNL như trên, tôi đề xuất việc áp dụng các phương pháp vừa nêu vào dạy học bài “Vectơ trong khơng gian” – Hình học 11 thơng qua giáo án thực nghiệm dưới đây.

TÊN CHỦ ĐỀ: VECTƠ TRONG KHÔNG GIAN

Thời gian dự kiến: 2 tiết

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÔNG QUA BÀI VECTƠ TRONG KHÔNG GIAN – HÌNH HỌC 11 (Trang 25 - 27)