ĐÁNH GIÁ, TỔNG KẾT, DẶN DÒ (3p)

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÔNG QUA BÀI VECTƠ TRONG KHÔNG GIAN – HÌNH HỌC 11 (Trang 41 - 45)

- Cho HS nhận xét về phương pháp GQVĐ những ví dụ trong cả tiết học: sử dụng

4.ĐÁNH GIÁ, TỔNG KẾT, DẶN DÒ (3p)

- GV phát cho mỗi tổ và HS một phiếu đánh giá sản phẩm học tập, và tổng kết lại

những tri thức, phương pháp, ứng dụng của kiến thức vừa học.

- Dặn dị HS hồn thiện các bài tập ở phiếu học tập số 1 và bài tập còn lại trong SGK.

2.5. Nhận xét, đánh giá, mở rộng các phương pháp vừa áp dụng

2.5.1. Những lưu ý khi áp dụng các phương pháp đã nêu để dạy học giải quyết vấn đề theo định hướng PTNL. vấn đề theo định hướng PTNL.

Trong quá trình áp dụng các phương pháp đã nêu để dạy học giải quyết vấn

đề theo định hướng PTNL, theo tơi ngồi những điều đã nêu trong mục 2.3. thì cịn cần lưu ý những điểm sau:

1. GV nên dạy những cái cơ bản nhất, nhiều công dụng nhất; tránh dạy những thứ phức tạp, ít khi dùng đến.

2. Khi dạy học nên quan tâm đến câu hỏi: Học để làm gì, có ý nghĩa gì; khơng nên để HS cảm nhận những kiến thức mình học là vơ nghĩa.

3. Nên tổ chức thi cử, kiểm tra, đánh giá theo hướng đổi mới sao cho nhẹ nhàng, phản ánh đúng trình độ HS, khiến cho HS có động lực muốn học tập, và nên đánh

giá cả q trình chứ khơng nên q phụ thuộc vào các bài kiểm tra.

4. Chú trọng rèn luyện tư duy phân tích vấn đề, quan sát và nhận xét, áp dụng phương pháp thử chọn đúng – sai, thực nghiệm Toán học, …

Tôi đã áp dụng những phương pháp vừa kể trên vào dạy học bài mở đầu

Vectơ trong không gian cho HS ở các trường THPT Hà Huy Tập, THPT Phan Thúc Trực, THPT Đô Lương 2 thông qua giáo án thực nghiệm đã nêu ở trên. Tùy vào trình độ của HS, tỉ lệ HS khá, giỏi so với HS trung bình, yếu ở mỗi lớp học để linh hoạt điều chỉnh phần nội dung giảng dạy có trong phần giáo án sao cho phù hợp nhất với mỗi lớp, với mỗi đối tượng; sao cho đảm bảo các em đều được học những cái cơ bản, hữu ích nhất và tiến tới có thể giảm thiểu, xóa bỏ cảm giác ‘sợ Hình học”, cảm thấy kiến thức Hình học khó khăn như nhận định lâu nay của chính các em. Kết quả thu được thật sự khả quan, tôi cảm nhận thấy HS tự giác tập trung nghe giảng hơn hẳn trong giờ dạy, các em chăm chú và đã dám bắt tay vào làm những bài tốn Hình học mà trước nay các em “ngại, sợ” vì nghĩ khơng làm được, nhất là những em HS trung bình, yếu. Cịn đối với những HS khá, giỏi, các em cảm thấy mình được nắm chắc chắn kiến thức, được tiếp nhận, hiểu sâu vấn đề, và nhận ra bản thân có thể tự tìm ra những kết luận thay vì chỉ thụ động đi GQVĐ các bài toán cho sẵn.

2.5.2 Mở rộng phương pháp vừa nêu cho các nội dung Hình học khác có trong chương trình. chương trình.

Các phương pháp vừa nêu có thể áp dụng cho dạy học nội dung Hình học tọa độ trong khơng gian lớp 12; Quan hệ vng góc giữa hai đường thẳng, dạy học định lý, dạy học giải bài tập, …

2.5.3 Một vài vấn đề trong dạy học chú trọng bản chất

Một điểm mà tơi ln nhấn mạnh đó chính là người GV phải thật sự hiểu sâu sắc vấn đề mình đang dạy và phải dạy học chú trọng vào bản chất, cái cốt lõi để giảng dạy cho HS những cái cần thiết nhất một cách dễ hiểu nhất có thể. Trong q trình giảng dạy, tơi đề xuất một số biện pháp nâng cao dạy học chú trọng bản chất vấn đề như sau:

1. Người GV khi dạy học nên chú trọng vào chất lượng, luôn khơng ngừng nâng cao trình độ, tìm tịi, tìm hiểu sâu sắc vấn đề để điều khiển, làm chủ nội dung dạy học và diễn đạt vấn đề theo cách đơn giản, phù hợp với trình độ HS.

2. Người GV cần chú ý rèn luyện cho HS khả năng suy nghĩ sâu sắc, tập thói quen quan sát, phân tích, nghiền ngẫm rồi mới tiến hành GQVĐ.

3. Người GV khi dạy học cần có sự hài hịa giữa lý thuyết và thực hành, bắt chước và sáng tạo, trừu tượng – cụ thể; trực giác – hình thức và vận dụng thật linh hoạt giữa các hình thức này, tránh sa đà quá mức vào sáng tạo, trừu tượng mà quên mất tính bắt chước, tính cụ thể; dạy học gắn liền lý thuyết và thực hành, tránh tình trạng

học tập vì luyện thi mà nhồi nhét HS những công thức phức tạp, rối rắm hoặc chỉ đơn thuần ra bài tập Hình học có sẵn cho HS rồi yêu cầu HS tự tìm cách giải quyết. Thay vào đó, GV nên dạy học chú trọng vào bản chất, để khi cần, HS có thể tra cứu nhưng vẫn hiểu được bản chất cơng thức đó dùng để làm gì, áp dụng như thế nào. Hoặc giúp cho HS thấy được sự tự nhiên, con đường hình thành nên các kết luận có sẵn cho trong bài tập, giúp HS cảm nhận được sự đúng đắn, sự tự nhiên của các kết luận đó rồi mới tiến vào tìm cách chứng minh tỉ mỉ. Đó chính là cái cốt lõi mà theo tơi, dạy học Tốn học nên hướng tới để đào tạo ra những con người có năng lực phát hiện và GQVĐ khơng chỉ trong học tập mà cịn vận dụng trong cuộc sống.

2.5.4. Một vài biện pháp nhằm tạo cảm hứng học tập Hình học cho HS

Theo tơi nhận thấy, thời gian gần đây, số lượng HS cảm thấy chán hay sợ Toán học, hay nhận ra Tốn học là vơ ích càng ngày càng nhiều và điều đó cịn lan ra ở các bậc phụ huynh HS. Ngun nhân thì có nhiều, và như tơi đã phân tích ở trên, thì việc tìm lại cảm hứng học tập Tốn học nói chung và Hình học riêng cho các em lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Điều này, tơi nhận thấy cịn chưa hề được chú trọng tại các nhà trường. Thực tế cho thấy dạy học Hình học hiện nay thì những em khá, giỏi chủ yếu luyện giải theo các đề thi THPTQG, luyện thi HSG; các em HS trung bình trở xuống thì tình hình cịn tệ hơn, nghe đến phần Hình là chấp nhận “bó tay”. Tơi đề xuất một vài kinh nghiệm cá nhân giúp tìm lại cảm hứng học tập mơn Hình học:

Biện pháp 1: Phổ biến các sách tham khảo về sách truyện có nội dung Tốn học,

sách về trị chơi tốn học, sách về toán học trong cuộc sống, các trang youtube, trang blog tốn học nói về ý nghĩa của Tốn học đối với cuộc sống.

Biện pháp 2: GV nên chú trọng tổ chức các bài tập thực tế về việc ứng dụng hình

học vào giải quyết một vấn đề cho GV đặt ra, thay thế cho các bài kiểm tra thường xuyên để lấy điểm.

Biện pháp 3: GV không nên phủ đầu HS bằng những câu nói như kiến thức này

khó, phải cố gắng để diễn giải mọi thứ đơn giản nhất có thể, và tạo cho HS niềm tin về khả năng tiếp nhận tri thức.

Biện pháp 4: Dạy học Hình học tránh quá giáo điều, hình thức bằng việc sử dụng

q nhiều ngơn ngữ Tốn học chính xác ngay khi mới bắt đầu, mà nên đi từ việc lấy ra các hình ảnh, ví dụ minh họa trong thực tế, rồi từ các quan sát trực quan, từ việc thử nghiệm đúng – sai, qua các thao tác tư duy mà dần rút ra được kết luận; từ đó giúp cho HS thấy được con đường tự nhiên hình thành các kết luận và cũng như thế giúp cho HS khắc sâu được kiến thức, hiểu rõ bản chất của vấn đề.

2.6. Thực nghiệm sư phạm 2.6.1. Mục đích 2.6.1. Mục đích

Tiến hành thực nghiệm sư phạm các kiến thức đã thiết kế nhằm:

- Đánh giá tính khả thi của tiến trình dạy học nội dung đã thiết kế, bổ sung hồn thiện tiến trình dạy học đạt hiệu quả cao hơn.

- So sánh đối chiếu kết quả trước và sau khi thực hiện.

2.6.2 Đối tượng thực nghiệm

- Quá trình thực nghiệm được tiến hành ở các lớp 11B3, 11A3 tại đơn vị trường THPT Đô lương 2.

2.6.3 Phương pháp thực nghiệm

- Áp dụng các phương pháp đã nêu trong bản sáng kiến và giáo án thực nghiệm để tiến hành giảng dạy bài Vectơ trong khơng gian, chương trình Hình

học 11 cho các lớp khác nhau.

- Tiến hành rút kinh nghiệm, phân tích diễn biến thực nghiệm sư phạm và tổ chức làm bài kiểm tra để đánh giá kết quả học tập.

2.6.4. Kết quả thực nghiệm

a.Đánh giá định tính

Sau khi áp dụng các phương pháp đã nêu trong bản sáng kiến và giáo án thực nghiệm để tiến hành giảng dạy bài Vectơ trong khơng gian, chương trình

Hình học 11 cho các lớp khác nhau tôi nhận thấy:

- Ngay từ ban đầu, HS đã có sự tập trung nhất định bởi đã có sự chuẩn bị ở nhà thông qua các bài tập thu hoạch với tâm thế sẽ được GV kiểm tra để lấy điểm miệng và điểm trừ nếu khơng có sự chuẩn bị và cả tiết học, HS đã hào hứng với việc tiếp thu kiến thức và thích thú với việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.

- HS đã có sự mạnh dạn, tự tin hơn khi tiến hành , trả lời phiếu học tập nhóm, HS tập trung chú ý lắng nghe, tích cực đóng góp ý kiến bổ sung, thảo luận nhóm

- Từ tiết đầu bỡ ngỡ thì tiết thứ 2 trở đi các em đã chủ động làm việc, biết phân cơng nhiệm vụ hợp lí, tương tác các nhiệm vụ bài học với giáo viên đạt hiệu quả cao.

- Các em đã đánh giá khách quan kết quả học tập của các nhóm khác cũng như các thành viên trong nhóm của mình.

- Khơng khí học tập thay đổi một cách rõ rệt. Các em hào hứng, mong chờ giờ học, khơng khí giờ học trong tất cả các giai đoạn học tập vui vẻ, sơi nổi, hịa đồng cũng như phát huy được nhiều kĩ năng và năng lực như: năng lực hợp tác, năng lực

thực hành thí nghiệm, kĩ năng đọc sách, tìm kiếm thơng tin, năng lực ghi nhớ, phân tích, tổng hợp...

- Cảm nhận của em Nguyễn Văn Cường, lớp trưởng lớp 11A3 trường THPT Đơ Lương 2: Em rất thích các giờ học có sự gợi mở, định hướng để giúp chúng em

hiểu được cách suy nghĩ để tìm ra cách giải quyết vấn đề. Ngồi ra, được tự mình có thể nói ra được các kiến thức mới dựa vào kiến thức cũ giúp chúng em cảm thấy dễ dàng tiếp thu hơn và hiểu được những ứng dụng ngoài thực tế. Chúng em mong có nhiều tiết học như vậy.

- Thầy Nguyễn Huy Khơi, giáo viên dạy Tốn, tổ trưởng tổ Tốn - Tin trường THPT Đơ lương 2 nhận xét: “Tiết học này thông thường sẽ không được dạy kỹ, hoặc bỏ qua vì đa số GV đều nghĩ rằng nội dung này không mấy khi thi cử, HS cũng luôn nghĩ rằng càng học nhiều thì kiến thức càng khó. Tuy nhiên, qua dự giờ tiết học sử dụng những phương pháp dạy học đã được nêu trong bản sáng kiến, tôi nhận thấy hiệu quả rõ rệt trong việc tạo nên cảm hứng cho HS, các em cảm giác như những kiến thức được học dễ dàng được suy luận ra chứ khơng phải là khó khăn đối với bản than như trước nữa. Giờ học thật sự sôi nổi, tất cả các em đều cùng tham gia vào các hoạt động và nhiệm vụ, ngay cả những em HS yếu nhất cũng có sự thay đổi và năng nổ hơn. Các em đã tự mình phát hiện vấn đề, tự mình tự phân tích cũng như chủ động xây dựng kiến thức trong quá trình học tập. Việc tự các em khám phá, xây dựng tri thức giúp các em khắc sâu cũng như có thêm niềm đam mê học tập nói chung và bộ mơn Hình học nói riêng. Giáo viên đã rất tự tin, làm chủ kiến thức, và đã linh hoạt với từng đối tượng HS mà biết dạy học những gì quan trọng nhất. Giờ dạy thực hiện như trong giáo án thực nghiệm ứng dụng trong quá trình dạy học đã làm cho tiết học trở nên lí thú và sôi nổi hơn rất nhiều.

- Cô Lê Thị Thu Hằng, giáo viên giáo viên Toán học tại trường THPT Đô Lương 2 nhận xét: “Tôi thấy giáo án thực nghiệm và các phương pháp dạy học đã

nêu trong bản sáng kiến thực sự rất đáng để suy ngẫm và nên được áp dụng nhiều hơn. Riêng việc chủ động trong việc dạy học kiến thức để biết được nên dạy học trọng tâm phần nào, không bị phụ thuộc vào SGK; HS được GV gợi mở, đặt câu hỏi, hướng dẫn phân tích để lập luận GQVĐ là điểm quan trọng trong việc dạy học lĩnh vực Hình học tạo cảm hứng học tập, tính tích cực và tư duy sáng tạo. Ngồi ra, có thể áp dụng những phương pháp kể trên vào những nội dung khác của Hình học và kể cả dạy học trực tuyến. Học sinh rất hào hứng khi được tham gia kiến tạo nên tri thức, GV đỡ được nhiều thời gian biên soạn giáo án giảng dạy các nội dung bài học tương tự.

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÔNG QUA BÀI VECTƠ TRONG KHÔNG GIAN – HÌNH HỌC 11 (Trang 41 - 45)