Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) 2008 63.900 10,62 678.600 2009 64.500 10,75 693.375 2010 61.500 11,86 729.390 2011 43.701 12,16 531.404 2012 42.764 12,18 520.865 Nguồn: FAOSTAT (2015) Tổ chức tiêu thụ sản phẩm quả có múi cũng rất đa dạng, ngoài hệ thống chỉ đạo sản xuất lưu thông phân phối của nhà nước và Tổng Công ty Rau quả Trung ương với các đơn vị trực thuộc, dưới tác động của cơ chế thị trường, hệ thống tổ chức tiêu thụ quả tươi của tư nhân được hình thành một cách rộng khắp và chặt chẽ từ khâu thu mua đến khâu vận chuyển đường dài, bán buôn, bán lẻ cũng tỏ ra có hiệu quả hơn. Chính hình thức tổ chức kinh tế nhiều thành phần mà quả tươi được phân bố, lưu thông đi các nơi trên mọi miền đất nước. Đây là một động lực phát triển sản xuất cây ăn quả ở nước ta.
Tóm lại, cam quýt là một trong những cây ăn quả quan trọng ở Việt Nam. Diện tích và sản lượng cam quýt không ngừng tăng, đặc biệt trong thời gian qua diện tích trồng cam quýt tăng khoảng 4 lần và sản lượng tăng khoảng 3 lần. Điều
này cho thấy mặc dù có một số hạn chế về mặt sinh thái, cam quýt vẫn được quan tâm phát triển mạnh ở Việt Nam.
* Các vùng trồng cam quýt chính ở Việt Nam - Vùng đồng bằng sông Cửu Long
Theo Trần Thế Tục (1980), Trần Thế Tục và cs. (1995) lịch sử trồng cam quýt ở đồng bằng sông Cửu Long có từ lâu đời, nên người dân ở đây rất có kinh nghiệm trồng trọt, chăm sóc loại cây ăn quả có múi. Cam quýt được trồng chủ yếu ở các vùng đất phù sa ven sông hoặc trên các cù lao lớn nhỏ của sông Tiền, sông Hậu có nước ngọt quanh năm, nơi đây có tập đoàn giống cam quýt rất phong phú như: Cam chanh, cam Sành, Bưởi, chanh Giấy. Điều này hoàn toàn phù hợp với vị trí của các tỉnh đồng bằng sông Cửu long nằm ở 9015’ đến 10030’ vĩ bắc và 1050 đến 106045’ độ kinh đông, địa hình rất bằng phẳng, có độ cao từ 3-5m so với mặt nước biển. Các yếu tố khí hậu, nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa và ánh sáng ở vùng này rất phù hợp với việc phát triển sản xuất cây có múi...
Cam của Nam Bộ quả lớn, hương vị đặc biệt thơm ngon, vượt xa loại cam mang từ Trung Hoa vào cùng mùa. Nhiều giống được ưa chuộng và trồng phổ biến hiện nay như: Cam Sành, cam Mật, quýt Tiều (quýt hồng), quýt Siêm, quýt đường, bưởi đường, bưởi Năm Roi, bưởi Long Tuyễn...ở điều kiện khí hậu, đất đai vùng đồng bằng sông Cửu Long các giống nêu trên thường cho năng suất tương đối cao.
- Vùng miền núi phía Bắc
Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang và Thái Nguyên là các vùng trồng cam lớn ở các tỉnh miền núi phía bắc. Cam quýt được trồng thành từng khu tập trung từ 500 ha đến hàng nghìn ha như ở Bắc Sơn - Lạng Sơn, Bạch Thông - Bắc Cạn, Hàm Yên, Chiêm Hóa - Tuyên Quang, Bắc Quang - Hà Giang, nhìn chung cam quýt trở thành thu nhập chính của hộ nông dân tại đây. Do địa hình sinh thái phong phú dẫn đến có nhiều loại cam quýt đặc trưng, đặc biệt ở vùng núi phía Bắc là nơi chứa đựng tập đoàn giống cam quýt đa dạng (Bùi Huy Kiểm, 2000).
Nói đến cam Sành chúng ta không thể không nghĩ đến khu vực huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang. Vì đây là một vùng sản suất cam quýt lớn của miền bắc với chất lượng ngon, màu sắc đẹp, cung cấp một lượng cam lớn cho miền Bắc
vào dịp Tết và sau Tết. Khi phân tích các chỉ tiêu như chế độ nhiệt, chế độ mưa, ẩm và những điều kiện thời tiết đặc biệt như: Bão, sương muối, mưa đá... và đi đến kết luận rằng ở đây có các yếu tố thời tiết đặc biệt có lợi cho cam phát triển, các yếu tố khác như: Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa hoàn toàn phù hợp với yêu cầu sinh thái và có thể hình thành nên vùng trồng cam quýt xuất khẩu. Bên cạnh đó nơi đây cũng rất nổi tiếng với 4 giống quýt; quýt Chum, quýt Chun, quýt Đỏ và quýt Vàng có triển vọng phát triển với thời gian cho năng suất cao, kéo dài và có giá trị thương phẩm (Hoàng Ngọc Thuận, 2000).
- Vùng khu 4 cũ
Bao gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh trải dài từ 180 đến 20030’ vĩ độ Bắc, với diện tích năm 2009 là 3.454 ha, trọng điểm trồng cam quýt vùng này là vùng Phủ Quỳ - Nghệ An. Các giống cam ở Phủ Quỳ có khả năng sinh trưởng tốt và năng suất tương đối ổn định. Hai giống Sunkiss và Xã Đoài có ưu thế tiềm về tiềm năng, năng suất và sức chống chịu sâu bệnh hại nặng trên cả cây và quả (Nguyễn Duy Lâm và cs., 2001).
Huyện Hương Khê là một trong những vùng đất miền núi của tỉnh Hà Tĩnh. Nhân dân ở đây đã có tập quán trồng bưởi lâu đời, đặc biệt là bưởi Phúc Trạch, một trong những giống bưởi đặc sản ngon nhất hiện nay (Đỗ Xuân Trường, 2003). Ngoài bưởi Phúc Trạch ở vùng này còn có một giống cam quýt rất nổi tiếng đó là cam Bù. Cam Bù có quả to, ngon, màu sắc hấp dẫn, chín muộn nên có thể đưa vào cơ cấu cam quýt chín muộn ở nước ta hiện nay. Cam Bù có năng suất cao nhờ có bộ lá quang hợp tốt và số lượng lá/cây lớn, có tính chịu hạn tốt. Cam Bù thường được trồng với mật độ cao (600 – 1000 cây/ha) để cho cây chóng giao tán, che phủ đất trống xói mòn và hạn chế ánh sáng trực xạ ở vùng núi thấp (Phạm Văn Côn, 1987).
2.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ DINH DƯỠNG TRÊN CÂY CAM QUÝT Thực vật nói chung và cam quýt nói riêng, muốn sinh trưởng và phát triển Thực vật nói chung và cam quýt nói riêng, muốn sinh trưởng và phát triển tốt cần phải được cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng đa lượng cũng như vi lượng.
+ Đạm (Nitơ): là nguyên tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong quá trình sinh trưởng đặc biệt trong sự hình thành bộ lá và có vai trò quyết định đến năng suất, phẩm chất của quả. Nitơ tham gia vào quá trình hình thành và phát triển cành lá, xúc tiến hình thành các đợt lộc mới trong năm, có tác dụng
giữ cho bộ lá xanh lâu. Nhiều nghiên cứu cho thấy một quả cam Washington Navel muốn phát triển bình thường cần có 45 lá, cam Chanh cần 50 lá, bưởi Chùm cần 60 lá cho một quả (Trần Thế Tục và cs., 1988).
Tuy nhiên nếu thừa đạm sẽ làm cho lá và lộc sinh trưởng quá tốt, quả lớn nhanh nhưng vỏ dày, quả bị nứt và phẩm chất quả kém, mầu sắc quả đậm hơn, hàm lượng vitamin C có chiều hướng giảm. Nhưng nếu thiếu đạm lộc non không phát sinh đúng lúc hoặc ra ít, lá nhỏ, lá mất diệp lục, bị ngả vàng, cành quả nhỏ, mảnh và bị rụng lá, quả nhỏ, vỏ mỏng, năng suất giảm.
Ở điều kiện thời tiết nước ta cam quýt hấp thu đạm quanh năm, nhưng cây hút đạm mạnh nhất vào các tháng có thời tiết ấm, đồng thời cũng là thời điểm cây cam quýt trong giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng đến khi thu hoạch. Ngoài ra khả năng hút đạm chịu sự tác động của độ pH đất, nếu pH từ 4 - 4,5 cây hấp thu mạnh dạng NO3, pH từ 6-6,5 cây hấp thu mạnh dạng NH4+ (Trần Thế Tục và cs., 1988).
+ Phân lân (Phospho): là nguyên tố dinh dưỡng rất cần cho cây sinh trưởng và phát triển đặc biệt là giai đoạn phân hóa mầm hoa.
Phân lân có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng quả, đủ lân lượng axit trong quả giảm, tỷ lệ đường/ axit cao, hàm lượng Vitamin C giảm, vỏ quả mỏng, mã đẹp, lõi quả chặt, màu sắc quả hơi kém nhưng chuyển màu nhanh.
Nếu thiếu lân cành, lá sinh trưởng phát triển kém, rụng nhiều, bộ rễ kém phát triển, do đó năng suất, phẩm chất quả giảm. ở mỗi thời kỳ sinh trưởng và phát triển khác nhau cây có nhu cầu về lượng lân cũng khác nhau, ví dụ ở giai đoạn kiến thiết cơ bản cây cần lân để phát triển bộ rễ, còn ở thời kỳ kinh doanh cây cần lân để phân hóa mầm hoa. Tuy nhiên nếu dư thừa lân vừa gây lãng phí mà lại làm cho cam lâu chín vàng (Nguyễn Văn Luật, 2006). Hiệu quả của việc bón lân cho cam quýt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó độ pH đất là quan trọng nhất, đất có pH thấp sẽ làm giảm hiệu lực của phân.
+Kali: Vũ Công Hâu (1996) kali rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cam quýt, đặc biệt là thời kỳ ra lộc non và thời kỳ quả phát triển mạnh. Kali ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất và phẩm chất quả cam quýt, vì kali tham gia vào quá trình vận chuyển các sản phẩm quang hợp về các cơ quan tích lũy trên cây. Nếu cây được cung cấp đầy đủ kali quả to, ngọt, nhanh chín, có khả năng chịu được lâu dài khi vận chuyển đi xa hoặc cất giữ lâu ngày. Tuy nhiên nếu thừa kali cây sinh trưởng kém, đốt ngắn, cây còi cọc, đặc biệt nếu quá nhiều kali sẽ gây
nên hiện tượng hấp thu caxi, magie kém, quả to nhưng xấu mã, vỏ quả dày, lâu chín (Nguyễn Học Thúy, 2001)
Trần Văn Ngòi và Nguyễn Quốc Hùng (2016) nghiên cứu ảnh của liều lượng K20 đến năng suất và phẩm chất bưởi Diễn 9 năm tuổi trồng tại Gia Lâm, Hà Nội cho thấy liều lượng bón kali trong giới hạn từ 0,6 - 1,8kg K2O/cây, không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu cơ giới quả của bưởi diễn. Bón kali có ảnh hưởng khá rõ đến năng suất, chất lượng bưởi diễn. Các công thức bón 1,2 - 1,5kg K2O/cây có tác dụng rõ trong việc nâng cao tỷ lệ đậu quả, số lượng quả/cây và năng suất thu được của bưởi diễn. Trong các liều lượng bón thử nghiệm, lượng bón phân theo công thức 3 (1,2 kg K2O/cây) và công thức 4 (1,5kg K2O/cây) cho năng suất cao hơn các công thức với liều lượng bón K2O thấp hoặc cao hơn. Bón kali có ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng quả. Công thức 4 với lượng bón 1,5 kg K2O/cây có tác dụng rõ trong việc nâng cao hàm lượng đường tổng số và giảm hàm lượng axit trong dịch quả.
Ngoài các nguyên tố đa lượng N,P,K, các nguyên tố trung lượng và vi lượng cũng có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng phát triển, năng suất và phẩm chất cam quýt (Vũ Hữu Yêm, 1998)
Theo các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng cây hoàn toàn không thể phát triển một cách bình thường nếu như thiếu các nguyên tố trung và vi lượng như: Bo, Mangan, Canxi, Kẽm, Molipden.v.v...các nguyên tố này hết sức cần thiết cho cây, chúng có tác dụng thúc đẩy và kích thích khả năng sinh trưởng, phát triển của cây một cách mạnh mẽ.
+ Canxi (Ca): được ví như xi măng gắn kết các tế bào lại với nhau. Hàm lượng Ca trong cây cao sẽ ngăn cản sự rụng ngược lại khi hàm lượng Ca trong cây thấp sẽ tăng sự rụng.
+ Kẽm (Zn): rất cần cho sự tổng hợp Triptophan - tiền thân của auxin. Khi thiếu Zn sẽ thiếu auxin và sẽ làm tăng sự rụng.
+ Bore: là nguyên tố dùng cho cây ăn quả khá tốt. Nó có vai trò quan trọng trong việc hình thành màng sinh học. Đặc biệt khi B kết hợp với Ca làm ổn định thành tế bào. Thiếu B ảnh hưởng lớn đến mô phân sinh và sự nảy mầm của hạt phấn. Chính vì vậy, B có tác dụng hạn chế rụng quả trên nhiều đối tượng cây trồng trong đó có cây cam. Khi thiếu B làm cho hàm lượng nước trong quả ít, hình dạng quả không bình thường. Để khắc phục có thể phun dung dịch axit boric nồng độ 300g/100l nước.
Ngoài ra, lưu huỳnh (S) thiếu sẽ làm tăng sự rụng quả, lá vì làm giảm các axit amin chứa lưu huỳnh ở trong cây, hoặc khi thừa Zn, Fe và các cation I+, Cl- sẽ gây độc cho cây và làm tăng quá trình rụng.
Khi cây thiếu Cu quả dễ bị nứt, nhất là khi còn xanh. Để khắc phục thì cần giữ ẩm cho đất, phun 0,2-0,5% CuSO4 lên lá kết hợp với phun boocdo càng tốt.
Khi cây thiếu Fe làm cho lá chồi non bị vàng đi dẫn đến rụng quả khi còn xanh. Để khắc phục thì cần cải tạo đất, bón phân hữu cơ, phun phân vi lượng 0,5% FeSO4.
Khi thiếu Mo làm cho lá lốm đốm vàng. Để khắc phục có thể phun dung dịch chứa 100-150g molybdate natri trong 1.000l nước.
Để nâng cao năng suất và chất lượng cam quýt và bón phân như thế nào và để đạt hiệu quả kinh tế cao, cần phải căn cứ vào những cơ sở khoa học đã được các nhà nghiên cứu khoa học đúc kết. Đa phần khi bón phân cần căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của cây ở các thời kỳ sinh trưởng và phát triển cụ thể. Theo các nhà nghiên cứu về việc bón phân cho cam quýt đều cho rằng cơ sở khoa học của việc bón phân có hiệu quả là dựa vào phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong đất và trong lá theo thang tiêu chuẩn của Chapman và các tác giả, cần căn cứ vào đó để khi cung cấp phân bón cho cây tránh làm sao không xảy ra hiện tượng quá thừa hay quá thiếu vừa gây lãng phí và làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng.
Ở nước ta phương pháp này đã được tiến hành thử nghiệm và thu được kết quả tốt tại các nông trường cam quýt vùng Phủ Quỳ - Nghệ An từ những năm 1974 và được công nhận đây là một tiến bộ khoa học trong sản suất cam quýt.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng các chất dinh dưỡng trong lá cây có hàm lượng khác nhau, do vậy mà nhu cầu của cây về hàm lượng các chất dinh dưỡng là không giống nhau. Bón phân cho cam quýt cần phải có những hiểu biết nhất định để khi bón làm sao không thừa hoặc không thiếu chất dinh dưỡng. Nếu thừa hoặc thiếu đều ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cam quýt. Đặc biệt sự thừa đạm là một dấu hiệu xấu. Khi hàm lượng dinh dưỡng trong lá thích hợp thì cam sinh trưởng và phát triển tốt, vườn cam sẽ cho năng suất cao.
Theo Koo (1985) (bảng 2.3) cho rằng hàng năm một lượng dinh dưỡng nhất định trong đất đã bị một số loại cây ăn quả có múi lấy đi và không hoàn trả lại đất. Lượng dinh dưỡng này được cây sử dụng phục vụ cho sự sinh
trưởng, hình thành và phát triển tế bào quả. Do vậy, cần phải bổ sung lượng dinh dưỡng nhất định bao gồm cả vi lượng và đa lượng cho đất sau mỗi đợt thu hoạch tùy thuộc vào sản lượng thu hoạch của vụ đó.