Lượng dinh dưỡng do cây ăn quả có múi lấy đi từ 1 tấn sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm, kali bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây quýt vàng chiềng yên (citrus reticulata blanco) tại huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 33)

Loại cây Dinh dưỡng đa lượng (gam/tấn quả tươi)

N P2O5 K2O MgO CaO S

Cam 1.773 506 3.194 367 1.009 142

Quýt 1.532 376 2.465 184 706 111

Chanh 1.638 366 2.056 209 658 74

Bưởi 1.058 298 2.422 283 573 90

Loại cây Dinh dưỡng vi lượng (gam/tấn quả tươi)

Fe Mo Zn Cu B Cam 3,0 0,8 1,4 0,6 2,8 Quýt 2,6 0,4 0,8 0,6 1,3 Chanh 2,1 0,4 0,7 0,3 0,5 Bưởi 3,0 0,4 0,7 0,5 1,6 Nguồn: Koo (1985) Theo kết quả bảng 2.3 cho thấy đối với cây cam dinh dưỡng kali được cây hấp thụ nhiều nhất trong số tất cả các chất dinh dưỡng khoáng (3.194g/tấn quả), tiếp theo là đạm và canxi. Lượng lân cây lấy đi từ đất chỉ bằng 1/6 so với lượng kali cây hấp thụ. Bên cạnh đó, các nguyên tố vi lượng cũng được cây cam sử dụng với lượng từ 0,8 – 3,0g/tấn quả. Đây là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng đối với chất lượng, khả năng chống chịu cũng như năng suất đối với cây cam. Vì vậy, hàng năm cần phải căn cứ vào tình hình sản xuất, năng suất thu quả để có kế hoạch bón trả đất hay bổ sung cho cây thông qua các chế phẩm sinh học, phân bón lá đảm bảo cây sinh trưởng tốt, cho năng suất ổn định.

Trong một nghiên cứu của Quaggio et al. (2012) cho rằng đối với cây có múi đã có tiến bộ rất lớn về việc dùng kết quả phân tích lá để hướng dẫn sử dụng phân bón. Người ta chuẩn đoán dinh dưỡng lá cho cây có múi bằng cách lấy lá mùa xuân, 4 - 6 tháng tuổi ở những cành không mang quả để phân tích từ đó có căn cứ để xác định lượng phân bón cần bổ sung, điều chỉnh cho cây. Kết quả thể hiện bảng 2.4.

Bảng 2.4. Đánh giá mức độ thiếu đủ căn cứ vào hàm lượng dinh dưỡng trong lá (lá 4 - 6 tháng tuổi/cành không mang quả)

Dinh dưỡng Đơn vị Thấp Tối ưu Cao

N g/kg <23,0 23,0-27,0 >30,0 P <1,2 1,2-1,6 >2,0 K <10,0 10,0-15,0 >20,0 Ca <35,0 35,0-45,0 >50,0 Mg <3,0 3,0-4,0 >5,0 S <2,0 2,0-3,0 >5,0 B mg/kg <80,0 80,0-160,0 >160,0 Cu <10,0 10,0-20,0 >20,0 Fe <49,0 50,0-120,0 >200,0 Mn <34,0 35,0-50,0 >100,0 Zn <34,0 35,0-50,0 >100,0 Mo <2,0 2,0-10,0 >10,0

Nguồn: Quaggioet al. (2012) Bảng 2.5. Đánh giá mức độ thiếu đủ căn cứ vào

hàm lượng dinh dưỡng trong đất

Đơn vị: mg/kg

Dinh dưỡng Thiếu Thấp Tối ưu Cao Thừa

N < 65,0 65,0-95,0 95-155 155-185 > 185 P < 4,8 4,8-6,5 6,5-16 16-21 > 21 K < 64,0 64,0-47,0 147-312 312-395 > 395 Ca < 306,0 306-408 408-616 616-718 > 718 Mg < 43,0 43-85 85-163 163-203 > 203 Fe < 4,6 4,6-11,0 10-25 25-41 > 41 Mn < 4,7 4,7-7,4 7,5-23,0 23-31 > 31 Cu < 1,1 1,1-2,4 2,4-5,1 5,1-6,5 > 6,5 Zn < 0,3 0,3-0,6 0,6-1,3 1,3-1,7 > 1,7 Năng suất (kg/cây) < 13,0 13,0-48,0 48-117 117-152 > 152

Nguồn: Srivastiva et al. (2007) Một nghiên cứu khác của Srivastiva et al. (2007) (bảng 2.5) khi phân tích

hàm lượng dinh dưỡng trong đất và năng suất cây cam quýt để xác định lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây đáp ứng được mục tiêu năng suất đã thu được kết quả được thể hiện trong bảng 1.5. Để đạt được năng suất ổn định 48 – 117kg/cây, cây cam quýt cần được bổ sung rất nhiều các nguyên tố khoáng, vì vậy trong đất cần có một lượng dinh dưỡng khoáng nhất định để cho cây hấp thụ khi cây cần đến. Đặc biệt Kali và Canxi là 2 nguyên tố khoáng cần nhiều nhất trong đất.

Như vậy, ta có thể căn cứ vào các mức độ đánh giá: Thiếu - Thấp - Tối ưu - Cao - Thừa ở bảng 2.4 và 2.5 mà quyết định có bón phân hay không; bón những loại phân nào; liều lượng ra sao. Đồng thời ta cũng có thể căn cứ vào mức đánh giá này để điều chỉnh loại và lượng phân bón vào mùa sau, sao cho đạt được hiệu quả tối ưu. Các chỉ số này cũng cho ta biết phần nào đặc điểm đất trồng của ta so với nhu cầu loại cây ăn quả có múi hiện có. Như vậy, người làm vườn chuyên nghiệp rất cần quan tâm đến những chỉ số có tính chất hướng dẫn này để tích lũy kinh nghiệm trồng trọt và làm tăng năng suất cây trồng, tăng phẩm chất hàng hóa và tăng hiệu quả kinh tế trồng trọt.

- Phân bón ở thời kỳ kiến thiết cơ bản (KTCB)

Bảng 2.6. Lượng phân bón cho cây ăn quả có múi ở thời kỳ KTCB Đơn vị: g/cây Đơn vị: g/cây

Nước Tuổi N P2O5 K2O MgO Bột xương Tro gỗ

Mỹ, Florida 1 200 200 200 65 - - 2 330 330 330 110 - - 3 440 440 440 150 - - 4 500 500 500 165 - - 5 580 580 580 190 - - 6 640 640 640 220 - - Ấn Độ 1 50 100 - - 500 1500 2 100 200 - - 1000 3000 3 150 300 - - 1500 4500 4 200 400 - - 2000 6000 5 250 500 - - 2500 7500 6 300 600 - - 3000 9000 Nguồn: Smith (1966)

Ghi chú: Bột xương chứa: 3,0 % N; 25 % P2O5; 0,2 % K2O; 20 % Ca.

Thường những nơi có đào hốc để trồng thì nên bón phân theo hốc vì rất ít rễ có thể mọc xa hơn. Những nơi không đào hốc để trồng thì bón theo tán lá. Thường bón từ khoảng cách xa hơn tán lá 30 cm hướng tới gần gốc cây. Số lần bón cũng giảm dần từ năm thứ nhất đến các năm sau đó. Năm đầu bón 5 - 7 lần và năm thứ 5 chỉ bón 3 - 4 lần. Tuy nhiên những nơi bón cho đất qua con đường nước tưới thì có thể bón tới 25 - 30 lần/năm trong suốt 5 năm.

Kết quả bảng 1.6 cho thấy, ở những vùng khác nhau, các quốc gia khác nhau sử dụng lượng phân bón cho cây có múi là hoàn toàn khác nhau; ở Ấn Độ lượng phân bón đạm và lân thấp hơn so với Mỹ nhất là phân bón đạm lượng bón chỉ bằng ½. Tuy nhiên nhìn chung lượng phân bón cho cây hàng năm đều tăng lên theo độ tuổi của cây do nhu cầu của cây tăng cao nhất là trong năm thứ 3 khi cây bắt đầu cho thu quả, nhu cầu về tất cả các loại dinh dưỡng đều tăng.

- Bón phân hóa học ở thời kỳ kinh doanh (TKKD)

Chế độ phân bón ảnh hưởng trực tiếp tới cả năng suất và chất lượng sản phẩm. Thường người ta căn cứ vào cả lượng dinh dưỡng cây lấy đi do sản lượng hàng năm và vào cả số liệu phân tích lá và đất để làm kế hoạch phân bón hàng năm.

Đối với cây Cam Quýt thì N và K là 2 nguyên tố quan trọng bậc nhất. Thường cần 3 - 6 kg N cho 1 tấn sản phẩm quả và lượng N cần bón cũng được làm cơ sở để tính tới nhu cầu các nguyên tố khác. Lân ít quan trọng hơn vì nó được sử dụng với 1 lượng rất ít trong thành phần sản phẩm. Phân bón cho Cam Quýt thường có tỷ lệ N : P2O5 : K2O = khoảng 5:1:5; Magie cũng cần được quan tâm ở những nơi cần.

Bảng 2.7. Lượng phân khuyến cáo cho cam quýt thời kỳ kinh doanh Đơn vị: kg/ha Đơn vị: kg/ha Nước N P2O5 K2O MgO Nhật 150 -350 115 - 205 115 - 235 - Brazil 150 - 240 40 - 80 90 - 320 - Mỹ- Florida 180 - 320 30 - 60 180 - 360 75 - 210 Nguồn: Smith (1996 ) Có thể nhận thấy, lượng phân bón được khuyến cáo bón cho cây cam quýt là thấp hơn tương đối nhiều so với Nhật Bản và Mỹ. Tại Mỹ lượng phân bón lân

thêm một lượng tương đối lớn MgO (75-210 kg/ha).

Theo Vũ Công Hậu (1996) bón phân cho cây có múi tác giả đề nghị lấy công thức bón của Brazil sau đây làm chuẩn: Bón vào hố trước khi trồng cho mỗi cây 20kg phân chuồng hay hữu cơ + 2kg phân gà vịt + 75g đạm nguyên chất. Mỗi năm bón theo số lượng ở bảng 2.8 dưới đây.

Bảng 2.8. Lượng phân bón hàng năm cho cây có múi

Đơn vị: g/cây Năm thứ N P2O5 K2O 1 2 3 4 5 6 7 8 và sau đó 80 75 75 150 225 300 400 500 140 50 70 100 140 200 200 200 60 50 80 100 200 300 360 420

Nguồn: Vũ Công Hậu (1996) Phân đạm nên bón làm 3 lần, lần 1 sau khi thu hoạch; lần 2 khi cành lá mới hình thành và lần 3 khi quả đang lớn. Phân lân có thể chỉ bón 1 lần sau khi thu hoạch kết hợp bón toàn bộ lượng phân hữu cơ, phân vi sinh. Kali chia 2 lần: 1/2 trước khi nở hoa và 1/2 sau khi đậu quả.

Tiến hành rạch hố theo hình chiếu tán, sâu 8 – 10 cm, bón đều lượng phân của đợt bón sau đó lấp đất và tưới nước cho cây.

Theo Lê Thanh Phong và Nguyễn Bảo Vệ (2004) thì chế độ bón phân cho cây có múi như sau (bảng 2.9 và 2.10):

Bảng 2.9. Chế độ phân bón cho cây cam quýt

Năm tuổi N (g/cây) P2O5 (g/cây) K2O (g/cây)

1 – 3 4 - 6 7 - 9 Trên 10 50 - 150 200 - 250 300 - 400 400 - 800 50 - 100 150 - 200 250 - 300 350 - 400 60 120 180 240

Nhìn chung, nhu cầu dinh dưỡng của cây cam quýt trong 1-3 năm đầu tiên là khá thấp, từ năm thứ 3 trở đi cây bắt đầu cho quả nên nhu cầu dinh dưỡng tăng rất mạnh, tăng khoảng 1,5-2 lần các dinh dưỡng đa lượng (N, P, K) cho nên cũng cần cung cấp tương ứng dinh dưỡng với nhu cầu của cây để đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt nhất. Khi cây trên 10 năm tuổi lượng phân bón được duy trì ổn định N (400-800g/cây), P2O5 (350-400g/cây) và K2O (240 g/cây).

- Bón phân vi lượng TKKD

Các nguyên tố vi lượng: Ngoài tác dụng tăng sức đề kháng cho cây, một số nguyên tố vi lượng có tác dụng nâng cao tỷ lệ đậu hoa, quả và khả năng giữ quả của cam quýt. Bên cạnh đó, vi lượng còn làm tăng chất lượng và mẫu mã quả cho cam quýt. Có thể dùng kết quả phân tích lá và quan sát bằng mắt thường để đánh giá. Cần điều chỉnh ngay các biểu hiện thừa, thiếu để đảm bảo sức khoẻ cho cây. Cách sử dụng và thời gian cung cấp nguyên tố vi lượng cho cây cam quýt được thể hiện trong bảng 2.10.

Như vậy, trong quá trình sử dụng các loại phân bón lá, cần lưu ý đến thành phần các nguyên tố có trong phân để lựa chọn thời gian và phương pháp hợp lý khi cung cấp cho cây cam quýt.

Bảng 2.10. Phương pháp áp dụng các nguyên tố vi lượng cho cam quýt

Liều lượng và phương pháp Mn Zn Cu Fe B Mo

Phun lên lá (khi cây có hầu hết lá

mới đã to hết cỡ) Được Được Được Không Được Được

Liều lượng (g/lít) 0,9 1,3 0,9 - 0,06 -

Bón vào đất (bất cứ lúc nào) Được Không Được Được Được Không

Liều lượng (kg/ha) 10,0 - 5,4 - 1,0 -

Nguồn: Lê Thanh Phong và Nguyễn Bảo Vệ (2004) - Dùng phân NPK bón cho cây ăn quả có múi trong thời kỳ KTCB

Năm thứ nhất: Năm thứ nhất cây cần nhiều lân để phát triển bộ rễ nên chọn loại phân có tỷ lệ lân khá cao như NPK 5-10-5; 5-8-6; 6-8-4 v.v.. bón với lượng 80gN/cây.

Năm thứ 2 đến năm thứ 4: Có thể coi như thời gian này cây vẫn còn trong thời kỳ KTCB, mặc dù lúc này cây đã cho một sản lượng nhất định.

Chọn các loại phân NPK 10-10-5; 15-15-6; 14-8-6; 12-6-9; 15-15-10-5; 16- 16-8; 20-15-7; 20-20-15; 20 -20-10-5; 20-15-15-7;v.v.. Tính toán để bón với lượng 100 - 200 g N/cây.

- Dùng phân NPK bón cho cây ăn quả có múi trong thời kỳ kinh doanh Từ năm thứ 4 trở đi: Lúc này coi như cây đã chính thức bước vào thời kỳ khai thác. Do đặc điểm của cây có múi là sản phẩm chứa một hàm lượng Kali rất cao nên cần chú ý trong việc bón phân để bù đắp lại lượng mất đi này. Theo số liệu khá thống nhất về hàm lượng dinh dưỡng mất đi do mùa màng thì tỷ lệ NPK nên là 4:1:6 hoặc 3:1:4 là được. Như vậy thì trong số các loại phân NPK hiện có loại NPK 20-7-25 là đáp ứng khá tốt tỷ lệ này.

Lượng bón cần tính toán như sau:

+ Các năm thứ 5 và 6 bón khoảng 200 - 250 g N/cây. + Các năm 7-9 bón 300 - 400 g N/ cây.

+ Từ năm thứ 10 trở đi bón 400 - 800 g N/cây tùy theo mức năng suất đạt được.

Cách bón:

+ Lần 1: Bón vào tháng 12; Rạch rãnh rộng 15 - 20 cm, sâu 15 – 20 cm theo hình chiếu tán cây; Rải đều phân xuống rãnh lấp đất kín, tưới đủ ẩm.

+ Lần 2: Bón vào tháng 2, 3; Nếu khô hạn, hòa phân tưới theo hình chiếu của tán cây, tốt nhất là đào rãnh rộng 10 cm, sâu 10 cm theo hình chiếu tán cây để bón, sau đó lấp đất kỹ, tưới nước và luôn giữ ẩm cho cây; Nếu mưa ẩm, rắc phân trực tiếp theo tán cây.

+ Lần 3: Bón vào tháng 5, 6; Cách bón như lần 2. + Lần 4: Bón vào tháng 8, 9; Cách bón như lần 2.

Cần luôn quan tâm đến pH đất để bón vôi nâng pH lên mức cần thiết. Xem xét để bổ sung vi lượng cho cây nếu cần.

- Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh cho cây ăn quả có múi

Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón mà các hộ nông dân có thể tự làm từ các loại phế thải như: Chất thải người, gia súc, gia cầm; rơm rạ, thân cây ngô, đậu, lạc, mía; cây phân xanh... được ủ với chế phẩm vi sinh dùng để bón vào đất làm tăng độ phì nhiêu, giảm ô nhiễm môi trường. Hay nói cách khác phân hữu

cơ vi sinh là sản phẩm của quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Các vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ để phát triển sinh khối và giải phóng các chất hữu cơ dễ phân hủy...

Hàng năm cần bón một lượng phân hữu cơ vi sinh từ 30 – 50 kg/cây vào thời kỳ bón phân chuồng, lân, vôi bột hàng năm cho cây ăn quả có múi nhằm thay thế cho lượng phân chuồng trong điều thực tế hiện nay ngày càng thiếu hụt.

Những nghiên cứu trên là cơ sở cho việc bón phân và sử dụng phân bón một cách hợp lý đối với cây có múi. Tuy nhiên, trên thực tế việc ứng dụng các nghiên cứu có kết quả còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau, trong đó giống và điều kiện thời tiết, khí hậu từng vùng có vai trò rất quan trọng. Do vậy, việc triển khai các thí nghiệm phân bón để tìm ra các công thức bón thích hợp với từng đối tượng, từng vùng sinh thái trồng trọt vẫn cần phải được tiến hành thường xuyên.

Cùng với các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, một số nghiên cứu về phân bón lá cũng đã được tiến hành trên cây cam và khẳng định các loại phân bón lá chuyên dụng là một dạng phân đa yếu tố, chứa các chất đa lượng, trung lượng và vi lượng, nó cung cấp một cách kịp thời dinh dưỡng cho cây trồng pháp triển tốt, giúp cây nhanh chóng phục hồi sau khi trải qua hiện tượng thời tiết bất thuận. Những loại phân có chứa các nguyên tố vi lượng và chất điều hòa sinh trưởng như GA3 (Giberellin) có tác dụng làm tăng khả năng ra hoa, đậu quả, mã quả, chất lượng và giảm số lượng hạt nếu phun vào những thời kỳ thích hợp.

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Địa điểm 3.1.1. Địa điểm

- Đề tài được thực hiện tại xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm, kali bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây quýt vàng chiềng yên (citrus reticulata blanco) tại huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)