cây quýt vàng Chiềng Yên
4.2.3.1. Ảnh hưởng liều lượng phân Đạm đến động thái rụng quả của cây quýt vàng Chiềng Yên
Theo số liệu ở bảng 4.10 cho thấy:
Theo dõi đến ngày 25/8 (180 ngày sau tắt hoa) ở công thức N1 (bón đạm 0,1 kg N/cây) có tỷ lệ rụng quả cao nhất 81,6%, trong khi đó công thức N3 (bón đạm 0,3 kg N/cây) có tỷ lệ rụng thấp nhất 77,2%. Kết quả phân tích thống kê sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa mức bón 0,1 kg N/cây (N1) và bón 0,3 kg N/cây (N3). Kết quả theo dõi động thái rụng quả đợt đầu (20 ngày sau tắt hoa) cũng cho thấy sự sai khác giữa các công thức trên có ý nghĩa thống kê.
Vê tốc độ rụng quả: chủ yếu tập trung vào 2 thời điểm rụng sinh lý đó là giữa tháng 3 và cuối tháng 5 đến giữa tháng 6, sau đó tốc độ rụng quả giảm dần. Đặc biệt là đợt rụng quả tháng 3, các công thức đều rụng từ 45,4 – 51,4% số quả.
Bảng 4.10. Ảnh hưởng liều lượng phân Đạm đến động thái rụng quả của cây quýt vàng Chiềng Yên
Đơn vị: %
Yếu tố thí nghiệm
Ngày sau tắt hoa (ngày)
20 40 60 80 100 120 140 160 180 N1 51,4a 61,5 62,9 66,9 71,7 75,3 78,3 80,4 81,6a N2 50,9a 58,7 59,8 63,3 70,2 72,9 75,5 77,3 79,8ab N3 45,4b 55,0 57,0 61,9 67,9 70,5 72,5 74,6 77,2b LSD0,05 1,64 1,89 2,12 3,62 2,58 3,34 2,74 2,18 2,61 CV% 4,5 4,3 4,7 7,6 4,9 6,1 4,9 3,8 4,4
Như vậy, chứng tỏ rằng việc cung cấp phân đạm ở mức 0,3 kg N/cây (N3) đã làm giảm tỷ lệ rụng quả quýt vàng Chiềng Yên.
4.2.3.2. Ảnh hưởng liều lượng phân Kali đến động thái rụng quả của cây quýt vàng Chiềng Yên
Trong trồng trọt, với các loại cây trồng nói chung và đối với cây quýt vàng Chiềng Yên nói riêng thì việc tác động các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất cây trồng là việc làm thường xuyên của người làm vườn. Đặc biệt giống quýt vàng Chiềng Yên là giống địa phương, chưa được xây dựng quy trình kỹ thuật. Trong các biện pháp kỹ thuật được áp dụng thì biện pháp cung cấp dinh dưỡng đầy đủ theo nhu cầu của cây nhằm điều hòa, điểu chỉnh khả năng ra hoa, đậu quả và giảm tỷ lệ rụng quả trên cây trồng qua đó giúp nâng cao năng suất và phẩm chất nông sản đang được người làm vườn quan tâm và sử dụng rộng rãi.
Đối với cây quýt vàng Chiềng Yên thường có tỷ lệ rụng quả cao hơn rất nhiều so với các giống khác cùng họ. Bởi vì vào các thời kỳ rụng quả sinh lý do sự thay đổi các hoocmon có lợi cho sự rụng đó là tăng tổng hợp các chất ức chế sinh trưởng ở cuống hoa, cuống quả do đó làm cho quả rụng hàng loạt.
Kết quả theo dõi tác động của các liều lượng phân kali khác nhau đến động thái rụng quả quýt vàng Chiềng Yên được thể hiện trong bảng 4.11.
Bảng 4.11. Ảnh hưởng liều lượng phân Kali đến động thái rụng quả của cây quýt vàng Chiềng Yên
Đơn vị: %
Yếu tố thí nghiệm
Ngày sau tắt hoa (ngày)
20 40 60 80 100 120 140 160 180 K1 52,4 60,9 61,7 65,3 72,7 74,7 77,9 79,5 80,7 K2 49,2 56,0 58,8 62,9 68,8 71,5 74,7 77,1 78,7 K3 45,1 56,8 58,7 63,8 70,0 74,2 75,6 77,0 79,8 K4 50,3 59,9 60,5 65,1 70,2 73,6 75,0 77,9 80,8 K5 49,4 58,4 59,7 63,1 67,9 70,5 74,1 75,6 77,8 LSD0,05 2,11 2,44 2,73 4,67 3,33 4,31 3,54 2,81 3,37 CV% 4,5 4,3 4,7 7,6 4,9 6,1 4,9 3,8 4,4 Thời gian đầu các công thức đều có tỷ lệ rụng quả rất cao, sau đó giảm dần ở tất cả các công thức. Cụ thể: tại thời điểm rụng quả sinh lý lần đầu (nửa đầu tháng 3) số quả trên cây của các công thức rụng rất nhiều từ 45,1 – 52,4%. Trong đó, không bón kali (K1) có tỷ lệ rụng quả nhiều nhất 52,4%, mức bón 0,4 kg
K20/cây có tỷ lệ thấp nhất 45,1% thấp hơn không bón kali (K1) 7,3%. Tại thời điểm theo dõi cuối (180 ngày sau tắt hoa) tỷ lệ rụng quả của mức bón 0 kg K20/cây và mức bón 0,6 kg K20/cây là cao nhất lần lượt là 80,7% và 80,8%, mức bón 0,8 kg K20/cây thấp nhất (77,8%). Về mặt thống kê, tại thời điểm theo dõi cuối cùng, so sánh sự sai khác về tỷ lệ rụng quả giữa các công thức không có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 0,05.
Về tốc độ rụng quả, tỷ lệ rụng mạnh nhất vào các tháng rụng sinh lý, đó là nửa đầu tháng 3 và cuối tháng 5 đến giữa 6. Mạnh nhất là đợt rụng quả sinh lý lần đầu tiên, số lượng quả rụng dao động khoảng ½ số lượng quả trên cây ở các công thức. Đợt rụng quả sinh lý tiếp theo tỷ lệ rụng khoảng 5-10%, ở các giai đoạn khác quả rụng không đáng kể.
Như vậy, khi bón phân kali đã làm giảm tỷ lệ rụng quả từ 0,1 – 3,0 % so với không bón kali (K1), trong đó mức bón 0,8 kg K20/cây có tác động làm giảm rụng quả tốt nhất.
4.2.3.3. Ảnh hưởng tương tác của liều lượng phân Đạm và Kali đến động thái rụng quả của cây quýt vàng Chiềng Yên
Kết quả theo dõi ở bảng 4.12 cho thấy:
Đợt rụng quả đầu tiên (đầu tháng 3, 20 ngày sau tắt hoa) tỷ lệ quả rụng rất cao ở các tất cả các công thức dao động từ 40,7 – 60,8%. Đến đợt rụng quả sinh lý lần 2 (cuối tháng 5 đến giữa tháng 6) tỷ lệ rụng quả tăng thêm trung bình khoảng 15-20% so với đợt rụng quả lần đầu. Tính đến thời điểm theo dõi lần cuối cùng (ngày 25/8) tỷ lệ rụng quả của tất cả các công thức có bón phân đạm kết hợp với phân kali cho kết quả giảm dần khi tăng lượng đạm và kali. Công thức N3K5 (bón phân đạm 0,3 kg N/cây kết hợp 0,8 kg K20/cây) cho tỷ lệ rụng quả thấp nhất 71,4%, tiếp theo là công thức N2K2 (bón phân đạm 0,2 kg N/cây kết hợp 0,2 kg K20/cây) là 75,9%, N3K1 (bón phân đạm 0,3 kg N/cây kết hợp 0 kg K20/cây) là 76,2%, công thức N1K1 có tỷ lệ rụng quả cao nhất là 86,9%. Công thức N3K5 cho kết quả sai khác có ý nghĩa với hầu hết các công thức còn lại, ngoại trừ công thức N2K2 và N3K1.
Về tốc độ rụng quả, đợt rụng quả sinh lý lần đầu số quả rụng là rất nhiều trung bình 40,7-60,8% sau đó chậm lại và ổn định đến giữa tháng 5 (100 ngày sau tắt hoa) tốc độ rụng quả lại tăng lên đến giữa tháng 6 nhưng không nhiều như đợt rụng quả lần 1. Kết thúc 2 đợt rụng quả sinh lý, tỷ lệ rụng quả trung
bình từ 60-80%. Sau hai đợt rụng quả sinh lý số lượng quả rụng không đáng kể (1-3 quả) trong các lần theo rõi tiếp theo.
Bảng 4.12. Ảnh hưởng tương tác của liều lượng phân Đạm và Kali đến động thái rụng quả của cây quýt vàng Chiềng Yên
Đơn vị: %
Công thức
Ngày sau tắt hoa (ngày)
20 40 60 80 100 120 140 160 180 N1 K1 60,8 71,1 71,1 73,9 81,4 81,4 84,2 86,9 86,9a K2 53,7 58,5 62,3 67,1 71,0 72,7 78,7 80,3 80,3bc K3 40,7 54,4 57,6 60,9 65,2 72,9 72,9 74,2 77,3bc K4 50,4 62,3 62,3 65,6 69,7 74,9 76,2 79,6 80,9bc K5 51,8 61,2 61,2 67,0 71,2 74,7 79,5 81,2 83,0ab N2 K1 54,9 61,6 61,6 65,4 71,6 74,1 77,0 78,0 79,2bc K2 44,9 52,6 54,3 57,8 65,5 69,0 72,5 74,2 75,9cd K3 45,9 53,4 56,1 61,1 70,8 74,0 74,9 77,8 81,7abc K4 55,3 63,0 63,0 66,2 72,6 74,2 76,3 78,4 83,1ab K5 53,8 63,1 64,1 66,3 70,5 73,5 77,2 78,1 79,1bc N3 K1 41,5 50,0 52,6 56,7 65,2 68,7 71,2 73,7 76,2cd K2 49,2 57,1 59,9 63,9 69,9 72,9 72,9 76,9 79,9bc K3 48,8 62,6 62,6 69,5 74.0 75,9 79,0 79,0 80,4bc K4 45,22 54,5 56,4 63,5 68,5 71,7 72,6 75,7 78,5bc K5 42,77 50,9 53,9 56,2 62,0 63,5 65,6 67,7 71,4d LSD0,05 3,67 4,23 4,74 8,10 5,78 7,47 6,14 4,88 5,84 CV% 4,5 4,3 4,7 7,6 4,9 6,1 4,9 3,8 4,4 Như vậy, bón phân đạm kết hợp với phân kali khác nhau đã làm giảm tỷ lệ rụng quả trên cây quýt Chiềng Yên, công thức N3K5 (bón phân đạm 0,3 kg N/cây kết hợp 0,8 kg K20/cây) giúp giảm tỷ lệ rụng quả tốt nhất, tỷ lệ rụng quả đạt 71,4%.