Tình hình sản xuất cây quýt vàng tại xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm, kali bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây quýt vàng chiềng yên (citrus reticulata blanco) tại huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 50 - 54)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất cây quýt vàng tạ

4.1.2. Tình hình sản xuất cây quýt vàng tại xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn

Nhìn chung sự phát triển kinh tế - xã hội huyện đều có những bước chuyển biến rõ rệt, tốc độ phát triển kinh tế tăng đều ổn định, lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều khởi sắc, đời sống văn hóa và tinh thần của người dân được nâng lên một bước mới. Thể hiện trên một số lĩnh vực cụ thể sau:

Kinh tế của huyện có bước phát triển mới theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và đạt mức tăng trưởng cao, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2010 - 2013, tính trung bình là 13,2%/năm.

- Cơ cấu sản xuất, cơ cấu ngành bước đầu chuyển dịch rõ rệt, theo hướng tích cực: Tỷ trọng của ngành nông lâm nghiệp giảm; tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ và tốc độ tăng trưởng của các ngành này đạt ở mức khá cao.

- Sản xuất nông lâm nghiệp đạt được những kết quả đáng phấn khởi, bước đầu phát huy hiệu quả công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Diện tích tăng vụ và diện tích gieo trồng giống mới cho năng suất chất lượng cao liên tục tăng. Năng suất, sản lượng, chất lượng và qua đó tỷ trọng ngành chăn nuôi cũng tăng trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Độ che phủ rừng tăng, rừng kinh tế chiếm tỷ trọng cao trong tổng diện tích rừng trồng mới.

- Công tác xây dựng đời sống văn hóa, phong trào văn nghệ, thể thao quần chúng phát triển sâu rộng.

- Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng tiếp tục được quan tâm và đạt hiệu quả cao, không để xảy ra dịch bệnh lớn; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng, tỷ lệ mắc các bệnh xã hội như bướu cổ, sốt rét đều giảm.

- An ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng tiếp tục được củng cố và giữ vững; phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả các loại tội phạm và tệ nạn xã hội.

4.1.2. Tình hình sản xuất cây quýt vàng tại xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La tỉnh Sơn La

4.1.2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng quýt vàng tại xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La từ năm 2012-2016

Qua bảng 4.1 ta thấy diện tích trồng quýt vàng của xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ tăng dần qua các năm. Năm 2016, xã Chiềng Yên có 60 ha quýt vàng.

Năng suất quả trên diện tích cho sản phẩm đạt chưa cao, dao động từ 23,7- 27,5 tạ/ha. Về sản lượng: từ năm 2012-2016 sản lượng quýt vàng tăng dần từ

52,1 tấn lên 165,0 tấn.

Bảng 4.1. Diện tích và sản lượng quýt vàng tại xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La từ năm 2012 đến 2016

Năm Diện tích

(ha) Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn) 2012 22,0 23,7 52,1 2013 22,0 24,8 54,5 2014 30,8 25,2 77,6 2015 50,0 27,0 135,0 2016 60,0 27,5 165,0

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vân Hồ (2016) Cây quýt được trồng tại xã Chiềng yên, huyện Vân hồ là một trong các loại cây ăn quả quan trọng và có diện tích lớn thứ 2 sau cây mận hậu trong diện tích cây ăn quả toàn xã. Tuy nhiên sản lượng quýt chưa cao vì vậy cần có những biện pháp thiết thực hơn để người dân quan tâm chăm sóc làm tăng sản lượng quýt tại địa phương.

4.1.2.2. Thực trạng về giống và kỹ thuật canh tác cây quýt vàng

a. Về giống

Tổng hợp kết quả điều tra cho thấy, có 2 nhóm giống quýt tại xã Chiềng Yên (quýt giấy và quýt vàng). Đặc điểm chung giống quýt như sau:

Bảng 4.2. Một số đặc điểm quả giống quýt tại xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La TT Giống Hình dạng quả Màu sắc quả khi chín Màu sắc thịt quả Vị quả Mùi hương 1 Giống quýt vàng Hình dẹt Quả màu vàng thẫm Vàng Ngọt đậm Thơm 2 Giống quýt giấy Hình dẹt Quả màu vàng nhạt Vàng nhạt Ngọt Thơm

+ Số lượng quýt vàng có năng suất cao, chất lượng tốt, mẫu mã quả đẹp đáp ứng yêu cầu của thị trường còn hạn chế.

+ Chín tập trung trong một thời gian ngắn, không rải vụ thu hoạch, trong khi giao thông đi lại khó khăn, 13 km đường đất, ảnh hưởng cho việc

tiêu thụ sản phẩm.

+ Chất lượng quả không đồng đều về chất lượng, kích cỡ, mầu sắc …, do trình độ thâm canh còn hạn chế.

+ Không được trồng tập trung thành vùng lớn mà trồng rải rác trong từng vườn làm tăng chi phí và khó khăn cho việc hướng dẫn kỹ thuật, thu mua của sản phẩm.

+ Giống quýt vàng của xã Chiềng Yên đang có nguy cơ bị thoái hóa, quả thường nhỏ đi, sâu bệnh nhiều, năng suất thấp, hương vị bị thay đổi nhiều so với giống gốc địa phương.

b. Về kỹ thuật canh tác

* Tình hình sử dụng phân bón trên cây cây quýt vàng:

Thực trạng kỹ thuật canh tác cây quýt vàng được tổng hợp trong bảng 4.3. Bảng 4.3. Tình hình sử dụng phân bón cho cây quýt vàng tại xã Chiềng Yên,

huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

TT Loại phân Lượng phân Tỷ lệ số hộ sử dụng (%)

1 Phân hữu cơ (tấn/ha)

>10 59,5 5-10 15,8 <5 19,7 0 17,2 2 Đạm ure (kg N/ha) 0 60,1 < 80 26,5 80 - 100 13,4 100 - 120 0 > 120 0 3 Lân (kg P2O5/ha) 0 63,6 < 80 26,8 80 - 100 10,6 100 - 120 0 > 120 0 4 Kali (kg K2O/ha) 0 100,0 5 Phân hỗn hợp NPK (kg/ha) >420 6,4 280-420 17,6 270 36,6 0 39,4

* Các biện pháp chăm sóc khác

- Nước tưới: nhân dân tưới nước hạn chế, chủ yếu nhờ vào nước mưa tự nhiên.

- Làm cỏ: 100% các hộ đều làm cỏ, nhưng chỉ làm 1 lần khi bón phân, làm quanh gốc.

- Cắt tỉa: 70% các hộ được hỏi kỹ thuật cắt tỉa cành, tạo tán và tỉa quả còn hạn chế.

- Phòng trừ sâu bệnh:

Sâu bệnh hại là một trong những nguyên nhân làm giảm đáng kể năng suất, phẩm chất của quýt vàng. Qua điều tra trên cây quýt vàng và qua phỏng vấn người dân cho thấy trên cây quýt vàng sâu bệnh hại xuất hiện chủ yếu là Rệp muội, Sâu đục thân, sâu cắn lá, sâu vẽ bùa, bệnh cháy lá, bệnh gỉ sắt,…Mật độ và thành phần gây hại của các loại sâu bệnh này là khác nhau ở các giai đoạn sinh trưởng, do phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, đất đai và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc áp dụng của các hộ nông dân. Khi hỏi về biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại thì người dân đều cho là có biện pháp sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ, tuy nhiên hiệu quả phòng trừ sâu bệnh hại chưa cao.

c. Tình hình tiêu thụ quýt vàng tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

Giá bán quả quýt tại huyện Vân Hồ vẫn còn ở mức thấp. Những năm gần đây giá bán quả quýt tăng dần do nhân dân vận chuyển ra trung tâm xã, trục quốc lộ 6 phục vụ khách du lịch, chuyển đến các huyện, tỉnh khác để tiêu thụ, và có nhiều khách tham quan du lịch biết đến. Giá cả cao hay thấp còn phụ thuộc vào chất lượng quả và thời điểm thu hoạch, dao động từ 25.000-30.000 đồng/kg. Khả năng tiêu thụ quả quýt vàng trong nông dân chủ yếu phụ thuộc vào thị trường tự do (Bán tại vườn, ven đường quốc lộ), giá cả không ổn định và thường bị thương nhân ép giá.

Một số kết luận rút ra từ điều tra:

- Phần lớn diện tích quýt vàng của xã Chiềng yên, huyện Vân Hồ còn ở thời kỳ kiến thiết cơ bản, diện tích cho thu hoạch khoảng 60ha chiếm 65% tổng diện tích trồng quýt.

- Mức đầu tư thâm canh thấp không đồng đều giữa các hộ gia đình trong xã. - Công tác quản lý vườn quả, phòng trừ sâu bệnh hiệu quả chưa cao

- Trồng cây chưa theo quy hoạch, có tính tự phát, hiệu quả chưa cao

- Chất lượng quả (bên trong và bên ngoài) không đồng đều, có sự khác biệt về kích cỡ và chất lượng của quả.

- Trong cùng loại quả còn lẫn nhiều quả bị sâu bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm, kali bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây quýt vàng chiềng yên (citrus reticulata blanco) tại huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 50 - 54)