Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm, kali bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây quýt vàng chiềng yên (citrus reticulata blanco) tại huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 41)

3.1.1. Địa điểm

- Đề tài được thực hiện tại xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. 3.1.2. Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu từ tháng 1/2017 đến tháng 10/2017. 3.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

- Giống: cây quýt vàng Chiềng Yên 5 năm tuổi trồng tại huyện Vân Hồ - Phân bón Đạm: 3 mức bón đạm: 0,1; 0,2 và 0,3 (kg N/cây)/4 lần/1 năm - Phân bón Kali: 5 mức bón kali: 0; 0,2; 0,4; 0,6 và 0,8 (kg K2O/cây)/4 lần/1 năm.

Bón trên nền 40 kg phân chuồng/cây và 0,2 kg P2O5/cây. 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

<1> Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thực trạng sản xuất cây quýt vàng Chiềng Yên tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La;

<2> Ảnh hưởng của liều lượng phân Đạm và Kali đến sinh trưởng của cây quýt vàng Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La;

<3> Ảnh hưởng của liều lượng phân Đạm và Kali đến phát triển của cây quýt vàng Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La;

<4> Ảnh hưởng của liều lượng phân Đạm và Kali đến năng suất quả quýt vàng Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La;

<5> Ảnh hưởng của liều lượng phân Đạm và Kali đến tình hình nhiễm một số loại sâu bệnh hại của cây quýt vàng Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La; 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu thứ cấp: Các tài liệu được thu thập về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, diện tích, năng suất, sản lượng quýt vàng Chiềng Yên lấy từ các cơ quan của huyện Vân Hồ (Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm khuyến nông huyện, Chi cục Thống kê huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện…).

- Thu thập số liệu sơ cấp: Để thu thập số liệu mới, chúng tôi sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của nông dân (PRA- Participatory-Rural-Appraisal) và điều tra hộ nông dân thông qua điều tra trực tiếp 50 hộ gia đình tại xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ.

Điều tra phỏng vấn nông hộ, các chuyên gia, cán bộ quản lý qua hệ thống mẫu phiếu điều tra có sẵn.

3.4.2. Phương pháp thiết kế thí nghiệm

Thí nghiệm 2 nhân tố:

Nhân tố 1:phân Đạm bón 3 mức

Mức bón Lượng phân đạm nguyên chất

kg N/cây kg N/ha

N1 0,1 50

N2 0,2 100

N3 0,3 150

Nhân tố 2: phân Kali bón 5 mức

Mức bón Lượng phân kali nguyên chất

kg K2O/cây kg K2O/ha K1 0 0 K2 0,2 100 K3 0,4 200 K4 0,6 300 K5 0,8 400 Tổ hợp 2 nhân tố là 15 công thức (N1K1, N1K2, N1K3, N1K4, N1K5, N2K1, N2K2, N2K3, N2K4, N2K5, N3K1, N3K2, N3K3, N3K4, N3K5) được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ RCBD, 3 lần nhắc lại Tổng 3 lần nhắc lại là 45 công thức.

Mỗi công thức bố trí trên 5 cây liền nhau (cây cách cây 4 m, hàng cách hàng 5 m, mật độ trồng tương ứng 500 cây/ha). Các công thức trên cùng 1 hàng cách nhau 1 cây. Các công thức không cùng trên 1 hàng bố trí cách nhau 1 hàng. Tổng số cây thí nghiệm là 225 cây (không kể cây cách ly). Tổng diện tích khu thí nghiệm là 4.500 m2.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm NL1 NL2 NL3 K5N1 K4N3 K2N1 K3N2 K3N2 K1N2 K2N3 K1N2 K1N1 K4N3 K5N1 K3N1 K5N2 K4N1 K2N3 K1N2 K3N3 K5N1 K1N1 K2N3 K4N1 K4N1 K4N2 K3N2 K5N3 K1N3 K4N3 K3N1 K1N1 K3N3 K4N2 K2N1 K4N2 K2N2 K3N1 K5N3 K3N3 K5N2 K1N3 K2N1 K5N3 K2N2 K1N3 K2N2 K5N2

3.4.3. Phương pháp theo dõi thí nghiệm

3.4.3.1. Chỉ tiêu về sinh trưởng

- Theo dõi sinh trưởng của lộc

Theo dõi 3 đợt lộc trong năm (lộc xuân, lộc hè, lộc thu), theo dõi 6 lần/vụ, mỗi lần theo dõi cách nhau 10 ngày:

Ngày theo dõi lộc xuân: 1/3, 10/3, 20/3, 30/3, 9/4, 19/4 Ngày theo dõi lộc hè: 1/6, 10/6, 20/6, 30/6, 10/7, 20/7 Ngày theo dõi lộc thu: 1/8, 10/8, 20/8, 30/8, 9/9, 19/9

Theo dõi 5 lộc/1 cây phân bố đều theo các hướng.

+ Chiều dài lộc (cm): Dùng thước mét đo chiều dài của lộc từ vị trí gốc cành đến đỉnh sinh trưởng của cành. Theo dõi 5 lộc/1 cây phân bố đều theo các hướng, mỗi lần 1 cây/1 lần nhắc lại.

+ Đường kính lộc (mm): Dùng thước Pamer đo ở vị trí lớn nhất của cành (cách gốc cành 1 cm). Theo dõi 5 lộc/1 cây phân bố đều theo các hướng, mỗi lần 1 cây/1 lần nhắc lại.

+ Số lá/lộc: Đếm tổng số lá trên mỗi lộc, theo dõi 5 lộc/1 cây phân bố đều theo các hướng, mỗi lần 1 cây/1 lần nhắc lại.

- Theo dõi thời điểm ra hoa: theo dõi trên tất cả các cây + Bắt đầu ra hoa (A): 10% số cành cấp 2 ra hoa

+ Hoa ra rộ (B): 70% số cành cấp 2 ra hoa + Kết thúc ra hoa (C): 90% số cành cấp 2 ra hoa Thời gian ra hoa = C – A

- Tỷ lệ đậu quả: (theo dõi trên 4 cành từ cấp 2 trở đi phân bố đều theo các hướng tại thời điểm sau kết thúc ra hoa trên tất cả các cây thí nghiệm).

Tỷ lệ đậu quả (%) = [Tổng số quả đậu trên các cành theo dõi/Tổng số hoa trên các cành theo dõi] x 100%

- Tỷ lệ rụng quả: đếm tổng số quả đậu ngay sau khi tắt hoa/cành và số quả đậu/cành, theo dõi 3cây/1 CT, mỗi cây theo dõi 4 cành từ cành cấp 2 trở đi phân bố đều ở các hướng. Thời gian theo dõi vào các ngày: 20 ngày sau tắt hoa (STH), 40 ngày STH, 60 ngày STH, 80 ngày STH, 100 ngày STH, 120 ngày STH, 140 ngày STH, 160 ngày STH và 180 ngày STH.

Tỷ lệ rụng quả (%) = [(Tổng số quả đậu ngay sau khi tắt hoa trên các cành theo dõi – Tổng số quả đậu trên các cành tại thời điểm theo dõi)/Tổng số quả đậu ngay sau khi tắt hoa trên các cành theo dõi] x 100%

- Động thái tăng trưởng kích thước quả: dùng thước Pamer đo đường kính quả và chiều cao quả, mỗi công thức đo 10 quả/1 lần nhắc lại được đánh dấu cố định trên cây phân bố đều ở các hướng và các tầng tán. Thời gian theo dõi vào ngày 20 hàng tháng từ tháng 3 đến tháng 9.

3.4.3.2. Chỉ tiêu về năng suất

- Khối lượng quả (E) (g/quả): Tổng khối lượng quả/Tổng số quả. - Năng suất cá thể (kg/cây) = (D x E) : 1000 - Năng suất cá thể (kg/cây) = (D x E) : 1000

3.4.3.3. Chỉ tiêu về sâu bệnh

Cấp độ nhiễm sâu bệnh được đánh giá như sau:

Cấp Cấp độ sâu hại Cấp độ bệnh hại

0 Không bị hại Không bị nhiễm

1 Bị hại <10% Diện tích vết bệnh<5% diện tích mẫu 2 Bị hại 10-30 % 5% - 15% diện tích mẫu

3 Bị hại 31-50% 16% - 30% diện tích mẫu 4 Bị hại >50% 31% – 50% diện tích mẫu

5 Diện tích vết bệnh > 50% diện tích mẫu

Đánh giá mức độ nhiễm bệnh và sâu chủ yếu thực hiện bằng quan sát, tính tỷ lệ bệnh hoặc tỷ lệ sâu hại sau đó rút ra nhận xét định tính theo các mức nặng, trung bình, nhẹ và không nhiễm.

3.4.4. Kỹ thuật áp dụng

Đất trồng cây quýt vàng Chiềng Yên là đất đồi thuộc loại đất mùn đỏ vàng trên núi có độ cao so với mực nước biển là 820m.

Các công thức bón thí nghiệm bón phân đạm và kali được bón trên nền 40 kg phân chuồng/cây, 0,2 kg P2O5/cây tương tương 1,111 kg lân supe/cây.

Thời điểm bón các loại phân chia làm bốn lần trong năm, bón theo thời gian cắt tỉa của cây, vào bốn thời điểm tháng 2, tháng 4, tháng 6 và tháng 8 trước thời gian phát lộc của các cây.

Phương pháp bón: cuốc rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây, rãnh sâu 10-15cm, rộng 10-20cm cho phân vào, lấp đất và tưới nước.

Tưới nước giữ ẩm: cây luôn được duy trì độ ẩm vùng rễ từ 60% độ ẩm đồng ruộng trở nên thông qua việc kiểm tra độ ẩm của vùng đất quanh gốc trong suốt thời gian từ nở hoa đến đậu quả ổn định (việc kiểm tra độ ẩm được thực hiện bằng thiết bị Test Soil Moistrure and pH).

3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê toán học trên Excel 2010 và phần mềm IRRISTAT 5.0 trên máy tính.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY QUÝT VÀNG TẠI HUYỆN VÂN HỒ, TỈNH SƠN LA XUẤT CÂY QUÝT VÀNG TẠI HUYỆN VÂN HỒ, TỈNH SƠN LA

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

* Vị trí địa lý:

Vân Hồ là huyện vùng cao, biên giới được thành lập theo Nghị quyết số 72/NQ-CP ngày 10/6/2013 của Chính phủ, chính thức ra mắt đi vào hoạt động từ 24/9/2013. Huyện có diện tích tự nhiên là 98.288,91ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 34.083 ha, đất lâm nghiệp 54.144 ha; dân số toàn huyện 57.962 người (dân tộc thiểu số chiếm 93,6% Dân tộc Thái 42,2%, Mông 23,6%, Mường 20,9%, Dao 6,4% , Kinh 6,7%, Tày 0,6%); huyện có 14 xã với 147 bản (trong đó có 10 xã vùng III và 4 xã vùng II với 61 bản đặc biệt khó khăn).

Vân Hồ nằm trên tuyến giao thông huyết mạch của vùng Tây Bắc - Quốc lộ 6, trung tâm huyện cách thành phố Sơn La khoảng 140 km về phía Đông Nam, cách thủ đô Hà Nội 170 km về phía Tây Bắc.

Toạ độ địa lý: 21° 04' 09" - 20° 34' 38" vĩ độ Bắc;

104° 37' 39" - 105° 05' 00" kinh độ Đông. Phía Đông giáp huyện Mai Châu - tỉnh Hòa Bình.

Phía Tây giáp huyện Mộc Châu.

Phía Nam giáp các huyện Mường Lát, Quan Hóa - tỉnh Thanh Hóa và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (có 2,5 km đường biên giới với 2 cột mốc 269-270).

Phía Bắc giáp huyện Phù Yên - Sơn La và huyện Đà Bắc - tỉnh Hòa Bình. * Địa hình

Địa hình huyện Vân Hồ nhìn chung phức tạp, độ cao trung bình khoảng 700 m - 800 m so với mặt nước biển; nghiêng theo hướng Tây Nam - Đông Bắc tạo hướng chảy chính cho sông, suối trong vùng và bị chia cắt, có các dạng địa hình chính sau:

600 m so với mặt nước biển, bị chia cắt mạnh, phần lớn là đất dốc (gồm các xã Suối Bàng, Song Khủa, Liên Hòa, Mường Tè và Quang Minh).

- Các xã dọc QL 6 có độ cao trung bình khoảng 800 m - 1000 m so với mặt nước biển, địa hình tương đối bằng phẳng, đồi bát úp xen lẫn phiêng bãi chạy dài (gồm các xã Vân Hồ, Lóng Luông, Chiềng Yên, Mường Men, Chiềng Khoa và Tô Múa).

- Các xã giáp biên giới gồm Tân Xuân và Chiềng Xuân có địa hình cao, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 900 m đến 1300 m. Địa hình nằm xen kẽ giữa các khe, suối, dãy núi cao là các phiêng bãi tương đối bằng phẳng nhưng không liên tục.

Sự đa dạng về địa hình cùng với yếu tố khí hậu đặc trưng, cho phép Vân Hồ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa đa dạng, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong quá trình phát triển.

* Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất: Trên địa bàn huyện Vân Hồ có các nhóm đất chính sau: + Nhóm đất Feralit đỏ vàng trên núi đá (F4): 25.965 ha, chiếm 26,5% tổng diện tích đất tự nhiên, chủ yếu phân bố các xã vùng dọc sông Đà.

+ Nhóm đất nâu trên đá vôi (FQV): 548 ha, chiếm 0,56% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu tại xã Vân Hồ và Xuân Nha.

+ Nhóm đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: 421 ha, chiếm 0,43% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu tại xã Chiềng Khoa, xã Xuân Nha và xã Vân Hồ.

+ Nhóm đất mùn đỏ vàng trên núi (FHO): 47.620 ha, chiếm 48,6% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu tại các xã vùng dọc sông Đà và vùng dọc QL6.

+ Đất khác 23.430 ha chiếm, 23,91% tổng diện tích đất tự nhiên.

Hiện trạng sử dụng đất huyện Vân Hồ có tổng diện tích đất tự nhiên 97.984 ha gồm 3 nhóm đất chính: Đất nông nghiệp: 71.092 ha, chiếm 72,6% tổng diện tích tự nhiên; Đất phi nông nghiệp: 3.429,1 ha, chiếm 3,5%; Đất chưa sử dụng 23.462,9 ha, chiếm 23,9% diện tích tự nhiên. Qua số liệu cho thấy diện tích đất chưa sử dụng còn lớn. Song diện tích có khả năng đưa vào sản xuất nông nghiệp đều rất khó khăn như phân bố ở những địa bàn không thuận lợi đường giao thông, thiếu nguồn nước hoặc nằm ở độ dốc trên 250, chỉ thích hợp với các cây lâu năm, hoặc chỉ có thể khai thác theo phương thức nông - lâm kết hợp. Tuy

nhiên đây vẫn là điều kiện để huyện Vân Hồ có thể khai thác, mở rộng diện tích đất nông - lâm nghiệp trong thời gian tới, tăng hiệu quả sử dụng đất cả về mặt kinh tế - xã hội và môi trường.

- Khí hậu, thủy văn: + Khí hậu:

Huyện Vân Hồ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh khô đối với một số xã vùng dọc sông Đà và ẩm ướt đối với các xã dọc quốc lộ 6 và các bản vùng cao, mùa hè mát ẩm và mưa nhiều. Nhiệt độ không khí trung bình/năm khoảng 18,50C, lượng mưa trung bình/năm khoảng 1.560 mm. Độ ẩm không khí trung bình 85%.

+ Thuỷ văn:

Huyện Vân Hồ nằm trên cao nguyên đá vôi, nguồn nước mặt rất hạn chế, trên địa bàn huyện có sông Đà thuộc vùng hồ thủy điện Hòa Bình chảy qua 4 xã có chiều dài 35 km. Các dòng suối chính bao gồm: suối Khủa, suối Đá Mài, suối Tái, suối Giang, suối Mực, suối Sơ Vin, suối Đâu… có độ dốc lớn, nên có nhiều thuận lợi phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ, kết hợp với thủy lợi tại các xã Tân Xuân, Chiềng Khoa, Tô Múa và Chiềng Yên.

- Tài nguyên rừng, thảm thực vật và động vật

Tài nguyên rừng của huyện Vân Hồ khá phong phú, có nhiều nguồn gen động - thực vật quý hiếm có giá trị cao về nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen và phục vụ du lịch sinh thái trong tương lai, tập trung trong vùng rừng đặc dụng Xuân Nha với khoảng 456 loài thực vật thuộc 4 ngành với các loại gỗ quý phân bố trên toàn địa bàn như: Bách xanh, thông, chò,...và có 48 loài động vật hoang dã thuộc 19 họ của 8 bộ với các loài động vật như: Gấu, hoẵng, lợn rừng…

Diện tích đất lâm nghiệp có rừng của huyện Vân Hồ hiện còn 51.528 ha, trong đó có 13.648 ha đất rừng đặc dụng, tập trung chủ yếu ở xã Xuân Nha, Chiềng Xuân, Tân Xuân. Rừng phòng hộ 24.643,4 ha, phân bố các xã dọc sông Đà và QL 6. Rừng sản xuất 13.235,7 ha, trong đó có 3.311 ha rừng trồng sản xuất. Độ che phủ của rừng đạt trên 52,1%, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phòng hộ đầu nguồn xung yếu cho lòng hồ Thuỷ điện Hoà Bình.

- Tài nguyên nước:

+ Nước mặt: Đây là nguồn nước quan trọng cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư, nhất là trong mùa khô. Nước mặt chủ yếu là nguồn nước mưa được

lưu giữ trong các ao, hồ chứa, kênh mương, mặt ruộng và hệ thống sông suối. + Nước dưới đất:

Nguồn nước ngầm của huyện hiện tại chưa có điều kiện thăm dò, khảo sát đầy đủ. Song, trong thực tế sự tích tụ của hồ thuỷ điện Hoà Bình làm cho các khe nứt, hệ thống hang động dưới 115 m trên địa bàn huyện Vân Hồ hoạt động trở lại đã đẩy mực nước ngầm lên cao hơn.

4.1.1.2. Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm, kali bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây quýt vàng chiềng yên (citrus reticulata blanco) tại huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)