Một số nghiên cứu về dinh dưỡng trên cây cam quýt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm, kali bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây quýt vàng chiềng yên (citrus reticulata blanco) tại huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 29 - 41)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Một số nghiên cứu về dinh dưỡng trên cây cam quýt

Thực vật nói chung và cam quýt nói riêng, muốn sinh trưởng và phát triển tốt cần phải được cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng đa lượng cũng như vi lượng.

+ Đạm (Nitơ): là nguyên tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong quá trình sinh trưởng đặc biệt trong sự hình thành bộ lá và có vai trò quyết định đến năng suất, phẩm chất của quả. Nitơ tham gia vào quá trình hình thành và phát triển cành lá, xúc tiến hình thành các đợt lộc mới trong năm, có tác dụng

giữ cho bộ lá xanh lâu. Nhiều nghiên cứu cho thấy một quả cam Washington Navel muốn phát triển bình thường cần có 45 lá, cam Chanh cần 50 lá, bưởi Chùm cần 60 lá cho một quả (Trần Thế Tục và cs., 1988).

Tuy nhiên nếu thừa đạm sẽ làm cho lá và lộc sinh trưởng quá tốt, quả lớn nhanh nhưng vỏ dày, quả bị nứt và phẩm chất quả kém, mầu sắc quả đậm hơn, hàm lượng vitamin C có chiều hướng giảm. Nhưng nếu thiếu đạm lộc non không phát sinh đúng lúc hoặc ra ít, lá nhỏ, lá mất diệp lục, bị ngả vàng, cành quả nhỏ, mảnh và bị rụng lá, quả nhỏ, vỏ mỏng, năng suất giảm.

Ở điều kiện thời tiết nước ta cam quýt hấp thu đạm quanh năm, nhưng cây hút đạm mạnh nhất vào các tháng có thời tiết ấm, đồng thời cũng là thời điểm cây cam quýt trong giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng đến khi thu hoạch. Ngoài ra khả năng hút đạm chịu sự tác động của độ pH đất, nếu pH từ 4 - 4,5 cây hấp thu mạnh dạng NO3, pH từ 6-6,5 cây hấp thu mạnh dạng NH4+ (Trần Thế Tục và cs., 1988).

+ Phân lân (Phospho): là nguyên tố dinh dưỡng rất cần cho cây sinh trưởng và phát triển đặc biệt là giai đoạn phân hóa mầm hoa.

Phân lân có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng quả, đủ lân lượng axit trong quả giảm, tỷ lệ đường/ axit cao, hàm lượng Vitamin C giảm, vỏ quả mỏng, mã đẹp, lõi quả chặt, màu sắc quả hơi kém nhưng chuyển màu nhanh.

Nếu thiếu lân cành, lá sinh trưởng phát triển kém, rụng nhiều, bộ rễ kém phát triển, do đó năng suất, phẩm chất quả giảm. ở mỗi thời kỳ sinh trưởng và phát triển khác nhau cây có nhu cầu về lượng lân cũng khác nhau, ví dụ ở giai đoạn kiến thiết cơ bản cây cần lân để phát triển bộ rễ, còn ở thời kỳ kinh doanh cây cần lân để phân hóa mầm hoa. Tuy nhiên nếu dư thừa lân vừa gây lãng phí mà lại làm cho cam lâu chín vàng (Nguyễn Văn Luật, 2006). Hiệu quả của việc bón lân cho cam quýt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó độ pH đất là quan trọng nhất, đất có pH thấp sẽ làm giảm hiệu lực của phân.

+Kali: Vũ Công Hâu (1996) kali rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cam quýt, đặc biệt là thời kỳ ra lộc non và thời kỳ quả phát triển mạnh. Kali ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất và phẩm chất quả cam quýt, vì kali tham gia vào quá trình vận chuyển các sản phẩm quang hợp về các cơ quan tích lũy trên cây. Nếu cây được cung cấp đầy đủ kali quả to, ngọt, nhanh chín, có khả năng chịu được lâu dài khi vận chuyển đi xa hoặc cất giữ lâu ngày. Tuy nhiên nếu thừa kali cây sinh trưởng kém, đốt ngắn, cây còi cọc, đặc biệt nếu quá nhiều kali sẽ gây

nên hiện tượng hấp thu caxi, magie kém, quả to nhưng xấu mã, vỏ quả dày, lâu chín (Nguyễn Học Thúy, 2001)

Trần Văn Ngòi và Nguyễn Quốc Hùng (2016) nghiên cứu ảnh của liều lượng K20 đến năng suất và phẩm chất bưởi Diễn 9 năm tuổi trồng tại Gia Lâm, Hà Nội cho thấy liều lượng bón kali trong giới hạn từ 0,6 - 1,8kg K2O/cây, không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu cơ giới quả của bưởi diễn. Bón kali có ảnh hưởng khá rõ đến năng suất, chất lượng bưởi diễn. Các công thức bón 1,2 - 1,5kg K2O/cây có tác dụng rõ trong việc nâng cao tỷ lệ đậu quả, số lượng quả/cây và năng suất thu được của bưởi diễn. Trong các liều lượng bón thử nghiệm, lượng bón phân theo công thức 3 (1,2 kg K2O/cây) và công thức 4 (1,5kg K2O/cây) cho năng suất cao hơn các công thức với liều lượng bón K2O thấp hoặc cao hơn. Bón kali có ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng quả. Công thức 4 với lượng bón 1,5 kg K2O/cây có tác dụng rõ trong việc nâng cao hàm lượng đường tổng số và giảm hàm lượng axit trong dịch quả.

Ngoài các nguyên tố đa lượng N,P,K, các nguyên tố trung lượng và vi lượng cũng có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng phát triển, năng suất và phẩm chất cam quýt (Vũ Hữu Yêm, 1998)

Theo các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng cây hoàn toàn không thể phát triển một cách bình thường nếu như thiếu các nguyên tố trung và vi lượng như: Bo, Mangan, Canxi, Kẽm, Molipden.v.v...các nguyên tố này hết sức cần thiết cho cây, chúng có tác dụng thúc đẩy và kích thích khả năng sinh trưởng, phát triển của cây một cách mạnh mẽ.

+ Canxi (Ca): được ví như xi măng gắn kết các tế bào lại với nhau. Hàm lượng Ca trong cây cao sẽ ngăn cản sự rụng ngược lại khi hàm lượng Ca trong cây thấp sẽ tăng sự rụng.

+ Kẽm (Zn): rất cần cho sự tổng hợp Triptophan - tiền thân của auxin. Khi thiếu Zn sẽ thiếu auxin và sẽ làm tăng sự rụng.

+ Bore: là nguyên tố dùng cho cây ăn quả khá tốt. Nó có vai trò quan trọng trong việc hình thành màng sinh học. Đặc biệt khi B kết hợp với Ca làm ổn định thành tế bào. Thiếu B ảnh hưởng lớn đến mô phân sinh và sự nảy mầm của hạt phấn. Chính vì vậy, B có tác dụng hạn chế rụng quả trên nhiều đối tượng cây trồng trong đó có cây cam. Khi thiếu B làm cho hàm lượng nước trong quả ít, hình dạng quả không bình thường. Để khắc phục có thể phun dung dịch axit boric nồng độ 300g/100l nước.

Ngoài ra, lưu huỳnh (S) thiếu sẽ làm tăng sự rụng quả, lá vì làm giảm các axit amin chứa lưu huỳnh ở trong cây, hoặc khi thừa Zn, Fe và các cation I+, Cl- sẽ gây độc cho cây và làm tăng quá trình rụng.

Khi cây thiếu Cu quả dễ bị nứt, nhất là khi còn xanh. Để khắc phục thì cần giữ ẩm cho đất, phun 0,2-0,5% CuSO4 lên lá kết hợp với phun boocdo càng tốt.

Khi cây thiếu Fe làm cho lá chồi non bị vàng đi dẫn đến rụng quả khi còn xanh. Để khắc phục thì cần cải tạo đất, bón phân hữu cơ, phun phân vi lượng 0,5% FeSO4.

Khi thiếu Mo làm cho lá lốm đốm vàng. Để khắc phục có thể phun dung dịch chứa 100-150g molybdate natri trong 1.000l nước.

Để nâng cao năng suất và chất lượng cam quýt và bón phân như thế nào và để đạt hiệu quả kinh tế cao, cần phải căn cứ vào những cơ sở khoa học đã được các nhà nghiên cứu khoa học đúc kết. Đa phần khi bón phân cần căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của cây ở các thời kỳ sinh trưởng và phát triển cụ thể. Theo các nhà nghiên cứu về việc bón phân cho cam quýt đều cho rằng cơ sở khoa học của việc bón phân có hiệu quả là dựa vào phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong đất và trong lá theo thang tiêu chuẩn của Chapman và các tác giả, cần căn cứ vào đó để khi cung cấp phân bón cho cây tránh làm sao không xảy ra hiện tượng quá thừa hay quá thiếu vừa gây lãng phí và làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng.

Ở nước ta phương pháp này đã được tiến hành thử nghiệm và thu được kết quả tốt tại các nông trường cam quýt vùng Phủ Quỳ - Nghệ An từ những năm 1974 và được công nhận đây là một tiến bộ khoa học trong sản suất cam quýt.

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng các chất dinh dưỡng trong lá cây có hàm lượng khác nhau, do vậy mà nhu cầu của cây về hàm lượng các chất dinh dưỡng là không giống nhau. Bón phân cho cam quýt cần phải có những hiểu biết nhất định để khi bón làm sao không thừa hoặc không thiếu chất dinh dưỡng. Nếu thừa hoặc thiếu đều ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cam quýt. Đặc biệt sự thừa đạm là một dấu hiệu xấu. Khi hàm lượng dinh dưỡng trong lá thích hợp thì cam sinh trưởng và phát triển tốt, vườn cam sẽ cho năng suất cao.

Theo Koo (1985) (bảng 2.3) cho rằng hàng năm một lượng dinh dưỡng nhất định trong đất đã bị một số loại cây ăn quả có múi lấy đi và không hoàn trả lại đất. Lượng dinh dưỡng này được cây sử dụng phục vụ cho sự sinh

trưởng, hình thành và phát triển tế bào quả. Do vậy, cần phải bổ sung lượng dinh dưỡng nhất định bao gồm cả vi lượng và đa lượng cho đất sau mỗi đợt thu hoạch tùy thuộc vào sản lượng thu hoạch của vụ đó.

Bảng 2.3. Lượng dinh dưỡng do cây ăn quả có múi lấy đi từ 1 tấn sản phẩm

Loại cây Dinh dưỡng đa lượng (gam/tấn quả tươi)

N P2O5 K2O MgO CaO S

Cam 1.773 506 3.194 367 1.009 142

Quýt 1.532 376 2.465 184 706 111

Chanh 1.638 366 2.056 209 658 74

Bưởi 1.058 298 2.422 283 573 90

Loại cây Dinh dưỡng vi lượng (gam/tấn quả tươi)

Fe Mo Zn Cu B Cam 3,0 0,8 1,4 0,6 2,8 Quýt 2,6 0,4 0,8 0,6 1,3 Chanh 2,1 0,4 0,7 0,3 0,5 Bưởi 3,0 0,4 0,7 0,5 1,6 Nguồn: Koo (1985) Theo kết quả bảng 2.3 cho thấy đối với cây cam dinh dưỡng kali được cây hấp thụ nhiều nhất trong số tất cả các chất dinh dưỡng khoáng (3.194g/tấn quả), tiếp theo là đạm và canxi. Lượng lân cây lấy đi từ đất chỉ bằng 1/6 so với lượng kali cây hấp thụ. Bên cạnh đó, các nguyên tố vi lượng cũng được cây cam sử dụng với lượng từ 0,8 – 3,0g/tấn quả. Đây là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng đối với chất lượng, khả năng chống chịu cũng như năng suất đối với cây cam. Vì vậy, hàng năm cần phải căn cứ vào tình hình sản xuất, năng suất thu quả để có kế hoạch bón trả đất hay bổ sung cho cây thông qua các chế phẩm sinh học, phân bón lá đảm bảo cây sinh trưởng tốt, cho năng suất ổn định.

Trong một nghiên cứu của Quaggio et al. (2012) cho rằng đối với cây có múi đã có tiến bộ rất lớn về việc dùng kết quả phân tích lá để hướng dẫn sử dụng phân bón. Người ta chuẩn đoán dinh dưỡng lá cho cây có múi bằng cách lấy lá mùa xuân, 4 - 6 tháng tuổi ở những cành không mang quả để phân tích từ đó có căn cứ để xác định lượng phân bón cần bổ sung, điều chỉnh cho cây. Kết quả thể hiện bảng 2.4.

Bảng 2.4. Đánh giá mức độ thiếu đủ căn cứ vào hàm lượng dinh dưỡng trong lá (lá 4 - 6 tháng tuổi/cành không mang quả)

Dinh dưỡng Đơn vị Thấp Tối ưu Cao

N g/kg <23,0 23,0-27,0 >30,0 P <1,2 1,2-1,6 >2,0 K <10,0 10,0-15,0 >20,0 Ca <35,0 35,0-45,0 >50,0 Mg <3,0 3,0-4,0 >5,0 S <2,0 2,0-3,0 >5,0 B mg/kg <80,0 80,0-160,0 >160,0 Cu <10,0 10,0-20,0 >20,0 Fe <49,0 50,0-120,0 >200,0 Mn <34,0 35,0-50,0 >100,0 Zn <34,0 35,0-50,0 >100,0 Mo <2,0 2,0-10,0 >10,0

Nguồn: Quaggioet al. (2012) Bảng 2.5. Đánh giá mức độ thiếu đủ căn cứ vào

hàm lượng dinh dưỡng trong đất

Đơn vị: mg/kg

Dinh dưỡng Thiếu Thấp Tối ưu Cao Thừa

N < 65,0 65,0-95,0 95-155 155-185 > 185 P < 4,8 4,8-6,5 6,5-16 16-21 > 21 K < 64,0 64,0-47,0 147-312 312-395 > 395 Ca < 306,0 306-408 408-616 616-718 > 718 Mg < 43,0 43-85 85-163 163-203 > 203 Fe < 4,6 4,6-11,0 10-25 25-41 > 41 Mn < 4,7 4,7-7,4 7,5-23,0 23-31 > 31 Cu < 1,1 1,1-2,4 2,4-5,1 5,1-6,5 > 6,5 Zn < 0,3 0,3-0,6 0,6-1,3 1,3-1,7 > 1,7 Năng suất (kg/cây) < 13,0 13,0-48,0 48-117 117-152 > 152

Nguồn: Srivastiva et al. (2007) Một nghiên cứu khác của Srivastiva et al. (2007) (bảng 2.5) khi phân tích

hàm lượng dinh dưỡng trong đất và năng suất cây cam quýt để xác định lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây đáp ứng được mục tiêu năng suất đã thu được kết quả được thể hiện trong bảng 1.5. Để đạt được năng suất ổn định 48 – 117kg/cây, cây cam quýt cần được bổ sung rất nhiều các nguyên tố khoáng, vì vậy trong đất cần có một lượng dinh dưỡng khoáng nhất định để cho cây hấp thụ khi cây cần đến. Đặc biệt Kali và Canxi là 2 nguyên tố khoáng cần nhiều nhất trong đất.

Như vậy, ta có thể căn cứ vào các mức độ đánh giá: Thiếu - Thấp - Tối ưu - Cao - Thừa ở bảng 2.4 và 2.5 mà quyết định có bón phân hay không; bón những loại phân nào; liều lượng ra sao. Đồng thời ta cũng có thể căn cứ vào mức đánh giá này để điều chỉnh loại và lượng phân bón vào mùa sau, sao cho đạt được hiệu quả tối ưu. Các chỉ số này cũng cho ta biết phần nào đặc điểm đất trồng của ta so với nhu cầu loại cây ăn quả có múi hiện có. Như vậy, người làm vườn chuyên nghiệp rất cần quan tâm đến những chỉ số có tính chất hướng dẫn này để tích lũy kinh nghiệm trồng trọt và làm tăng năng suất cây trồng, tăng phẩm chất hàng hóa và tăng hiệu quả kinh tế trồng trọt.

- Phân bón ở thời kỳ kiến thiết cơ bản (KTCB)

Bảng 2.6. Lượng phân bón cho cây ăn quả có múi ở thời kỳ KTCB Đơn vị: g/cây Đơn vị: g/cây

Nước Tuổi N P2O5 K2O MgO Bột xương Tro gỗ

Mỹ, Florida 1 200 200 200 65 - - 2 330 330 330 110 - - 3 440 440 440 150 - - 4 500 500 500 165 - - 5 580 580 580 190 - - 6 640 640 640 220 - - Ấn Độ 1 50 100 - - 500 1500 2 100 200 - - 1000 3000 3 150 300 - - 1500 4500 4 200 400 - - 2000 6000 5 250 500 - - 2500 7500 6 300 600 - - 3000 9000 Nguồn: Smith (1966)

Ghi chú: Bột xương chứa: 3,0 % N; 25 % P2O5; 0,2 % K2O; 20 % Ca.

Thường những nơi có đào hốc để trồng thì nên bón phân theo hốc vì rất ít rễ có thể mọc xa hơn. Những nơi không đào hốc để trồng thì bón theo tán lá. Thường bón từ khoảng cách xa hơn tán lá 30 cm hướng tới gần gốc cây. Số lần bón cũng giảm dần từ năm thứ nhất đến các năm sau đó. Năm đầu bón 5 - 7 lần và năm thứ 5 chỉ bón 3 - 4 lần. Tuy nhiên những nơi bón cho đất qua con đường nước tưới thì có thể bón tới 25 - 30 lần/năm trong suốt 5 năm.

Kết quả bảng 1.6 cho thấy, ở những vùng khác nhau, các quốc gia khác nhau sử dụng lượng phân bón cho cây có múi là hoàn toàn khác nhau; ở Ấn Độ lượng phân bón đạm và lân thấp hơn so với Mỹ nhất là phân bón đạm lượng bón chỉ bằng ½. Tuy nhiên nhìn chung lượng phân bón cho cây hàng năm đều tăng lên theo độ tuổi của cây do nhu cầu của cây tăng cao nhất là trong năm thứ 3 khi cây bắt đầu cho thu quả, nhu cầu về tất cả các loại dinh dưỡng đều tăng.

- Bón phân hóa học ở thời kỳ kinh doanh (TKKD)

Chế độ phân bón ảnh hưởng trực tiếp tới cả năng suất và chất lượng sản phẩm. Thường người ta căn cứ vào cả lượng dinh dưỡng cây lấy đi do sản lượng hàng năm và vào cả số liệu phân tích lá và đất để làm kế hoạch phân bón hàng năm.

Đối với cây Cam Quýt thì N và K là 2 nguyên tố quan trọng bậc nhất. Thường cần 3 - 6 kg N cho 1 tấn sản phẩm quả và lượng N cần bón cũng được làm cơ sở để tính tới nhu cầu các nguyên tố khác. Lân ít quan trọng hơn vì nó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm, kali bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây quýt vàng chiềng yên (citrus reticulata blanco) tại huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 29 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)