Ảnh hưởng liều lượng phân Đạm và Kali đến chất lượng các đợt lộc của cây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm, kali bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây quýt vàng chiềng yên (citrus reticulata blanco) tại huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 54 - 60)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng phân đạm và kali đến sinh trưởng, phát triển

4.2.1. Ảnh hưởng liều lượng phân Đạm và Kali đến chất lượng các đợt lộc của cây

của cây quýt vàng Chiềng Yên

4.2.1.1. Ảnh hưởng liều lượng phân Đạm đến chất lượng các đợt lộc của cây quýt vàng Chiềng Yên

Đạm là một trong những yếu tố dinh dưỡng thiết yếu nhất và ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và năng suất cây trồng (Evans and Terashima,1987) đồng thời cũng là yếu tố cơ bản trong quá trình phát triển của tế bào và các cơ quan: rễ, thân, lá. Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến chất lượng các đợt lộc cây quýt vàng Chiềng Yên được thể hiện trong bàng 4.4.

Bảng 4.4. Ảnh hưởng liều lượng phân Đạm đến chất lượng các đợt lộc của cây quýt vàng Chiềng Yên

Yếu tố thí nghiệm Lộc xuân Lộc hè Lộc thu CD lộc (cm) ĐK lộc (mm) Số lá/lộc CD lộc (cm) ĐK lộc (mm) Số lá/lộc CD lộc (cm) ĐK lộc (mm) Số lá/lộc N1 9,2c 2,2 7,9 10,7c 3,0 10,1 11,0c 2,6 9,2 N2 10,5b 2,6 9,2 12,3b 3,3 10,3 11,9b 2,8 11,1 N3 12,1a 2,9 10,0 13,8a 3,6 12,2 14,7a 3,1 12,0 LSD0,05 0,63 0,09 0,61 0,48 0,19 0,78 0,89 0,14 0,77 CV% 7,9 5,0 9,1 5,3 7,8 9,6 9,5 6,5 9,6

Ghi chú: CD: chiều dài, ĐK: đường kính; a,b,c… Các chữ khác nhau trong cùng 1 cột thể hiện sự sai khác, các chữ giống nhau thể hiện sự không sai khác.

- Đợt lộc Xuân:

+ Chiều dài lộc: các công thức bón phân đạm cho chiều dài lộc xuân từ 9,2 – 12,1 cm. Cụ thể là bón với lượng 0,3 kg N/cây có chiều dài (CD) lộc lớn nhất đạt 12,1 cm; công thức có CD lộc lớn thứ hai là bón với lượng 0,2 kg

N/cây đạt 10,5 cm; và thấp nhất trong 3 liều lượng phân đạm là 0,1 kg N/cây đạt 9,2 cm. Kết quả phân tích thống kê cho thấy, ảnh hưởng của 3 liều lượng phân đạm đến chiều dài lộc xuân cây quýt vàng Chiềng Yên có sự sai khác rõ ràng với nhau ở mức ý nghĩa độ tin cậy 95%. Như vậy khi tăng liều lượng phân đạm có tác dụng làm tăng chiều dài lộc xuân cây quýt vàng Chiềng Yên, có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.

+ Đường kính lộc: Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến ĐK lộc quýt vàng Chiềng Yên cho kết quả khác nhau rất rõ ràng và có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Trong đó, lượng bón 0,3 kg N/cây có ĐK lộc lớn nhất đạt 2,9 mm, tiếp theo là lượng 0,2 kg N/cây có ĐK lộc đạt 2,6 mm,và thấp nhất là lượng 0,1 kg N/cây ĐK lộc đạt 2,2 mm.

- Đợt lộc hè:

+ Chiều dài lộc: khi bón đạm cho quýt vàng Chiềng Yên, nhìn chung chiều dài lộc hè ở tất cả các công thức tăng dần theo lượng đạm bón, đạt giá trị từ 10,7 – 13,8 cm, trong đó lượng bón 0,3 kg N/cây đạt 13,8 cm là cao nhất, lớn hơn công thức bón 0,2 kg N/cây (12,34 cm), cuối cùng là công thức bón 0,1 kg N/cây (10,7 cm). Kết quả phân tích thống kê cho thấy ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến chiều dài lộc hè quýt vàng Chiềng Yên là khác nhau giữa tất cả các công thức và sai khác có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 0.05.

+ Đường kính lộc: các công thức được bón đạm ở đợt lộc hè có đường kính lộc cao hơn đợt lộc xuân từ 0,1 – 1,3 mm. Trong đó lượng bón 0,3 kg N/cây có ĐK cành lớn nhất đạt 3,6 mm, tiếp theo là công thức bón 0,2 kg N/cây đạt 3,3 mm, công thức bón 0,1 kg N/cây là 3,0 mm. Cả 3 công thức bón phân đạm cho kết quả đường kính lộc hè sai khác nhau có ý nghĩa thống kê.

- Đợt lộc thu:

+ Chiều dài lộc: Kết quả cho thấy cả 3 công thức bón phân đạm đều giúp làm tăng chiều dài lộc thu. Trong đó, công thức bón phân đạm ở liều lượng 0,3 kg N/cây cho chiều dài lộc thu dài nhất 14,7 cm, tiếp theo là công thức bón 0,2 kg N/cây là 11,9 cm và N1 là 11,0 cm. Ảnh hưởng của phân đạm đến chiều dài lộc thu là khác nhau có ý nghĩa và cả 3 công thức đều sai khác với nhau có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.

+ Đường kính lộc: Cũng như các đợt lộc xuân và lộc hè, bón phân đạm cũng làm tăng kích thước đường kính lộc thu trên cây quýt vàng Chiềng Yên,

đường kính lộc thu tăng từ 2,6 - 3,1 mm. Lượng bón 0,3 kg N/cây có đường kính lộc thu lớn nhất 3,1 mm sai khác có ý nghĩa so với công thức bón 0,2 kg N/cây (2,89 mm) và công thức bón 0,1 kg N/cây (2,6 mm).

- Về số lá/lộc: các công thức bón phân đạm cho cây quýt vàng Chiềng Yên ở cả đợt lộc xuân, đợt lộc hè và đợt lộc thu đều có số lá/cành tăng dần theo mức bón đạm. So sánh các công thức với nhau đều cho kết quả sai khác có ý nghĩa ở độ tin cây 95% ở các đợt lộc xuân và thu. Đợt lộc hè, công thức bón 0,1 kg N/cây và bón 0,2 kg N/cây sai khác không ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Công thức bón 0,3 kg N/cây sai khác có ý nghĩa so với 2 công thức còn lại ở mức ý nghĩa 0.05.

Như vậy, qua kết quả trên cho thấy khi bón phân đạm cho quýt Chiềng Yên đã là tăng cả về chiều dài lộc cũng như đường kính lộc ở cả đợt lộc xuân, đợt lộc hè và đợt lộc thu, đặc biệt hiệu quả cao nhất là bón ở liều lượng 0,3 kg N/cây (N3).

4.2.1.2. Ảnh hưởng liều lượng phân Kali đến chất lượng các đợt lộc của cây quýt vàng Chiềng Yên

Kết quả bảng 4.5 cho thấy: chất lượng các đợt lộc xuân, hè và thu ở các công thức thí nghiệm có sự khác nhau khi được bón các liều lượng phân kali khác nhau.

Bảng 4.5: Ảnh hưởng liều lượng phân Kali đến chất lượng các đợt lộc của cây quýt vàng Chiềng Yên

Yếu tố thí nghiệm Lộc xuân Lộc hè Lộc thu CD lộc (cm) ĐK lộc (mm) Số lá/lộc CD lộc (cm) ĐK lộc (mm) Số lá/lộc CD lộc (cm) ĐK lộc (mm) Số lá/lộc K1 10,3ab 2,5 8,5 11,6c 3,4 9,8 12,3ab 2,7 9,9 K2 10,7ab 2,6 8,9 12,1bc 3,1 10,2 11,9b 2,8 10,4 K3 10,2b 2,5 9,2 12,1bc 3,2 10,9 12,2b 2,9 11,0 K4 10,6ab 2,5 9,0 12,4ab 3,3 11,7 12,7ab 2,9 10,7 K5 11,1a 2,7 9,7 13,0a 3,5 11,7 13,6a 3,0 12,0 LSD0,05 0,81 0,12 0,79 0,63 0,25 1,01 1,15 0,18 1,00 CV% 7,9 5,0 9,1 5,3 7,8 9,6 9,5 6,5 9,6 + Đợt lộc xuân:

xuân tăng dần từ 10,2 – 11,1 cm. Cụ thể: lượng bón 0,8 kg K20/cây cao nhất đạt 11,1 cm, tiếp đến là K2 (0,2 kg K20/cây) đạt 10,7 cm và K4 (0,6 kg K20/cây) đạt 10,6 cm, lượng bón 0 kg K20/cây đạt là 10,3 cm và cuối cùng là lượng bón 0,4 kg K20/cây. So sánh 5 mức bón phân kali với nhau, chỉ có mức bón 0,8 kg K20/cây và mức bón 0,4 kg K20/cây khác nhau có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%, còn lại sai khác không có ý nghĩa.

Đường kính lộc: ở các công thức bón kali khác nhau, có đường kính lộc xuân từ 2,5 – 2,7 mm, cao nhất ở mức bón 0,8 kg K20/cây đạt là 2,7 mm, thấp nhất ở mức bón 0,4 kg K20/cây. Mức bón 0 kg K20/cây, mức bón 0,2 kg K20/cây, mức bón 0,4 kg K20/cây, mức bón 0,6 kg K20/cây có sự sai khác không rõ ràng ở mức ý nghĩa 0,05, mức bón 0,6 kg K20/cây sai khác rõ so với 4 mức bón còn lại ở độ tin cậy 95%, như vậy khi tăng lượng kali bón từ 0 kg K20/cây lên đến 0,6 kg K20/cây thì sai khác về đường kính lộc xuân không có ý nghĩa, nhưng khi tăng lên 0,8 kg K20/cây thì sai khác về đường kính lộc xuân là có ý nghĩa.

+ Đợt lộc hè:

- Chiều dài lộc: các công thức bón phân kali cho kết quả cao hơn so với không bón kali từ 0,5 – 1,4 cm. Trong đó mức bón 0,8 kg K20/cây cao nhất đạt 13,0 cm, sau đó là mức bón 0,6 kg K20/cây đạt 12,4 cm, tiếp theo là mức bón 0,4 kg K20/cây đạt 12,1 cm và thấp nhất là mức bón 0 kg K20/cây đạt 11,6 cm. So với mức bón 0 kg K20/cây thì mức bón 0,6 kg K20/cây và mức bón 0,8 kg K20/cây sai khác có ý nghĩa thống kê, mức bón 0,2 kg K20/cây và mức bón 0,6 kg K20/cây sai khác không có ý nghĩa.

- Đường kính lộc: bón phân kalicho kết quả đường kính lộc hè cao hơn so với lộc xuân và lộc thu (đường kính lộc hè đều > 3mm, trong khi đó đường kính lộc thu đều =< 3mm). Mức bón 0,6 kg K20/cây cho kết quả cao nhất đạt 3,5 mm, thấp nhất là mức bón 0,2 kg K20/cây) chỉ đạt 3,1 mm. Trong các mức bón phân kali mức bón 0,2 kg K20/cây và mức bón 0,4 kg K20/cây sai khác không có ý nghĩa nhưng đều sai khác có ý nghĩa so với mức bón 0,8 kg K20/cây.

+ Đợt lộc thu:

- Chiều dài lộc: Khi tiến hành bón phân kali ở các liều lượng khác nhau làm chiều dài lộc thu trên cây quýt vàng Chiềng Yên tăng không đồng đều giữa các mức bón phân. Mức bón 0,8 kg K20/cây cho chiều dài lộc lớn nhất 13,6 cm, mức bón 0,2 kg K20/cây cho chiều dài lộc thấp nhất đạt 11,9 cm, tiếp đến là mức bón 0,4 kg K20/cây đạt 12,2 cm, tiếp đến là mức bón 0 kg K20/cây đạt 12,3 cm và

mức bón 0,6 kg K20/cây đạt 12,7 cm.

- Đường kính lộc: Kết quả phân tích thống kê cho thấy F-prob = 0,09 > 0,05 có nghĩa là các công thức bón phân kali khác nhau đã ảnh hưởng không khác nhau đến đường kính lộc thu. Đường kính lộc thu của cây quýt vàng Chiềng Yên dao động từ 2,7 - 3,0 mm.

- Về số lá/lộc của cả 3 đợt lộc xuân, lộc hè, lộc thu đều tăng dần theo liều lượng bón kali. Số lá/lộc thấp nhất ở mức bón 0 kg K20/cây, đợt lộc xuân và lộc thu có số lá/lộc cao nhất ở mức bón 0,8 kg K20/cây, còn đợt lộc hè số lá/lộc cao nhất ở mức bón 0,6 kg K20/cây.

Như vậy, việc bón phân kali ở các nồng độ khác nhau đã có ảnh hưởng đến đường kính, chiều dài và số lá/lộc trên cây vàng quýt Chiềng Yên. Tuy nhiên, tác động rõ ràng nhất chỉ thể hiện ở liều lượng bón phân kali cao nhất là 0,8 kg K20/cây, còn ở các liều lượng khác sai khác không rõ ràng.

4.2.1.3. Ảnh hưởng tương tác của liều lượng phân Đạm và Kali đến chất lượng các đợt lộc của cây quýt vàng Chiềng Yên

Tiến hành bón phân đạm kết hợp việc bón phân kali ở các liều lượng khác nhau đã có những ảnh hưởng nhất định đến một số chỉ tiêu chất lượng các đợt lộc trong năm trên cây quýt vàng Chiềng Yên.

Kết quả phân tích, xử lý thống kê cho thấy giá trị F-prob của các chỉ tiêu: ĐK lộc xuân (0,09), số lá/lộc hè (0,07), CD lộc thu (0,14) và ĐK lộc thu (0,09) đều > 0,05. Vì vậy, tác động của các công thức khác nhau đến các chỉ tiêu trên có khác nhau nhưng khác nhau không có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%. Tuy nhiên, đối với từng chỉ tiêu theo dõi có thể thấy: ĐK lộc xuân công thức N3K5 đạt cao nhất 3,2 mm, thấp nhất là N1K2 và N1K3 đạt 2,1 mm; Số lá/lộc hè công thức N3K4 có số lá lớn nhất 13,3 lá, thấp nhất là N1K1 đạt 8,3 lá; CD lộc thu công thức N3K5 đạt cao nhất 16,2 cm, thấp nhất là N1K1 đạt 9,9 cm; Đk lộc thu công thức N3K5 đạt cao nhất 3,3 mm, thấp nhất là N1K1 đạt 2,5 mm.

Chỉ tiêu chiều dài lộc xuân, số lá/lộc xuân, chiều dài lộc hè, đường kính lộc hè và số lá/lộc thu có giá trị F-prob < 0,05, vì vậy các công thức khác nhau đã tác động khác nhau sai khác có ý nghĩa. Cụ thể: chiều dài lộc xuân biến động từ 7,8 – 13,4 cm, công thức N3K1 chiều dài lộc lớn nhất 13,4 cm, thấp nhất là công thức N1K1 đạt 7,8 cm. Số lá/lộc xuân biến động từ 7,3 – 11,3 lá, cao nhất là công thức N3K3 (11,3 lá), thấp nhất là công thức N1K1 và N1K3 (7,3 lá). CD lộc hè

biến động từ 8,8-15,2 cm, cao nhất là công thức N3K5 (15,2 cm), thấp nhất là công thức N1K1 (8,8 cm). Đường kính lộc hè biến động từ 2,8-3,9 mm, thấp nhất là công thức N1K4 (2,8 mm), cao nhất là công thức N3K4 và N3K5 (3,9 mm). Số lá/lộc thu biến động từ 8,0 – 14,3 lá, cao nhất là công thức N3K5 (14,3 lá), thấp nhất là công thức N1K1 và N1K2 (8,0 lá).

Bảng 4.6. Ảnh hưởng tương tác của liều lượng phân Đạm và Kali đến chất lượng các đợt lộc của cây quýt vàng Chiềng Yên

Công thức Lộc xuân Lộc hè Lộc thu CD lộc (cm) ĐK lộc (mm) Số lá/lộc CD lộc (cm) ĐK lộc (mm) Số lá/lộc CD lộc (cm) ĐK lộc (mm) Số lá/lộc N1 K1 7,8 2,3 7,3 8,8 3,0 8,3 9,9 2,5 8,0 K2 9,0 2,2 8,0 9,6 2,9 9,3 10,7 2,5 8,0 K3 10, 2,1 7,3 12,1 3,0 9,7 11,8 2,8 8,7 K4 9,6 2,1 8,0 11,7 2,8 11,7 11,4 2,6 10,7 K5 9,3 2,4 9,3 11,1 3,4 11,7 11,0 2,8 11,0 N2 K1 9,9 2,5 9,7 12,0 3,7 10,0 12,4 2,8 10,7 K2 11,7 2,7 9,7 13,2 3,3 10,7 11,3 2,8 12,0 K3 10,1 2,5 9,0 12,2 3,1 10,0 11,4 3,0 12,0 K4 10,1 2,5 9,0 11,4 3,2 10,3 11,1 2,9 10,3 K5 10,8 2,7 9,0 12,7 3,3 10,7 13,4 2,8 10,7 N3 K1 13,4 2,7 8,7 13,9 3,5 11,3 14,6 3,0 11,0 K2 11,5 2,9 9,0 13,5 3,1 10,7 13,8 3,0 11,3 K3 10,1 2,8 11,3 12,1 3,4 13,0 13,6 2,9 12,3 K4 12, 2,9 10,0 14,2 3,9 13,3 15,6 3,3 11,3 K5 13, 3,2 11,0 15,2 3,9 12,7 16,2 3,3 14,3 LSD0,05 1,41 0,21 1,38 1,09 0,43 1,75 1,99 0,31 1,74 CV% 7,9 5,0 9,1 5,3 7,8 9,6 9,5 6,5 9,6 Như vậy, tác động tương tác của phân đạm kết hợp với phân kali đã có ảnh hưởng khác nhau đến chất lượng các đợt lộc trong năm. Công thức N3K5 cho kết quả CD lộc hè, ĐK lộc hè, số lá/lộc thu đạt cao nhất, sai khác có ý nghĩa so với các công thức khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm, kali bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây quýt vàng chiềng yên (citrus reticulata blanco) tại huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 54 - 60)