Phương pháp theo dõi thí nghiệm:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm, kali bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây quýt vàng chiềng yên (citrus reticulata blanco) tại huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 43 - 45)

3.4.3.1. Chỉ tiêu về sinh trưởng

- Theo dõi sinh trưởng của lộc

Theo dõi 3 đợt lộc trong năm (lộc xuân, lộc hè, lộc thu), theo dõi 6 lần/vụ, mỗi lần theo dõi cách nhau 10 ngày:

Ngày theo dõi lộc xuân: 1/3, 10/3, 20/3, 30/3, 9/4, 19/4 Ngày theo dõi lộc hè: 1/6, 10/6, 20/6, 30/6, 10/7, 20/7 Ngày theo dõi lộc thu: 1/8, 10/8, 20/8, 30/8, 9/9, 19/9

Theo dõi 5 lộc/1 cây phân bố đều theo các hướng.

+ Chiều dài lộc (cm): Dùng thước mét đo chiều dài của lộc từ vị trí gốc cành đến đỉnh sinh trưởng của cành. Theo dõi 5 lộc/1 cây phân bố đều theo các hướng, mỗi lần 1 cây/1 lần nhắc lại.

+ Đường kính lộc (mm): Dùng thước Pamer đo ở vị trí lớn nhất của cành (cách gốc cành 1 cm). Theo dõi 5 lộc/1 cây phân bố đều theo các hướng, mỗi lần 1 cây/1 lần nhắc lại.

+ Số lá/lộc: Đếm tổng số lá trên mỗi lộc, theo dõi 5 lộc/1 cây phân bố đều theo các hướng, mỗi lần 1 cây/1 lần nhắc lại.

- Theo dõi thời điểm ra hoa: theo dõi trên tất cả các cây + Bắt đầu ra hoa (A): 10% số cành cấp 2 ra hoa

+ Hoa ra rộ (B): 70% số cành cấp 2 ra hoa + Kết thúc ra hoa (C): 90% số cành cấp 2 ra hoa Thời gian ra hoa = C – A

- Tỷ lệ đậu quả: (theo dõi trên 4 cành từ cấp 2 trở đi phân bố đều theo các hướng tại thời điểm sau kết thúc ra hoa trên tất cả các cây thí nghiệm).

Tỷ lệ đậu quả (%) = [Tổng số quả đậu trên các cành theo dõi/Tổng số hoa trên các cành theo dõi] x 100%

- Tỷ lệ rụng quả: đếm tổng số quả đậu ngay sau khi tắt hoa/cành và số quả đậu/cành, theo dõi 3cây/1 CT, mỗi cây theo dõi 4 cành từ cành cấp 2 trở đi phân bố đều ở các hướng. Thời gian theo dõi vào các ngày: 20 ngày sau tắt hoa (STH), 40 ngày STH, 60 ngày STH, 80 ngày STH, 100 ngày STH, 120 ngày STH, 140 ngày STH, 160 ngày STH và 180 ngày STH.

Tỷ lệ rụng quả (%) = [(Tổng số quả đậu ngay sau khi tắt hoa trên các cành theo dõi – Tổng số quả đậu trên các cành tại thời điểm theo dõi)/Tổng số quả đậu ngay sau khi tắt hoa trên các cành theo dõi] x 100%

- Động thái tăng trưởng kích thước quả: dùng thước Pamer đo đường kính quả và chiều cao quả, mỗi công thức đo 10 quả/1 lần nhắc lại được đánh dấu cố định trên cây phân bố đều ở các hướng và các tầng tán. Thời gian theo dõi vào ngày 20 hàng tháng từ tháng 3 đến tháng 9.

3.4.3.2. Chỉ tiêu về năng suất

- Khối lượng quả (E) (g/quả): Tổng khối lượng quả/Tổng số quả. - Năng suất cá thể (kg/cây) = (D x E) : 1000 - Năng suất cá thể (kg/cây) = (D x E) : 1000

3.4.3.3. Chỉ tiêu về sâu bệnh

Cấp độ nhiễm sâu bệnh được đánh giá như sau:

Cấp Cấp độ sâu hại Cấp độ bệnh hại

0 Không bị hại Không bị nhiễm

1 Bị hại <10% Diện tích vết bệnh<5% diện tích mẫu 2 Bị hại 10-30 % 5% - 15% diện tích mẫu

3 Bị hại 31-50% 16% - 30% diện tích mẫu 4 Bị hại >50% 31% – 50% diện tích mẫu

5 Diện tích vết bệnh > 50% diện tích mẫu

Đánh giá mức độ nhiễm bệnh và sâu chủ yếu thực hiện bằng quan sát, tính tỷ lệ bệnh hoặc tỷ lệ sâu hại sau đó rút ra nhận xét định tính theo các mức nặng, trung bình, nhẹ và không nhiễm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm, kali bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây quýt vàng chiềng yên (citrus reticulata blanco) tại huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 43 - 45)