Một số nghiên cứu về ô nhiễm thực phẩm do vi khuẩn E.coli và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng kháng kháng sinh của một số vi khuẩn phân lập từ thịt lợn bán tại một số chợ thuộc quận long biên, hà nội (Trang 26 - 29)

2.1 .Tình hình ngộ độc thực phẩm

2.1.5. Một số nghiên cứu về ô nhiễm thực phẩm do vi khuẩn E.coli và

Salmonella gây ra trên thế giới và tại Việt Nam

2.1.5.1. Nghiên cứu về ô nhiễm thực phẩm do vi khuẩn E. coli và Salmonella gây ra trên thế giới

Các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, thực phẩm được kiểm soát chặt chẽ từ trang trại đến bàn ăn. Công tác kiểm soát vệ sinh thú y (KSVSTY) , vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) được đặc biệt coi trọng, trên cơ sở áp dụng các quy trình kiểm soát tiên tiến như: ISO, HACCP, GMP... Trong đó hoạt động kinh doanh thịt động vật, sản phẩm động vật bắt buộc phải thực hiện tại các quầy kinh doanh thực phẩm sạch trong siêu thị, chợ, cửa hàng có sự kiểm soát của cơ quan thú y.

Sự có mặt của Salmonella trong thực phẩm thể hiện sự không an toàn đối với sức khỏe con người. Theo Lowry Bates (1989), một số lượng ít vi khuẩn

Salmonella thuộc các serotyp S. typhi. S. paratyphi A và B có mặt trong thực phẩm cũng đủ để phản ánh tình trạng kém vệ sinh của quá trình giết mổ. Salmonella là vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm nhất trong các vi khuẩn cần kiểm tra trong thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm tươi sống, thịt bảo quản lạnh và thịt đông lạnh.

David and Cook (1998), đã phân lập Salmonella typhimurium gây ngộ độc thực phẩm từ thịt bò.

Beutin and Karch (1997), nghiên cứu plasmid mang yếu tố gây dung huyết của E. coli 0157:H7 type EDL 993.

Ở Hàn Quốc, năm 2011 Hyobi Kim đã tiến hành nghiên cứu tỷ lệ nhiễm và tính kháng kháng sinh của vi khuẩn Salmonella spp và Escherichia coli phân lập từ lợn tại lò mổ.

Sunpetch Angkititrakul (2005), nghiên cứu đặc điểm dịch tễ tính kháng kháng sinh của vi khuẩn Salmonella phân lập từ thịt lợn, thịt gà và người ở Thái Lan.

Chaiwat pulsrikarn (2012), nghiên cứu serotype, tính mẫn cảm với kháng sinh và genotype của Salmonella phân lập từ lợn và thịt lợn ở tỉnh Sa Kaew, Thái Lan.

Nowak (2007), nghiên cứu về mức độ ô nhiễm vi khuẩn Salmonella trên lợn ở các lò mổ và trang trại.

Guido Voets et al. (2013), nghiên cứu về Các gen plasmid AmpC beta-

lactamase giống hệt nhau và các loại plasmid trong E. coli phân lập từ bệnh nhân và thịt gia cầm ở Hà Lan.

Sunpetch Angkititrakul et al. (2014) nghiên cứu tình trạng vệ sinh, chất

lượng thịt lợn xay bán tại tỉnh Khon Kaen, Thái Lan.

Tiranun et al. (2018), nghiên cứu ô nhiễm vi khuẩn trong thịt lợn tươi và

các sản phẩm chế biến từ thịt lợn (thịt lợn xông khói) bán tại huyện Pakkret, tỉnh Nonthaburi, Thái Lan.

Aixia Xu (2019), nghiên cứu sự sống sót của Salmonella spp. trong thịt băm đóng gói trong môi trường chân không và biến đổi.

2.1.5.2. Nghiên cứu về ô nhiễm thực phẩm do vi khuẩn E. coli và Salmonella gây ra tại Việt Nam

Cục Thú y Việt Nam thông báo: thực trạng hoạt động giết mổ động vật, kinh doanh thịt và sản phẩm động vật hiện nay đang phát triển một cách tự phát không có quy hoạch, thiếu sự đầu tư đúng mức, còn mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ và phân tán; đặc biệt là các tỉnh miền Bắc và miền Trung gây khó khăn rất lớn cho công tác quản lý, kiểm soát vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ở Việt Nam trong những năm gần đây có khá nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đề cập tới nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm do E. coli

và Salmonella gây nên.

Trần Thị Hạnh và cs. (1999), đã nghiên cứu về tình trạng nhiễm Salmonella spp tại các cơ sở chăn nuôi gà công nghiệp, đã xác định vi khuẩn trong thức ăn hỗn hợp, nước uống, nước thải, chất độn chuồng, vỏ trứng và lòng đỏ trứng. Tác giả đã nhận xét: tỷ lệ nhiễm Salmonella spp cao nhất ở chất độn chuồng là 80%, thấp nhất là vỏ trứng và lòng đỏ trứng là 18,29%.

Tô Liên Thu (2001), kiểm tra tình hình ô nhiễm vi khuẩn E. coli trong thịt tươi sống trên thị trường Hà Nội. Cho thấy tỷ lệ nhiễm vi khuẩn E. coli ở thịt lợn là 64%, thịt gia cầm là 62,5% và thịt bò là 69,4%

Tỷ lệ nhiễm Salmonella spp trong thịt lợn giết mổ tiêu dùng nội địa trung

bình là 10,91-16,67% và trong thịt lợn xuất khẩu trung bình là 1,42% (Lê Minh Sơn, 2003).

Nguyễn Thị Nguyệt và cs. (2005), khi tìm hiểu tình hình nhiễm khuẩn trong thịt gà tại một số điểm giết mổ ở TP.HCM cho biết tỷ lệ nhiễm E. coli 98%, Salmonella 29,3%.

Trần Thị Nhài (2005), nghiên cứu về hiện trạng ô nhiễm vi khuẩn trong thịt tươi sống trên thị trường Hà Nội và đã đề xuất một số giải pháp kỹ thuật. Tác giả cho thấy tỷ lệ nhiễm Salmonella spp trong các mẫu thịt lợn là: 39,5%, thịt gà là 43,02%.

Ngô Văn Bắc và Trương Quan (2008), đã khảo sát tình trạng ô nhiễm vi khuẩn trong thịt lợn sữa, lợn choai xuất khẩu tại một số cơ sở giết mổ trên địa bàn Hải Phòng cho biết có 97,33% số mẫu thịt lợn đạt yêu cầu về chỉ tiêu E. coli theo quy định, 100% số mẫu thịt lợn đạt yêu cầu về chỉ Salmonella.

Đỗ Ngọc Thúy và cs. (2009), nghiên cứu tỷ lệ nhiễm và một số đặc tính của vi khuẩn salmonella spp. Phân lập từ thịt tươi tại các chợ tự do trên địa bàn Hà Nội đã xác định được tỷ lệ nhiễm Salmonella spp. có mặt trong 12% mẫu thịt bò, 56% mẫu thịt lợn và 28% mẫu thịt gà.

Đặng Xuân Bình và Dương Thùy Dung (2010), đã xác định một số loại vi khuẩn nhiễm trên thịt lợn tại các chợ thành phố Thái Nguyên cho kết quả vi khuẩn E. coli ô nhiễm thịt chiếm 37,9% tới 48,7% cường độ nhiễm 3,7x102 - 8,9x102CFU/g, Salmonella chiếm 10% -19,5% cường độ nhiễm 4,2CFU/g.

Salmonella ở các điểm giết mổ gia cầm quy mô nhỏ tại các huyện ngoại thành Hà

Nội cho biết tỷ lệ thịt nhiễm Salmonella là 40,6%.

Trương Hà Thái và cs. (2012), khi nghiên cứu tính kháng kháng sinh của vi khuẩn Salmonella phân lập từ thịt lợn và thịt gà ở miền Bắc Việt Nam cho kết

quả 39,6% thịt lợn và 42,9% thịt gà nhiễm Salmonella.

Phạm Thị Thanh Thảo và Phạm Ngọc Thiệp (2012), khảo sát tình trạng ô nhiễm vi sinh vật trên thịt lợn tại tỉnh Lâm Đồng cho thấy: 64,44% nhiễm E. coli, 33,33% nhiễm Samonella.

Nguyễn Xuân Hòa và cs. (2016), nghiên cứu về mức độ ô nhiễm vi khuẩn trong thịt tại một số cơ sở giết mổ và kinh doanh thịt trên địa bàn thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định cho biết tỷ lệ nhiễm E. coli tại cơ sở giết mổ là 5%, tại cơ sở kinh doanh 13,35%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng kháng kháng sinh của một số vi khuẩn phân lập từ thịt lợn bán tại một số chợ thuộc quận long biên, hà nội (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)