Khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn Salmonella

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng kháng kháng sinh của một số vi khuẩn phân lập từ thịt lợn bán tại một số chợ thuộc quận long biên, hà nội (Trang 43 - 45)

2.1 .Tình hình ngộ độc thực phẩm

2.6. Hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn E Coli và Salmonella

2.6.4. Khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn Salmonella

Vi khuẩn kháng thuốc phát triển trong thực phẩm là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng khó điều trị bệnh cho người. Rải rác đã có những báo cáo về vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc sống sót trong thịt lây nhiễm sang người của các quốc gia. Năm 1983 tại miền tây nước Mỹ đã xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm, 18 bệnh nhân phải nhập viện do ăn thịt bò nhiễm Salmonella có khả năng kháng lại tất cả các loại thuốc kháng sinh đang được sử dụng để điều trị tại bệnh viện và một số bệnh nhân đã bị chết. Với cơ chế lan truyền gien đề kháng kháng sinh và việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi cũng như trong điều trị cho động vật hiện nay dẫn đến hậu quả khó lường trước được.

Ở Việt Nam hiện nay vấn đề kháng thuốc của các vi khuẩn đang trở thành mối quan tâm lớn trong ngành y tế. Một số bệnh trước kia xảy ra lác đác nay lại xuất hiện khá nhiều, mặc dù nhiều thế hệ và nhiều loại kháng sinh mới được sử dụng nhưng đôi khi việc điều trị vẫn gặp khó khăn, điển hình như lao và thương hàn.

Khả năng này được coi như là một yếu tố độc lực của Salmonella vì hiện

tượng kháng thuốc của vi khuẩn này phát triển gây nhiều khó khăn cho việc điều trị Salmonellosis ở động vật. Nếu hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột bị tiêu diệt sẽ tạo điều kiện cho Salmonella kháng thuốc nhân lên gấp bội.

Tại Brazil, trong số 91 chủng S.enteritidis phân lập từ thịt gà, thực phẩm

của người, và các mẫu liên quan đến gia cầm (nền chuồng, phân), 90,1% số chủng kháng với hơn một loại kháng sinh, 75,8% số chủng kháng Sulfonamides, Nitrofuran là 52,8%, 51,6% số chủng cùng kháng với nhiều loại kháng sinh (Dias de Oliveiria et al., 2005; trích Nguyễn Thị Ngà, 2011).

Ở cộng hoà liên bang Đức, người ta phát hiện rất nhiều chủng Salmonella

mang các gen kháng lại kháng sinh tồn tại ở người và động vật, do có sự đột biến diễn ra trên đoạn gen Gyr A và Gyr B trong cấu trúc của phân tử AND tạo nên sự kháng lại kháng sinh Quinolone. Nhiều chủng vi khuẩn đường ruột cũng như S.typhimurium phân lập từ năm 1972-1980 ở cộng hoà liên bang Đức mang các plasmid kháng kháng sinh (Erhard Tietze et al., 1983; trích dẫn bởi Nguyễn Thị Ngà, 2011).

Những nghiên cứu về tính kháng kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trong thú y cho thấy trong 88 chủng Salmonella kháng Ampicillin,

Chloramphenicol, Penicillin, Chlotracycline, Neomycin, Furazolidon, Streptomycin và Sulphonamid, chưa có chủng Salmonella nào kháng lại

Furazolidon. Chỉ có một chủng Salmonella duy nhất kháng lại với Neomycin

(Phạm Khắc Hiếu và Bùi Thị Tho, 1998). Theo Đinh Bích Thuý và cs. (1995), có 37,4% - 68,1% số chủng Salmonella sp kháng lại Chloramphenicol; 74,6% -

89%, 24% kháng lại Streptomycin; 4,26% kháng lại Gentamycin.

Kết quả nghiên cứu của Trương Hà Thái và cs. (2012), cho thấy tỷ lệ kháng kháng sinh của Salmonella là Tetracycline (58,5%), Sulphonamides (58,1%),

Streptomycine (47,3%), Ampicillin (39,8%), Chloramphenicol (37,3%), Sulfa trimethoprim (34%), Nalidixic acid (27,8%).

Nguyễn Viết Không và cs. (2012), khi nghiên cứu về tình trạng ô nhiễm

Salmonella tại các điểm giết mổ gia cầm quy mô nhỏ tại các huyện ngoại thành

Hà Nội cho biết các chủng Salmonella có khả năng kháng đối với những kháng sinh thông thường với tần số khác nhau Streptomycin (84,44%), Tetracycline (82,22%), Ciprofloxacin (35,56%), Norfloxacin (35,56%), Ampicillin (62,22%), Nalidixic acid (62,22%), Sulfa trimethoprim (80%), Ceftazidime (33,33%),

Gentamycin (33,33%), Nitrofurantoin (33,33%).

Phạm Hồng Ngân và Cam Thị Thu Hà (2014), đã phân lập, xác định tỷ lệ nhiễm và tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn Salmonella phân lập từ thịt

lợn ở môt số chợ thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội cho kết quả tỷ lệ kháng với Streptomyxin (92,9%), Tetrecycline (82,1%), Ampicilline (71,4%), Sulfamethoxazole-Trimethoprim (28,6%), Amoxicillin/clavulanic acid (17,9%), Cefotaxime (7,1%), Colistin (3,6%), Nalidixic acid (3,6%).

Tại Thái Lan, Chaiwat Pulsrikarn et al. (2012), nghiên cứu serotype và tính kháng sinh của vi khuẩn Salmonella phân lập từ lợn và thịt lợn cho thấy 69% số chủng kháng lại Tetracycline, 50% số chủng kháng Ampicillin, 36% số chủng kháng Sulfamethoxazole-Trimethoprim, 31% kháng Streptomycin. Không có chủng nào kháng lại Amoxicillin/clavulanic acid, Norfloxacin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng kháng kháng sinh của một số vi khuẩn phân lập từ thịt lợn bán tại một số chợ thuộc quận long biên, hà nội (Trang 43 - 45)