Tình hình nhiễm khuẩn Salmonella từ thịt lợn tại các chợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng kháng kháng sinh của một số vi khuẩn phân lập từ thịt lợn bán tại một số chợ thuộc quận long biên, hà nội (Trang 56 - 58)

Việc phân lập và xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella trong thức ăn nói chung và các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm nói riêng là việc làm hết sức quan trọng. Theo quyết định số 46/2007/QĐ – BYT của Bộ Y tế và TCVN 7046:2009 tiêu chuẩn quốc gia về thịt tươi và yêu cầu kỹ thuật thì giới hạn tối đa Salmonella trong 25g thịt lợn là 0, tức là không có Salmonella bị nhiễm trong thịt.

Bảng 4.4. Kết quả kiểm tra tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella trong mẫu thịt lợn tại các chợ

STT Tên chợ kiểm tra Số mẫu không đạt Số mẫu Tỷ lệ %

1 Chợ Sài Đồng 10 3 30 2 Chợ Gia Lâm 10 2 20 3 Chợ Vũ Xuân Thiều 10 1 10 4 Chợ Ngọc Thụy 10 2 20 5 Chợ Diêm Gỗ 10 1 10 6 Chợ May 10 9 1 11,11 7 Chợ Lâm Du 9 0 0 Tổng số 68 10 14,71

Qua bảng 4.4 ta thấy: Trong số 68 mẫu thịt được kiểm tra thì có 10 mẫu (14,71%) cho thấy kết quả dương tính với Salmonella qua đó cho thấy tỉ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella tại các chợ là khá cao. Kết quả này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Võ Thị Bích Thủy và cs. (2002), nghiên cứu tình trạng ô nhiễm

Salmonella trong thực phẩm nguồn gốc dộng vật trên địa bàn Hà Nội cho thấy có

22/66 mẫu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh chiếm (33,33%) và cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Lại Thị Lan Hương, Vũ Đức Hạnh (2017), đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh vật trên thit ở một số cở giết mổ lợn tại thành phố Thanh Hóa, titnh Thanh Hóa cho thấy có 7/67 mẫu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh chiếm 10,45%.

Hình 4.2. Tình hình nhiễm vi khuẩn Salmonella

0 20 40 60 80 100 120 Chợ Sài

Đồng Chợ Gia Lâm Chợ Vũ Xuân Thiều

Chợ Ngọc

Thụy Chợ Diêm Gỗ Chợ May 10 Chợ Lâm Du

Tỷ lệ % mẫu đạt Tỷ lệ % mẫu không đạt

Qua hình 4.2 ta thấy: Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella trong thịt lợn tại các chợ là có sự khác nhau, cao nhất là chợ Sài Đồng (chiếm 30%), tiếp theo là chợ Gia Lâm, chợ Ngọc Thụy (chiếm 20%), chơ May 10 (11,11%), chợ Vũ Xuân Thiều, chợ Diêm Gỗ (10%)và thấp nhất là chợ Lâm Du (0%).

Hình 4.3. So sánh kết quả phân lập vi khuẩn E. coli và Salmonella từ các mẫu thịt được bày bán tại các chợ

Qua hình 4.3 ta thấy: khi so sánh tỷ lệ nhiễm của 2 vi khuẩn tỷ lệ nhiễm E. coli là cao hơn rất nhiều so với vi khuẩn Salmonella. Tỷ lệ này ở chợ Sài Đồng

là E. coli 80% và Salmonella 30%, chợ Gia Lâm là 60% và 20%, chợ Vũ Xuân

Thiều là 70% và 10%, chợ Ngọc Thụy là 60% và 20%, chợ Diêm Gỗ là 60% và 10%, chợ May 10 là 66,67% và 11.,11%, chợ Lâm Du là 55,56% và 0%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng kháng kháng sinh của một số vi khuẩn phân lập từ thịt lợn bán tại một số chợ thuộc quận long biên, hà nội (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)