2.1 .Tình hình ngộ độc thực phẩm
2.5. Những hiểu biết về thuốc kháng sinh
2.5.1. Khái niệm
Theo Bùi Thị Tho (2003), kháng sinh là những hợp chất đặc biệt do vi sinh vật, động vật và thực vật hay do người tổng hợp nên. Có tác dụng tiêu diệt, ức chế vi sinh vật với nồng độ rất thấp mà không gây độc cho người và vật chủ.
Thuốc kháng sinh được coi là một giải pháp cho loài người trong điều trị các bệnh do nhiễm vi khuẩn. Nhờ có thuốc kháng sinh mà có thể kiểm soát được nhiều dịch bệnh
2.5.2. Phân loại thuốc kháng sinh
2.5.2.1. Nhóm Beta – lactam
Các thuốc thuộc nhóm này, trong công thức phân tử có chứa nhóm Beta- lactamin. Liên kết này rất yếu và dễ bị bẻ gãy, lúc đó hoạt tính kháng sinh giảm. Nhóm này gồm có:
+ Penicilin thiên nhiên: Penicilin G, Penicilin O, Penicilin K, Penicilin V và Penicilin G có tác dụng chậm như: Quinine Penicilin, Procain Penicilin G…
+ Penicilin bán tổng hợp: Oxacillin, Cloxacillin, Ampicillin, Amoxicillin,… + Các Cephalosporin: Cephalosporin thiên nhiên và bán tổng hợp hay tổng hợp như Cephalothin, Cephaloridin, Cephacetril, Cephapirin…
2.5.2.2. Nhóm Aminnoglycosid
Các kháng sinh thường gặp ở nhóm này: Streptomycin, Gentamicin, Neomycin, Kanamycin…
2.5.2.3. Nhóm Chloramphenicol
Bao gồm: Chloramphenicol, Thiamphenicol,…
2.5.2.4. Nhóm Tetracycline
Gồm có các Tetracycline thiên nhiên, Oxytetracline, Chlotetracycline và các Tetracycline tổng hợp.
2.5.2.5. Nhóm Macrolid và đồng loại
Gồm có: Erythromycin, Oleandomycin, Lincomycin, Clindammycin, rifamicin, Spyramycin, Tylosin,…
2.5.2.6. Nhóm polypeptide
Các thuốc hay gặp: Bacitracin, Colistin, Polymycin,…
2.5.2.7. Nhóm thuốc hoá học trị liệu có cơ chế tác dụng kiểu bắt chước kháng sinh
+ Nhóm Sufamid và Nitrofurantoin
Các thuốc thuộc nhóm này được tổng hợp hoàn toàn, có tác dụng kìm khuẩn nhưng yếu hơn thuộc nhóm trên.
+ Nhóm Quinolon
Đây là kháng sinh hoàn toàn do con người tổng hợp nên, gồm 3 thế hệ. Các thuốc phổ biến như: Norfloxacin, Ofloxacin, Ciprofloxacin, Enrofloxacin,…
Để thuận tiện cho việc sử dụng và phối hợp kháng sinh, trong lâm sàng người ta chia kháng sinh ra làm hai nhóm: nhóm diệt khuẩn và nhóm kìm khuẩn. - Nhóm diệt khuẩn: một kháng sinh được coi là diệt khuẩn khi với nồng độ ức chế tối thiểu có khả năng làm cho các chủng vi khuẩn chỉ còn sống sót ít hơn 0,01% sau 24 giờ. Theo cách này, gia súc bị nhiễm khuẩn nặng bao giờ cũng chọn những kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn. Các kháng sinh thuộc nhóm này bao gồm: Penicillin,
Cephalosporin, Polymycin, Aminoglyciside, Trimethoprim-Sulfonamid.
- Nhóm kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn: Tetracycline, Chloramphenicol, Macrolid, Trimethoprim, Erythromycin, Sulphamid, Nitrofurantoin.
2.5.3. Cơ chế tác dụng của thuốc kháng sinh
2.5.3.1. Kháng sinh ức chế tổng hợp màng vách tế bào vi khuẩn
Chất kháng sinh ức chế tổng hợp mucopeptid ở vách tế bào vi khuẩn. Thuộc nhóm này gồm có các β-lactamin, cephalosporin… penicillin và các dẫn xuất β-lactamin có cấu trúc giống như chuỗi peptid do vi khuẩn tổng hợp nên để tạo màng tế bào. Do vậy, khi tổng hợp màng tế bào vi khuẩn, vi khuẩn tạo phức nhầm với các chất đó, phức hợp này bền vững và không hồi phục. Phản ứng xuyên mạch tạo màng bị cản trở.
Một số kháng sinh lại có tác dụng vào việc vận chuyển, trùng hợp mucopeptid. Chúng có tác dụng phá hoại chức năng màng nguyên sinh của tế bào vi khuẩn. Thuộc nhóm này có 30 chất, trong đó có: Polymicin B, Colistin, Bacitracin, Anbomycin, Vancomycin, Ristomycin.
2.5.3.2. Kháng sinh ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn
a. Kháng sinh làm tổng hợp protein bất thường
Đại diện nhóm này là Streptomycin, nó gây ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn ở mức ribosom. Thuốc gắn vào tiểu phần 30s của ribosom, qua đó làm đọc sai mã di truyền, dẫn đến việc tổng hợp tích luỹ những polypeptid sai lạc. Thuốc có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn.
b. Kháng sinh phong bế tổng hợp protein
Đại diện nhóm này là Chloramphenicol, thuốc gắn với tiểu phần 50s, 70s của ribosom trong tế bào, ngăn cản mạch peptid kéo dài, Chloramphenicol làm quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn bị đình trệ ngay. Các thuốc thuộc nhóm Tetracycline lại gây ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn bằng cách ngăn cả hai tiểu phần 30s, 50s của ribosom.