Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm E Coli và Salmonella Trong thịt lợn tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng kháng kháng sinh của một số vi khuẩn phân lập từ thịt lợn bán tại một số chợ thuộc quận long biên, hà nội (Trang 54 - 56)

TRONG THỊT LỢN TẠI MỘT SỐ CHỢ THUỘC QUẬN LONG BIÊN 4.2.1.Tình hình nhiễm vi khuẩn E. coli ở thịt lợn tại các chợ

Chúng tôi tiến hành lấy 68 mẫu thịt lợn tại các chợ như : Chợ Sài Đồng (10 mẫu), chợ Gia Lâm (10 mẫu), chợ Vủ Xuân Thiều (10 mẫu), chợ thương mại Ngọc Thụy (10 mẫu), chợ Diêm Gỗ ( 10 mẫu), chợ May 10 (9 mẫu), chợ Lâm Du ( 9 mẫu) để xác định số lượng vi khuẩn E. coli/1g thịt. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli được trình bày trong bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả kiểm tra vi khuẩn E. coli trong các mẫu thịt lợn được lấy tại các chợ

STT Tên chợ Số mẫu kiểm tra Số Mẫu dương tính Tỷ lệ (%) Không đạt Số mẫu Tỷ lệ (%) TCVS 1 Chợ Sài Đồng 10 8 80 4 40 ≤102 CFU/g 2 Chợ Gia Lâm 10 6 60 5 50 3 Chợ Vũ Xuân Thiều 10 7 70 4 40 4 Chợ Ngọc Thụy 10 6 60 4 40 5 Chợ Diêm Gỗ 10 6 60 2 20 6 Chợ May 10 9 6 66,67 1 11,11 7 Chợ Lâm Du 9 5 55,56 1 11,11 Tổng số 68 44 64,71 21 30,88

Ghi chú: TCVS: Tiêu chuẩn vệ sinh

Qua bảng 4.3 ta thấy: trong số 68 mẫu thịt được kiểm tra thì có 44 mẫu (64,71%) cho kết quả dương tính với E. coli, tỉ lệ nhiễm vi khuẩn E. coli tại các

chợ là khá cao. Điều đó phản ánh tình trạng vệ sinh tại các cơ sở giết mổ, các chợ cũng như vệ sinh vận chuyển còn kém. Tình trạng trên ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh thịt.

Trong 44 mẫu dương tính với vi khuẩn E. coli thì có 21 mẫu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh (> 102 CFU/g) và 23 mẫu đạt tiêu chuẩn vệ sinh (≤102 CFU/g).

(chiếm 30,88%) không đạt tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm, có 47 mẫu (chiếm 69,12%) đạt tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm. Qua đó cho thấy tỷ lệ nhiễm E. coli là khá cao so với chỉ tiêu cho phép, rất dễ gây ngộ độc thực phẩm cho

người tiêu dùng.

So sánh kết quả nghiên cứu này với các kết quả của một số tác giả đã nghiên cứu trước đó, kết quả nhiễm vi khuẩn E. coli trong nghiên cứu này thấp

hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuyên (2017), đánh giá mức độ ô nhiễm vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh thực phẩm, đặc điểm sinh học của vi khuẩn E. coli trong thịt lợn tại tỉnh Điện Biên cho thấy có đến 68/90 mẫu thịt lợn nhiễm E. coli, chiếm tỷ lệ khoảng 75,56%, với 38 mẫu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh chiếm 42,22%, và cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Lại Thị Lan Hương và Vũ Đức Hạnh (2017), đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh vật trên thịt ở một số cơ sở giết mổ lợn tại thành phố Thanh Hóa cho thấy có 20/67 mẫu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh chiếm 29,85%, 70,15% số mẫu đạt tiêu chuẩn về giới hạn nhiễm E. coli.

Tỷ lệ (%) số mẫu dương tính và số mẫu không đạt TCVS giữa các chợ được thể hiện ở hình 4.1.

Hình 4.1. Tỷ lệ % số mẫu dương tính với vi khuẩn E. coli và số mẫu không đạt TCVS tại các chợ

0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 Chợ Sài

Đồng Chợ Gia Lâm Chợ Vũ Xuân Thiều

Chợ Ngọc

Thụy Diêm GỗChợ Chợ May 10 Chợ Lâm Du

Tỷ lệ mẫu dương tính với vk E.coli Tỷ lệ mẫu không đạt

Qua hình 4.1 ta thấy: Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn E. coli trong thịt lợn tại các chợ là có sự khác nhau, cao nhất là chợ Sài Đồng (80%), tiếp theo là chợ Vũ Xuân Thiều (70%), chợ May 10 (66,67%), chợ Gia Lâm, chợ Ngọc Thụy và chợ Diêm Gỗ (60%) và thấp nhất là chợ Lâm Du (55,56%), điều đó cho thấy điều kiện vệ sinh môi trường và các dụng cụ bày bán thịt lợn ở các chợ là khác nhau.

Tỷ lệ các mẫu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cao nhất là chợ Gia Lâm (50%) tiếp theo là chợ sài Đồng, chợ Vũ Xuân Thiều, chợ Ngọc Thụy (40%) và thấp nhất là chợ May 10, chợ Lâm Du (11,11%). Nguyên nhân dẫn tới việc thịt ở các chợ có tỷ lệ nhiễm vi sinh cao là do tình trạng vệ sinh các lò giết mổ, .quá trình vận chuyển, điều kiện vệ sinh tại các chợ, phương pháp làm lòng lấy phủ tạng không đúng nên làm tăng nhiễm khuẩn E. coli vào thịt lợn.

Một số chợ như: Chợ Sài Đồng, chợ Gia Lâm, chợ Vũ Xuân Thiều, chợ Ngọc Thụy có quy mô buôn bán khá lớn, người mua bán chủ yếu là nhân dân, mặt khác ở các chợ này đều có điểm giết mổ gia cầm làm ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm không khí, thịt được lấy từ các cơ sở giết mổ chỉ mang tính nhỏ lẻ, thủ công nên quá trình giết mổ, vệ sinh trước giết mổ, lấy lòng và phủ tạng chưa đúng cách làm xâm nhiễm vi khuẩn vào thân thịt gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của thực phẩm.

Để ngăn chặn và hạn chế sự lây nhiễm vi khuẩn E. coli với số lượng lớn vào thịt, tránh gây ngộ độc thực phẩm thì trong quá trình giết mổ phải thực hiện đúng quy trình giết mổ, thu gom và xử lý chất thả, thường xuyên vệ sinh nguồn nước và dụng cụ. Các quầy bán thịt ở chợ phải đảm bảo những quy định về vệ sinh dụng cụ bày bán, dụng cụ bảo hộ và tình hình sức khoẻ của người bán thịt cũng như tham gia các lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm nguồn gốc động vật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng kháng kháng sinh của một số vi khuẩn phân lập từ thịt lợn bán tại một số chợ thuộc quận long biên, hà nội (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)