.2 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự hài lòng của sinh viên và giảng viên khoa quản trị kinh doanh và khoa công nghệ thông tin đối với công tác tổ chức đào tạo tại trường đại học quốc tế ĐHQG HCM (Trang 40 - 42)

Khoa QTKD Khoa CNTT Tổng

Sinh viên năm thứ I 168 44 212

Sinh viên năm thứ II 97 35 132

Sinh viên năm thứ III 82 46 128

Sinh viên năm thứ IV 78 38 116

Tổng 425 (256 nữ; 169 nam) 163 (61 nữ; 102 nam) 588 (317 nữ; 271 nam) Khoa QTKD Khoa CNTT Tổng Giảng viên 22 11 33

Toàn bộ dữ liệu thu được sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS 11.5.

2.1.2.2 Nghiên cứu định tính

Trong nghiên cứu này, phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng như là công cụ thu thập thông tin bổ trợ cho phương pháp định lượng. Các cuộc phỏng vấn sẽ chủ yếu tập trung tìm hiểu về sự hài lòng của giảng viên và sinh viên khoa Quản trị kinh doanh, khoa Công nghệ thông tin thông qua các câu

hỏi nằm trong phần phụ của phiếu khảo sát chính thức. Nội dung các câu hỏi đó là:

1. Đối với công tác tuyển sinh, bạn có ý kiến đóng góp gì nhằm cải thiện công việc này?

2. Đối với hoạt động tổ chức lớp học, bạn có ý kiến đóng góp gì nhằm cải thiện công việc này?

3. Đối với hoạt động tổ chức kiểm tra, thi, bạn có ý kiến đóng góp gì nhằm cải thiện công việc này?

4. Đối với hoạt động tổ chức giảng dạy, bạn có ý kiến đóng góp gì nhằm cải thiện công việc này?

5. Đối với hoạt động quản lý sinh viên, bạn có ý kiến đóng góp gì nhằm cải thiện công việc này?

6. Đối với hoạt động quản lý sinh viên, bạn có ý kiến đóng góp gì nhằm cải thiện công việc này?

7. Theo bạn, nhà trường cần ưu tiên cải tiến những gì nhằm nâng cao chất lượng đào tạo?

Tiến hành nghiên cứu định tính bằng cách chọn bất kỳ 12 sinh viên các khóa 2008, 2009, 2010, 2011 (mỗi khóa chọn 3 sinh viên) thuộc các chuyên ngành khác nhau trong khoa Quản trị Kinh doanh và Khoa Công nghệ thông tin để phỏng vấn. Ngoài ra nghiên cứu còn có 5 cuộc phỏng vấn với giảng viên thuộc hai khoa trên.

2.2 Thiết kế công cụ khảo sát (bảng hỏi) 2.2.1 Thang đo

Một trong những hình thức đo lường các khái niệm trừu tượng được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu kinh tế xã hội là thang đo do Rennis Likert (1932) giới thiệu. Likert đã đưa ra loại thang đo năm mức độ phổ biến. Thang đo 5 mức độ có thể trở thành 3 hoặc 7 mức độ và đồng ý hay không đồng ý, cũng có thể trở thành chấp nhận hay không chấp nhận, có thiện ý hay phản đối nhưng quy tắc là như nhau. Tất cả đều được gọi là thang đo Likert (Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Thang Likert 5 điểm thường được dùng trong nghiên cứu này (xem bảng 2.3):

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự hài lòng của sinh viên và giảng viên khoa quản trị kinh doanh và khoa công nghệ thông tin đối với công tác tổ chức đào tạo tại trường đại học quốc tế ĐHQG HCM (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)