CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.2 Thiết kế nghiên công cụ khảo sát (bảng hỏi)
2.2.3.2 Đánh giá thang đo trong nghiên cứu chính thức
Hệ số tin cậy Cronbach alpha
Kết quả bảng 2.6 cho thấy tất cả các thang đo đều đạt yêu cầu về hệ số tin cậy Cronbach alpha từ 0.60 trở lên (xem phụ lục 4). Các hệ số tương quan biến tổng (item total corelation) của các biến đều lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 0.30. Vì vậy các biến này đều được sử dụng cho phân tích nhân tố khám phá EFA (exploratory factor analysis) tiếp theo.
Bảng 2.6 Hệ số Cronbach Alpha trong nghiên cứu chính thức
STT Cấu trúc Hệ số Cronbach
Alpha
Số lượng câu hỏi
1 Công tác tuyển sinh 0.7731 5
2 Tổ chức lớp học 0.7207 6
3 Tổ chức giảng dạy 0.6860 5
4 Tổ chức kiểm tra, thi 0.7289 10
5 Quản lý sinh viên 0.7452 7
6 Hỗ trợ sinh viên 0.6309 7
Phân tích nhân tố khám phá (EFA – exploratory factor analysis)
Theo Hair & ctg (1998, 111), Factor loading (hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo ý nghĩa thiết thực của EFA:
Factor loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu; Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng;
Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn.
Phương pháp trích yếu tố Principal Component Analysis với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue là 1 được sử dụng cho phân tích nhân tố với 40 biến quan sát.
Kết quả kiểm định Bartlett's (Phụ lục 3) cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (Sig. = 0.000) và hệ số KMO = 0.705 chứng tỏ sự thích hợp của EFA
Giá trị Eigenvalue = 1.003, 40 biến quan sát được nhóm lại thành 13 nhân tố. Tổng phương sai trích là 53.732 cho biết 13 nhân tố này giải thích được 53.732% biến thiên của các biến quan sát.
Ma trận nhân tố đã xoay trong kết quả EFA lần 1 ta thấy các trọng số nhân tố đều đạt mức tối thiểu, đa số các nhân tố có ý nghĩa thiết thực và được chia ra thành 13 nhân tố theo bảng 2.7:
Bảng 2.7 Ma trận nhân tố đã xoay trong kết quả EFA lần 1 Component 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 CAU28 .672 CAU31 .648 CAU27 .577 CAU32 .573 CAU29 .538 CAU33 .522 CAU30 .379 CAU2 .671 CAU3 .664 CAU1 .664 CAU4 .644 CAU5 .569 CAU14 .666 CAU12 .662 CAU13 .604 CAU15 .582 CAU16 .575 CAU34 .704 CAU35 .612 CAU36 .504 CAU38 .472 CAU40 .709 CAU37 .627 CAU39 .597 CAU24 .661 CAU23 .630 CAU22 .421 CAU6 .765 CAU7 .685 CAU17 .766 CAU18 .580 CAU9 .671 CAU11 .632 CAU8 .491 CAU19 .659 CAU21 .488 CAU26 .680 CAU25 .495 CAU10 .695 CAU20 .709
Các điều kiện trên thỏa mãn, chứng tỏ phân tích nhân tố khám phá EFA là phù hợp với dữ liệu.
Theo kết quả trình bày trên ta có 13 nhân tố được rút ra như sau:
Nhân tố thứ 1 gồm có 7 biến quan sát
Câu 27 Sự quan tâm của giáo viên chủ nhiệm đối với lớp Câu 28 CVHT tổ chức họp lớp định kỳ
Câu 29 Phổ biến về chương trình đào tạo Câu 30 Lưu trữ hồ sơ sinh viên
Câu 31 Tổ chức các buổi seminar cho sinh viên tham dự
Câu 32 Tổ chức các cuộc thi chuyên ngành cho sinh viên tham dự Câu 33 Tổ chức các hoạt động vui chơi, thể thao
Các biến thuộc nhân tố này tập trung đến hoạt động quản lý sinh viên, sự quan tâm của giáo viên chủ nhiệm đối với sinh viên, phổ biến về chương trình đào tạo để giúp các em sắp xếp chương trình học của mình. Bên cạnh đó, sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt chuyên môn cũng như hoạt động ngoại khóa cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến việc học của sinh viên. Do đó, ta có thể đặt tên cho nhân tố thứ 1 này là “Sự hài lòng của sinh viên đối với công tác tổ chức đào tạo”
Nhân tố thứ 2 có
Câu 1 Hoạt động tư vấn tuyển sinh
Câu 2 Tổ chức coi thi trong đợt tuyển sinh Câu 3 Thông báo kết quả thi tuyển
Câu 4 Hướng dẫn sinh viên về thủ tục nhập học Câu 5 Sinh hoạt chính trị đầu khóa
Các biến liên quan đến nhân tố thứ 2 gồm các hoạt động trong công tác tuyển sinh như nhóm câu hỏi đầu tiên trong phiếu hỏi. Ta có thể đặt tên cho nhân tố thứ 2 này là “Tuyển sinh”
Nhân tố thứ 3 có
Câu 12 Đội ngũ cán bộ giảng dạy
Câu 13 Thông tin cho SV về việc điều chỉnh lịch học Câu 14 Giảng dạy theo thời khóa biểu
Câu 15 Hướng dẫn ngoài giờ lên lớp của giảng viên Câu 16 Tổ chức học bù khi cần thiết
Các biến trong nhóm này liên quan đến việc tổ chức giảng dạy cho sinh viên, thuộc nhóm câu hỏi thứ 3 trong phiếu khảo sát. Ta có thể đặt tên cho nhân tố thứ 3 này là “Giảng dạy”
Nhân tố thứ 4 có
Câu 34 Tư vấn cho sinh viên về cách ứng xử trong cuộc sống. Câu 35 Giải đáp các thắc mắc liên quan đến chương trình đào tạo Câu 36 Hướng dẫn đăng ký môn học qua mạng
Câu 38 Duyệt phiếu đăng ký môn học cho sinh viên
Các biến trong nhóm này liên quan đến việc tư vấn rèn luyện cá nhân cho sinh viên và hướng dẫn sinh viên tự chủ động trong việc sắp xếp lịch học cũng như đăng ký môn học. Ta có thể đặt tên cho nhân tố này là “Quản lý sinh viên”
Nhân tố thứ 5 có
Câu 37 Tư vấn cho sinh viên trong việc lập kế hoạch học tập Câu 39 Giải quyết yêu cầu của SV
Câu 40 Thái độ hỗ trợ của nhân viên khoa
Nhân tố thứ 5 gồm các biến quan sát thuộc về mặt hỗ trợ sinh viên trong lập kế hoạch học tập và giải quyết các yêu cầu của sinh viên. Do đó, ta có thể đặt tên cho nhân tố này là “Hỗ trợ sinh viên”
Nhân tố thứ 6 có
Câu 22 Bảo quản đề thi
Câu 23 Cơ sở vật chất cho kỳ thi (phòng thi, giấy thi) Câu 24 Công bố kết quả thi
Nhân tố này liên quan đến việc chuẩn bị về mặt vật chất cho các kỳ thi của sinh viên cũng như thông báo về điểm thi. Do đó, ta có thể đặt tên cho nhân tố này là “Hoạt động chuẩn bị cho kỳ thi và công bố kết quả thi”.
Nhân tố thứ 7 có
Câu 6 Cung cấp thông tin liên quan đến đăng ký môn học Câu 7 Quy trình đăng ký môn học qua mạng
Các biến trong nhóm này liên quan đến việc đăng ký môn học mà sinh viên sẽ tự thực hiện như việc nắm thống tin và thực hiện quy trình đăng ký môn học cho mình. Ta có thể đặt tên cho nhân tố 7 này là “Đăng ký môn học”.
Nhân tố thứ 8 có
Câu 17 Cách thức đánh giá SV trong mỗi môn học
Câu 18 Điều kiện tham dự kiểm tra và thi kết thúc môn học
Nhân tố này gồm 2 biến liên quan đến hình thức kiểm tra, đánh giá mà sinh viên được tham gia trong từng khóa học. Ta có thể đặt tên cho nhân tố 8 này là “kiểm tra, đánh giá”
Nhân tố thứ 9 có
Câu 8 Công bố thời khóa biểu Câu 9 Trang thiết bị phòng học
Câu 11 Khảo sát ý kiến sinh viên cuối môn học
Nhân tố này liên quan đến các hoạt động nhà trường chuẩn bị cho sinh viên khi tham gia học kỳ mới. Nhân tố thứ 7 và nhân tố thứ 9 cùng thuộc về hoạt động tổ chức lớp học theo quy chế học chế tín chỉ của trường.
Nhân tố thứ 10 có
Câu 19 Sắp xếp lịch thi
Câu 21 Cán bộ coi thi
Các biến trong nhân tố này liên quan đến công tác thi cử về việc sắp xếp lịch thi và phân công cán bộ coi thi. Ta có thể đặt tên cho nhân tố 10 này là “triển khai công tác thi cử”.
Nhân tố thứ 11 có
Câu 25 Quản lý điểm số
Câu 26 Quy trình chấm phúc khảo
Các biến trong nhóm này liên quan đến việc quản lý điểm số của sinh viên. Trong đó quy trình chấm phúc khảo là một hoạt động lien quan đến quy trình quản lý điểm. Từ đó, ta đặt tên cho nhân tố 11 này liên quan đến “Quản lý điểm số”.
Nhân tố thứ 12 có
Câu 10 Sắp xếp lớp học phù hợp với số lượng sinh viên
Nhân tố này chỉ có 1 biến liên quan đến việc sắp xếp phòng học phù hợp với số lượng sinh viên đăng ký môn học. Biến này có thể được ghép chung trong nhân tố 9 và nhân tố thứ 7 là “Tổ chức lớp học”.
Nhân tố thứ 13 có
Câu 20 Phổ biến lịch thi
Biến này liên quan đến việc thông tin cho sinh viên về lịch thi. Ta có thể đặt tên cho nhân tố 13 này là “thông tin thi cử”. Nhân tố thứ 6 và nhân tố thứ 11 có thể kết hợp chung với nhân tố này thành nhân tố về “kiểm tra, đánh giá”.