PHẦN I MỞ ĐẦU
PHẦN II : NỘI DUNG
1.3. Dân tộc, Dân tộc thiểu số
1.3.1. Khái niệm
1.3.1.1. Khái niệm dân tộc
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin/P3.VII.3: “Dân tộc là cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng và những nét văn hóa đặc thù; xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc; kế thừa, phát triển cao hơn những nhân tố tộc người ở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác tộc người của dân cư cộng đồng đó”[9].
Tại hội nghị tập huấn “Vai trò của Đại biểu hội đồng nhân dân với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương” Th.S Phạm Trọng Cường đưa ra khái niệm về dân tộc như sau: “Dân tộc” được hiểu là “tộc người”. Với nghĩa này, dân tộc là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng người có các đặc trưng cơ bản về ngôn ngữ, văn hóa và ý thức tự giác về cộng đồng có tính bền vững qua sự phát triển lâu dài của lịch sử [3,tr.2]. Ví dụ: dân tộc Dao, Thái, Tày, H Mông, Mường,...
Hiểu theo nghĩa này, kết cấu dân cư của một quốc gia có thể bao gồm nhiều dân tộc (tộc người) khác nhau, trong đó có những dân tộc chiếm đa số trong thành phần dân cư và có những dân tộc thiểu số.
1.3.1.2. Khái niệm dân tộc thiểu số
Theo Điều 4 của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/1/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc.
“Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
“Dân tộc đa số” là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng số dân của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia.
Như vậy, ở Việt Nam, trừ dân tộc Kinh, các dân tộc còn lại đều là dân tộc thiểu số. Thiểu số ở đây là so sánh trên phạm vi trong lãnh thổ của một quốc gia.
1.3.2. Đặc điểm dân tộc thiểu số ở Việt Nam
Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số và 53 dân tộc còn lại là thiểu số. Các dân tộ thiểu số ở nước ta sinh sống trên địa bàn chiếm 3/4 diện tích tự nhiên.
Một là, các dân tộc có quy mô dân số khác nhau, sống xen kẽ nhau. Các dân tộc thiểu số ở nước ta có quy mô dân số không đồng đều và cư trú xen kẽ nhau, không có dân tộc nào ở vùng lãnh thổ riêng.
Hai là, các dân tộc ở nước ta có truyền thống gắn bó lâu đời, trên cơ sở địa vị pháp lý bình đẳng giữa các dân tộc, tạo nên một cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất.
Ba là, phần lớn các dân tộc thiểu số ở nước ta cư trú trên một địa bàn rộng lớn, ở khu vực miền núi, biên giới có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng và môi trường sinh thái.
Bốn là, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số không đồng đều. Một số dân tộc đã phát triển kinh tế - xã hội tương đối cao, nhưng nhiều dân tộc vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, chậm phát triển.
Năm là, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự phong phú của nền văn hóa Việt Nam. Do đó, nền văn hóa Việt Nam, với sự hợp thành của 54 bản sắc văn hóa dân tộc, vừa có tính đa dạng, vừa có tính thống nhất.
1.3.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc thiểu số
Tư tưởng chỉ đạo cơ bản, xuyên suốt trong quan điểm, chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay được Đảng ta khẳng định là: “Thực hiện bình đẳng, đoàn kết tương trợ” giữa các dân tộc.
Để thực hiện tư tưởng chỉ đạo đó cần nắm vững các quan điểm cơ bản sau: Một là, vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam.
Hai là, các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc.
Ba là, “phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh - quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi” gắn tăng cường phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện chính sách dân tộc; quan tâm phát triển, bồi dưỡng nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trong sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất.
Bốn là, ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi; khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái, phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường sự hỗ trợ của Trung ương và sự tương trợ, sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước.
Năm là, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của toàn bộ hệ thống chính trị.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
- Trên cơ sở xem xét và phân tích các khái niệm công cụ, cơ sở lý luận cho đề tài an sinh xã hội, công tác xã hội và dân tộc thiểu số giúp người nghiên cứu có cái nhìn về cơ sở nền tảng của các vấn đề cần tiếp cận và nghiên cứu trong đề tài. Việc tìm hiểu và đề ra cơ sở pháp lý cho đề tài là rất cần thiết và quan trọng, đó là nền tảng cho việc thực hiện các công việc trong chương hai, ba. Hơn nữa, việc triển khai và đưa ra các khái niệm công cụ, vấn đề trong đề tài sẽ giúp tác giả cũng như người đọc hiểu được những kiến thức chung nhất, chính xác nhất về các vấn đề cần nghiên cứu trong đề tài.
- Nghiên cứu an sinh xã hội, người nghiên cứu sẽ hiểu hơn về các hợp phần của an sinh xã hội, từ đó biết được vai trò của Công tác xã hội trong đảm bảo an sinh xã hội sẽ thực hiện ra sao, đặc biệt đảm bảo an sinh xã hội cho nhóm đồng bào dân tộc thiểu số.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI HUYỆN TÂN SƠN,
TỈNH PHÚ THỌ 2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu