Đánh giá các chính sách an sinh xã hội đối với nhóm DTTS tại huyện Tân

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ người dân tộc thiểu số tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 47)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN II : NỘI DUNG

2.3. Đánh giá các chính sách an sinh xã hội đối với nhóm DTTS tại huyện Tân

Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

2.3.1. Về mặt tích cực

Các chính sách đã tạo nên sự thay đổi tích cực trên các lĩnh vực đời sồng kinh tế, xã hội, văn hóa, tinh thần của đồng bào DTTS tại huyện Tân Sơn.

Về kinh tế: Trước đây khi chưa thực hiện chính sách, đời sống kinh tế của người dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, nhiều hộ nghèo. Sau khi thực hiện các chính sách khuyến nông, hỗ trợ đào tạo nghề, việc làm, tập huấn kỹ thuật nuôi trồng, làm cho năng suất cao hơn trước, người dân phấn khởi làm

ăn, một số người thất nghiệp khi qua các trường, lớp đào tạo nghề hiện nay đã có việc làm ổn định. Chính quyền huyện thực hiện chính sách khuyến nông, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng khiến cho sản phẩm nông nghiệp tăng vọt cả về số lượng và chất lượng, người DTTS có thể đem bán, thậm chí có cả ô tô vào nhập hàng. Kinh tế người DTTS chủ yếu phụ thuộc vào các sản phẩm nông nghiệp, khi sản phẩm nông nghiệp thì kinh tế tăng. Nguồn kinh tế tăng giúp đồng bào DTTS có kinh phí để chi trả cho các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, có đủ khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội.

Về giáo dục: Tỷ lệ học sinh người DTTS tham gia vào học tập cao hơn trước vì đã được hỗ trợ chi phí học tập, được Nhà nước quan tâm, tặng quà vào dịp Lễ, Tết nên ít học sinh bỏ học giữa chừng như trước đây. Các hộ gia đình DTTS có con em theo học cac trường Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học luôn được sự quan tâm, hỗ trợ học tập từ Nhà nước.

Về y tế: Đến năm 2017, hầu hết các hộ gia đình DTTS nghèo và cận nghèo đã được cấp thẻ BHYT, khi ốm đau người DTTS đã biết tới trạm y tế để khám chữa bệnh và được cấp, phát thuốc miễn phí. Các dịch bệnh và mức độ lây lan đã giảm đáng kể so với trước đây. Các chính sách về BHYT đã khích lệ người dân tích cực tham gia khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế thay vì ở nhà cúng bái.

Về nước sạch và nhà ở: Một số hộ gia đình DTTS nghèo có nhà ở ẩm thấp, dột nát đã được chính quyền địa phương cùng các tổ chức đoàn thể và người dân giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà mới. Hệ thống nước sạch đã về tới khắp các gia đình người DTTS, họ được sử dụng nguồn nước sạch nên những bệnh về tiêu hóa đã giảm so với trước đây.

Về văn hóa, xã hội: Các chính sách an sinh xã hội đã bước đầu đem lại sự thay đổi về kinh tế trong các hộ gia đình người dân tộc thiểu số. Khi có được điều kiện kinh tế, họ sẽ an tâm thực hành văn hóa của mình, các thủ tục, nghi lễ, phong tục của người DTTS ít nhiều cũng cần đến những hỗ trợ về mặt kinh tế. Họ sẽ có cơ hội quảng bá nền văn hóa đậm đà bản sắc của mình tới các dân tộc khác trên địa bàn trong các dịp lễ hội. Đặc biệt, mọi người dân

được hỗ trợ về thông tin, pháp lý luôn tích cực thực hiện và tuyên truyền mọi người thực hiện theo pháp luật.

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

Một là, chính sách quá nhiều, chồng chéo về nội dung và trùng lặp về địa bàn, đối tượng thụ hưởng dẫn đến cùng địa bàn và đối tượng thụ hưởng nhưng mức hỗ trợ một số chính sách khác nhau gây khó khăn trong việc thực hiện và đánh giá hiệu quả (như chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ giáo dục...).

Hai là, các chính sách chỉ giải quyết được vấn đề trước mắt, đáp ứng nhu cầu cho đối tượng và chưa khơi dậy được tiềm năng của người DTTS. Các chính sách thường chỉ là hỗ trợ, giải quyết tình thế, chưa phải là đầu tư phát triển để khai thác các thế mạnh vùng DTTS, miền núi. Chưa có chính sách khuyến khích đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững, còn có một số chính sách nặng về cho không. Các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS nghèo mới chỉ tính đến việc hỗ trợ ngắn hạn như: hỗ trợ cấp đất ở và đất sản xuất, hỗ trợ cấp kinh phí xây dựng và sửa chữa nhà ở, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạn tầng ... mà chưa tính đến những hỗ trợ lâu dài để người dân có thể ổn định đời sống như: khuyến nông, thông tin thị trường. Chính sách hỗ trợ giao khoán chăm sóc, bảo vệ rừng và phát triển rừng sản xuất đã bước đầu tạo ra những chuyển biến nhất định về thu nhập và đời sống cho đồng bào nhưng chưa khai thác hết tài nguyên đất và rừng và hưởng lợi thích đáng từ sinh kế lâm nghiệp. Trong khi đó, hiệu quả sử dụng vốn vay của đồng bào DTTS chưa hiệu quả do chưa có sự gắn kết, đẩy mạnh công tác phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông lâm ngư...

Ba là, một số chính sách thiết kế chưa phù hợp với thực tế nên không thể thực hiện được, không đạt mục tiêu đề ra như: Các chính sách hỗ trợ đất sản xuất đã không tính toán đầy đủ giữa nhu cầu cần hỗ trợ và quỹ đất có trong thực tế, dẫn đến không thể giải quyết được nhu cầu về đất sản xuất cho một số hộ như mục tiêu của các chính sách đặt ra; Việc triển khai chính sách

hỗ trợ phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi gia súc lớn chưa hiệu quả, quy mô hỗ trợ nhỏ, lẻ (mỗi hộ được hỗ trợ 1lần, 1 con), chất lượng con giống, phòng dịch chưa được quan tâm đúng mức, cách chăm sóc (dành một lao động chăm sóc, chăn thả), định mức hỗ trợ thấp về trồng cỏ, chuồng trại ... cũng khiến cho chính sách không phát huy hiệu quả; Chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện được thiết kế chủ yếu dành cho lao động nông thôn, lao động phi chính thức nhưng thực tế rất ít người tham gia, nhất là người DTTS, nguyên nhân chủ yếu là do thiết kế chính sách phù hợp với mức đóng còn cao so với mặt bằng thu nhập chung, phần lớn không đủ khả năng tài chính để tham gia, trong khi hiện vẫn chưa có chính sách hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; Chương trình nước sạch đối với đồng bào DTTS tại vùng núi chưa phát huy được hiệu quả do không đủ nước sạch cung cấp theo thiết kế, chất lượng nước không đảm bảo, công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa công trình chưa thường xuyên.

Bốn là, các chính sách chưa chú trọng đến đặc thù của đồng bào dân tộc thiểu số: Chính sách về hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào DTTS không phát huy được hiệu quả do chưa xem xét đầy đủ trình độ phát triển, đặc điểm sinh kế, cư trú, quản lý đất đai giữa các nhóm dân tộc cũng như giữa các dân tộc sống ở vùng miền khác nhau. Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn một số quy định, định mức về hỗ trợ (tiền ăn, tiền đi lại...) chưa phù hợp với vùng miền núi địa bàn rộng, xa xôi, đi lại khó khăn, nội dung chương trình đào tạo nghề còn nặng về lý thuyết, chưa thực sự phù hợp với trình độ nhận thức của lao động DTTS; Chính sách hỗ trợ sản xuất từ khâu tập huấn đến xây dựng mô hình, hỗ trợ giống, phân bón, thuốc trừ sâu nhưng đa số chưa phù hợp với trình độ dân trí và điều kiện tự nhiên vùng DTTS; Chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng đối với đồng bào DTTS chưa được đồng bào hưởng ứng do tâm lý sợ xa nhà, mặc cảm, tự ti vì trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, tác phong công nghiệp kém nên nhiều lao động DTTS chưa đáp ứng được yêu cầu của các thị trường lao động nước ngoài.

Năm là, công tác quản lý còn nhiều bất cập, thiếu sự phối hợp giữa các bên thực thi chính sách: Chồng chéo trong quản lý, thiếu sự phối hợp trong thực hiện chính sách ASXH đối với đồng bào DTTS. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn còn chậm nên công tác thực hiện chính sách còn gặp khó khăn, trong thực hiện thường phải bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.

Sáu là, thực thi chính sách thiếu minh bạch: Việc thực hiện một số chính sách còn có sai phạm như thực thi chính sách không minh bạch, công tác điều tra, rà soát, tổng hợp đối tượng thụ hưởng chính sách còn thiếu chính xác. Công tác chi trả, hỗ trợ đôi lúc còn chưa kịp thời, chưa phù hợp.

Bảy là, xây dựng chính sách chưa phù hợp với thực tế: Việc xây dựng các chính sách còn mang tính nhiệm kỳ, ngắn hạn, đề ra mục tiêu lớn nhưng thời gian và nguồn lực không tương xứng, bố trí dàn trải, chưa chủ động, chưa đảm bảo cho các mục tiêu và kế hoạch đã được phê duyệt. Mức hỗ trợ của nhiều chính sách còn thấp nên hiệu quả, tác động của chính sách chưa cao.

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong thực hiện chính sách an sinh xã hội tại huyện Tân Sơn an sinh xã hội tại huyện Tân Sơn

2.3.3.1. Nhóm nguyên nhân do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội

Tân Sơn là huyện miền núi chủ yếu là các dân tộc ít người sinh sống, đời sống đại bộ phận nhân dân còn khó khăn, diện tích đất chủ yếu là đồi núi, tỷ lệ hộ nghèo tương đối cao, trình độ dân trí còn thấp. Đất đai khó cho người dân thực hiện canh tác trong khi bản thân người dân còn thiếu trình độ kỹ thuật canh tác.

Địa bàn huyện thường xuyên có bão lũ, sạt lở đất, nắng nóng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sản xuất của người dân. Địa hình phức tạp ảnh hưởng đến giao thông, thông tin liên lạc trong các xã của huyện nhất là vào mùa mưa. Việc đầu tư cho xây dựng các công trình giao thông khá tốn kém cả về thời gian và vốn trong khi kinh phí có hạn.

Người dân chủ yếu là các dân tộc ít người, trình độ kỹ thuật thấp, phong tục tập quán lạc hậu thô sơ, tỷ lệ hộ nghèo cao, chủ yếu là các gia đình

DTTS trên địa bàn huyện. Vùng DTTS còn nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí thấp, kinh tế chậm phát triển, xa các trung tâm phát triển nên khó thu hút đầu tư, định mức đầu tư cao... Ở địa phương còn gặp nhiều khó khăn trong chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm...

Nền kinh tế còn nhiều khó khăn: Lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao so với các ngành khác, trên địa bàn xã với diện tích lớn nhiều đồng ruộng và rừng với nhiều dân tộc chủ yếu là người dân ở nông thôn tập trung phát triển trồng trọt nông nghiệp, trồng rừng và chăn thả gia súc, gia cầm. Chính sách địa phương chú trọng phát triển đầu tư nông nghiệp, chưa phát triển mạnh về công nghiệp vì với địa hình tài nguyên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

2.3.3.2. Do cơ chế chính sách chậm đổi mới và thiếu đồng bộ

Để thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, việc xóa bỏ chế độ bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường là cần thiết. Song với cơ chế mới nhiều chính sách kinh tế - xã hội còn thiếu và chưa đồng bộ. Trong đó có chính sách đầu tư phát triển, đặc biệt là đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.

Các chính sách xã hội và đầu tư phúc lợi xã hội chưa đực quan tâm đúng mức, giá cả giữa 3 khu vực nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ còn chênh lệch gây bất lợi cho người dân, nhất là người nghèo. Chính vì vậy nhóm người DTTS tỉnh Phú Thọ nói chung và huyện Tân Sơn nói riêng vẫn còn tỷ lệ nghèo cao và sự tiếp cận, thụ hưởng an sinh xã hội còn rất hạn chế.

2.3.3.3. Nguyên nhân chủ quan thuộc về người dân tộc thiêu số

Có nhiều nguyên nhân chủ quan thuộc về chính bản thân người DTTS huyện Tân Sơn, đó là thiếu tri thức và kinh nghiệm sản xuất, trình độ canh tác sử dụng tri thức bản địa nhưng còn thô sơ, phong tục tập quán lâu đời còn nhiều lạc hậu, gia đình đông con nhưng vẫn thiếu sức lao động, vốn đất đai, tư liệu sản xuất. Tệ nạn xã hội trong địa bàn xã vẫn thường xuyên xảy ra.

Hầu hết các chính sách mới chỉ chú trọng đến đáp ứng nhu cầu người dân, thậm chí nhiều chính sách còn là cho không. Chính vì thế, sự ỷ lại của người nghèo DTTS vào các chương trình hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức

xã hội đã dẫn đến tình trạng tái nghèo cao vì đa số người dân chưa có quyết tâm ý chí thoát nghèo.

Có thể thấy rằng người nghèo DTTS đang gặp phải rất nhiều khó khăn, nếu không có sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành thì vấn đề nghèo đói, không được đảm bảo an sinh xã hội ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nếu cứ như vậy thì nghèo đói khó có thể giải quyết triệt để trong những năm tới. Công tác xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội của xã trong 3 năm gần đây được huyện, tỉnh đặc biệt quan tâm cho nên đã đạt được những thành tựu đáng kể tuy nhiên chất lượng chưa cao, người DTTS còn chưa tiếp cận và thụ hưởng các chính sách ASXH đầy đủ.

2.3.3.4. Nhóm nguyên nhân từ cán bộ, cơ quan tổ chức thực hiện chính sách

Trình độ cán bộ thực hiện chính sách còn nhiều yếu kém, nhiều cán bộ xã còn hạn chế thông tin về các chính sách pháp luật, chính sách an sinh xã hội đối với người nghèo DTTS, dẫn đến tình trạng thực hiện chính sách còn nhiều bất cập, chưa đem lại hiệu quả cao.

Một số cán bộ chưa tập trung chỉ đạo sát sao, quyết liệt, còn ỷ lại sự giúp đỡ của cấp trên. Cán bộ làm công tác chính sách còn chưa nhiệt tình với công việc, còn ngại khó, ngại khổ, năng lực chuyên trách còn hạn chế, chưa chủ động thực hiện các công việc được giao. Phụ cấp cho cán bộ chuyên trách chưa thỏa đáng (800.000đ/tháng) nên khó có thể làm việc hết mình được.

Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo của huyện chưa thường xuyên tổ chức kiểm tra chỉ đạo dưới cơ sở, một số việc triển khai còn chậm. Cán bộ huyện tăng cường cho cơ sở tham mưu tư vấn cho các ban chỉ đạo đói nghèo ở xã còn hạn chế, chưa có tính năng động, sáng tạo.

Sự phối hợp giữa Bộ, ngành và địa phương đôi khi chưa được chặt chẽ trong tổ chức thực hiện một số chương trình, chính sách. Chưa phát huy đúng mức vai trò của chính quyền địa phương, người dân thụ hưởng chính sách trong tham gia hoạch định, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách.

Nguồn lực thực hiện các chính sách dân tộc hàng năm chưa được cụ thể hóa trong Luật ngân sách nên các Bộ, ngành và địa phương bị động trong việc

xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách. Việc chia sẻ thông tin về phân bổ, bố trí nguồn lực thực hiện chính sách dân tộc chưa được quan tâm đúng mức. Nguồn kinh phí đầu tư thực hiện giảm nghèo từ huyện xuống xã chưa tương xứng với nhiệm vụ đề ra, tiểu ban giảm nghèo các thôn không có kinh phí hoạt động.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Từ cơ sở lý luận tại chương 1, nền tảng cơ sở vững chắc cho người nghiên cứu tìm hiểu và xây dựng được các ý chính trong chương 2. Từ đó triển khai các mục một cách khoa học và có liên kết với nhau hơn. Nhìn chung tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với nhóm DTTS tại huyện Tân Sơn đã đem lại những hiệu quả nhất định, cách chính sách đã tạo nên sự thay đổi tích cực nhất định về mọi mặt trong đời sống của người

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ người dân tộc thiểu số tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)