Phương pháp tổ chức và phát triển cộng đồng trong xây dựng dự án

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ người dân tộc thiểu số tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 71 - 75)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN II : NỘI DUNG

3.2. Một số phương pháp áp dụng trong đảm bảo an sinh xã hội đối với ngườ

3.2.3. Phương pháp tổ chức và phát triển cộng đồng trong xây dựng dự án

“Trồng bưởi kết hợp chăn nuôi gia cầm” nhằm phát triển kinh tế cho người dân tộc thiểu số huyện Tân Sơn.

Phương pháp tác nghiệp tổ chức và phát triển cộng đồng trong đó nhân viên xã hội huy động nguồn nội lực, có sự tham gia của Nhà nước hoặc các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài, để cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống ngừi dân, tăng cường khả năng tự lực của cộng đồng DTTS trong việc giải quyết vấn đề của mình. Khi thực hiện phương pháp CTXH với cộng đồng, nhân viên phát triển cộng đồng xác định vấn đề gặp phải, phân tích tìm nguyên nhân của những vấn đề xã hội của cộng đồng DTTS huyện Tân Sơn, giữa cộng đồng và các cơ quan chức năng, thông qua các chương trình, dịch vụ để tiến hành các hoạt động làm thay đổi, chuyển biến tích cực cộng đồng.

Thực hiện phương pháp tổ chức và phát triển cộng đồng thường là xây dựng các dự án. Để đảm bảo an sinh xã hội cho người DTTS, nhân viên xã hội có thể thực hiện dự án phát triển về kinh tế, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ sinh kế cho người dân. Phương pháp này khơi dậy tiềm năng của cộng đồng, cộng đồng tự lực phát triển về kinh tế, kết hợp với các chính sách về ASXH, hướng tới cộng đồng tự đảm bảo ASXH. Để đảm bảo hơn nữa việc tiếp cận và thụ hưởng chính sách ASXH đối với nhóm DTTS, nhân viên xã hội sử dụng phương pháp PTCĐ trong xây dựng dự án phát triển kinh tế cho người

DTTS huyện Tân Sơn, khi các điều kiện về kinh tế được đảm bảo, người dân có các điều kiện để tiếp cận và thụ hưởng các chính sách về ASXH.

Nhận diện, xác định những nhu cầu và vấn đề cần giải quyết của cộng đồng: Cộng đồng DTTS huyện Tân Sơn hầu hết là các hộ nghèo và cận nghèo, điều kiện kinh tế xã hội ở đây còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất, các dịch vụ công cộng tuy đã được đầu tư nhưng còn nhiều hạn chế, người dân còn khó tiếp cận. Người DTTS trong huyện luôn muốn phát triển kinh tế, khi điều kiện kinh tế phát triển người dân sẽ tự tin thực hiện chức năng xã hội, có điều kiện kinh tế ủng hộ người dân tự đảm bảo ASXH.

Xác định những phương án có thể giải quyết nhu cầu và vấn đề: Vì điều kiện tự nhiên, yếu tố con người và thế mạnh của địa bàn xã đó là nông nghiệp, cụ thể đó là chăn nuôi gia súc, gia cầm và trồng cây ăn quả. Chính vì vậy nên xây dựng dự án về trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi gia cẩm. Cụ thể dự án phát triển cộng đồng được sử dụng đối với nhóm DTTS huyện Tân Sơn đó là “Trồng bưởi kết hợp với chăn nuôi gia cầm”. Đơn vị chủ quản chính là UBND huyện Tân Sơn, người thực hiện là người DTTS trong huyện Tân Sơn. Xác định những tiềm năng hoặc nguồn hỗ trợ từ bên trong và ngoài cộng đồng để có thể giải quyết vấn đề: Bên trong cộng đồng có nguồn lao động dồi dào, người DTTS huyện Tân Sơn có kinh nghiệm sản xuất và cần cù lao động cùng điều kiện tự nhiên thuận lợi và sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền, đoàn thể tại địa phương. Bên ngoài cộng đồng có sự trợ giúp của các cơ quan, công ty, doanh nghiệp về vật chất hoặc tinh thần. Đồng thời nhân viên xã hội kết hợp có hiệu quả các chính sách ASXH trong thực hiện dự án phát triển cộng đồng.

Nhận định những cá nhân hoặc nhóm cộng đồng có khả năng lãnh đạo hoặc điều động trong quá trình phát triển: Trong quá trình họp dân, tập huấn sẽ tìm ra những thành viên tích cực đóng góp ý kiến, có ý tưởng xây dựng dự án để thành lập nhóm nòng cốt điều hành hoạt động dự án trong suốt quá trình. Những thành viên này sẽ th am gia dự án từ đầu đến cuối các hoạt động của dự án và chính là thành viên tham gia thực hiện dự án.

STT Hoạt động Người thực hiện

1 Họp dân

Nhân viên xã hội, chính quyền địa phương và người DTTS huyện Tân Sơn

2 Xây dựng nhóm nòng cốt

Nhân viên xã hội, chính quyền địa phương và người DTTS huyện Tân Sơn.

3

Tập huấn kiến thức về dự án: “Trồng bưởi kết hợp chăn nuôi gia cầm”

Cán bộ phòng Nông nghiệp huyện, NVXH cùng người dân

4 Tìm kiếm nguồn lực NVXH

5 Chuẩn bị vật tư, vật liệu Nhóm nòng cốt và NVXH

6 Tiến hành dự án Nhóm nòng cốt

7 Giám sát, lượng giá dự án Nhóm nòng cốt, NVXH và chính quyền địa phương

8 Tổng kết

Nhân viên xã hội, chính quyền địa phương và người DTTS huyện Tân Sơn

Tiến hành những hoạt động phát triển theo kế hoạch: Thực hiện đúng theo các hoạt động trong kế hoạch, trong khi thực hiện luôn kiểm tra, giám sát, bởi trong quá trình thực hiện sẽ có nhiều vấn đề phát sinh mà NVXH cùng thành viên nhóm nòng cốt cần phải xử lý kịp thời, để đảm bảo tiến độ hoạt động của dự án. Trong quá trình tiến hành những hoạt động NVXH thường xuyên kiểm tra những kết quả thực hiện của từng hoạt động, từ đó đánh giá việc thực hiện các hoạt động tiếp theo.

Đánh giá những hoạt động phát triển và bổ sung kế hoạch hành động tùy theo sự phát triển và hiệu quả của các hoạt động. NVXH cùng nhóm nòng cốt theo sát hoạt động của nhóm, các kết quả và những hoạt động chưa thực hiện được, từ đó tìm kiếm các giải pháp để thực hiện hoạt động hiệu quả hơn. Đánh giá và giám sát hoạt động diễn ra trong toàn bộ giai đoạn của dự án. NVXH cùng nhóm nòng cốt và người DTTS huyện Tân Sơn lượng giá các kết quả đạt được và NVXH tiến hành chuyển giao dự án cho người DTTS trong huyện, đi đến giai đoạn kết thúc dự án.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Sau khi tìm hiểu và phân tích thực trạng công tác hỗ trợ ASXH người DTTS tại huyện Tân Sơn tiếp cận các dịch vụ xã hội, người nghiên cứu tiếp tục vận dụng cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để xây dựng các vai trò, các phương pháp công tác xã hội có thể ứng dụng trong công tác đảm bảo ASXH đối với nhóm đối tượng DTTS. Từ những đánh giá cụ thể của việc thực hiện chính sách, người làm công tác xã hội tiếp tục phát huy những điểm mạnh của người dân và hạn chế những yếu kém, bất cập trong công tác thực hiện chính sách ASXH.

Chương 3 được coi là chương giải pháp, từ những thực trạng cụ thể, dựa vào tình hình thực tế và đặc thù đối tượng để xây dựng các giải pháp phù hợp nhất, đem lại hiệu quả cao nhất. Trong đó, người nghiên cứu ứng dụng các vai trò biện hộ, vận động chính sách nguồn lực của nhân viên xã hội vào công tác thực hiện chính sách ASXH đối với nhóm DTTS huyện Tân Sơn. Đối với các phương pháp trong CTXH, người nghiên cứu vận dụng ba phương pháp đó là CTXH cá nhân, nhóm và phát triển cộng đồng. Tuy nhiên, tại mỗi thời điểm và hoàn cảnh cụ thể, các vai trò và phương pháp công tác xã hội lại được thể hiện một cách linh hoạt sao cho đem lại hiệu quả cao nhất.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ người dân tộc thiểu số tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)