PHẦN I MỞ ĐẦU
PHẦN II : NỘI DUNG
2.2. Hệ thống các chính sách an sinh xã hội đối với nhóm dân tộc thiểu số tạ
2.2.3. Các chính sách hỗ trợ tiếp cận với các dịch vụ xã hội
2.2.3.1. Chính sách về giáo dục
Hệ thống giáo dục đào tạo của huyện trong những năm gần đây có bước phát triển mạnh. Tính đến năm 2013 toàn huyện có trường học là 41, 17 trường mầm non, 17 trường THCS, 17 trường Tiểu học.
(Đơn vị: %)
Nguồn: Số liệu điều tra
Biểu đồ trên cho thấy, học sinh người DTTS tại địa bàn huyện Tân Sơn đã được chính quyền quan tâm, số học sinh được “Miễn, giảm học phí” khá lớn chiếm tới 80%, hầu hết các học sinh được miễn, giảm học phí đều là con em DTTS trong các gia đình nghèo, cận nghèo. Số học sinh được “Hỗ trợ chi phí học tập” chiếm gần 50% tổng số học sinh DTTS. Số học sinh ở lại bán trú tại trường chiếm 19% và được hỗ trợ tiền ăn. Với điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn, được sự quan tâm của chính quyền địa phương, đưa các chế độ trợ cấp đến với các em, giúp các em có một nguồn kinh phí để chi trả cho việc học tập. Được sự quan tâm của Nhà nước nhưng nhiều gia đình DTTS vẫn chỉ muốn con em học hết cấp 1,2 để biết chữ sau đó ở nhà phụ giúp gia đình hoặc dựng vợ, gả chồng sớm.
2.2.3.2. Chính sách hỗ trợ cho người nghèo về nhà ở
Cùng với việc giúp hộ nghèo phát triển sản xuất, tiếp cận các dịch vụ xã hội, tăng thu nhập cải thiện đời sống và giảm tỷ lệ hộ nghèo. Vấn đề hỗ trợ người nghèo về nhà ở cũng là một vấn đề quan trọng. Trong những năm qua Sở LĐTB&XH tỉnh, cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo đã tích cực phối hợp với UBND huyện và cơ quan thành viên tham mưu nhiều giải pháp hỗ trợ người nghèo khó khăn về nhà ở thông qua các hình thức huy động các nguồn lực xã hội. Cụ thể như sau:
Tham mưu cho các ban ngành đoàn thể trong xã hội trợ giúp các thôn bản, trong đó hướng dẫn các đơn vị tập trung hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát. Phối hợp với các cấp, ban ngành, đoàn thể địa phương và nhân dân trong huyện đẩy mạnh cuộc vận động ủng hộ qũy ngày vì người nghèo.
Phát động các tổ chức, hội, đoàn thể, quần chúng và toàn thể nhân dân đẩy mạnh phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hội viên nghèo. Xây dựng phương án hỗ trợ người nghèo khó khăn về nhà ở hàng năm bằng nguồn ngân sách tín dụng của ngân hàng Chính sách thực hiện. Cụ thể các hộ nghèo trên địa bàn huyện được hỗ trợ từ 8 - 10 triệu đồng/hộ để xây dựng nhà ở, xóa nhà tạm, nhà dột nát.
2.2.3.4. Chính sách về y tế
Từ lâu Việt Nam đã được xem như một nước dẫn đầu khu vực trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân mặc dù thu nhập của người dân còn thấp. Huyện đã xây dựng được một hệ thống y tế khá tốt với 20/20 thôn có y tế thôn bản. Trạm y tế là nơi cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh ban đầu. Trạm y tế mặc dù vẫn là cơ quan y tế của nhà nước những năm gần đây mức viện phí tăng lên rất nhiều, tuy nhiên Chính phủ đã có hình thức Bảo hiểm y tế như một cách làm giảm rủi ro và góp phần bảo vệ người dân phải trả những khoản chi phí lớn. Hiện nay phần lớn người bệnh phải trả hầu hết các khoản chi phí chăm sóc y tế. Ngày 15/10/2002 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 139/2002/QĐ-TTg về việc khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo.
Tân Sơn, là huyện có địa bàn rộng, dân cư phân bố rải rác, địa hình chính là đồi núi. Nhưng những năm gần đây được sự quan tâm của Huyện ủy, HĐND, UBND các cấp chính quyền và toàn thể các ban ngành đoàn thể xã hội trong tỉnh, huyện đã sớm triển khai thực hiện chính sách của Nhà nước về chăm sóc sức khỏe y tế cho nhân dân, đặc biệt là chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo và dân cư ở vùng sâu vùng xa. Đây là một chinh sách quan trọng trong chương trình mục tiêu Quốc gia về xóa đói giảm nghèo và đã thu được một số kết quả nhất định.
Hằng năm số người được thụ hưởng chính sách khám chữa bệnh ngày càng nhiều lên. Trong thời kỳ mới chi phí chăm sóc sức khỏe đã trở thành mối quan tâm của toàn dân. Các vấn đề sức khỏe không thể biết trước được hậu quả của nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chăm sóc sức khỏe cho người nghèo.
Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo là rất quan trọng, nếu không có chính sách hỗ trợ thì người nghèo sẽ hạn chế đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe, bên cạnh đó đã là người nghèo thì điều kiện sinh hoạt khó khăn, thiếu thốn thường xuyên mắc bệnh tật. Không có nguồn hỗ trợ viện phí thì họ không có khả năng thanh toán và lại luẩn quẩn trong vòng đói nghèo.
(Đơn vị: %)
Nguồn: Số liệu điều tra
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế trong nhóm DTTS
Hiện nay người DTTS tại địa bàn đều được cấp thẻ BHYT miễn phí chiếm tới 74,6%, có một số người DTTS đi làm, đi học tại nơi khác mua thẻ BHYT tại nơi làm và học để tiện cho việc khám chữa bệnh chiếm 15,4%. Như vậy có thể thấy người DTTS đã được thụ hưởng những quyền lợi vốn có của mình, đây cũng là một điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện vai trò Công tác xã hội trong việc đảm bảo an sinh xã hội đối với đồng bào DTTS huyện Tân Sơn